QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP DỰ TỈNH ĐỨC MẸ LA VANG TẠI VIỆT NAM

Vào cuối tháng 8 vừa qua, Bề Trên Tổng Quyền, soeur Cléonice và một Tổng Cố Vấn, soeur Réjane đã có chuyến thăm kinh lý Vicariat Việt Nam. Qua những cuộc tiếp xúc và gặp gỡ từng chị em trong Vicariat, Bề Trên Tổng quyền đã nhận định rằng Vicariat có đủ điều kiện để trở thành một Dự-Tỉnh. Do đó, sau khi về Pháp, Bề Trên Tổng quyền đã họp bàn với ban Tổng Cố Vấn, tất cả nhất trí biểu quyết: nâng Vicariat Việt Nam lên thành Dự -Tỉnh Đức Mẹ La Vang - Việt Nam, với 2 tu viện được thiết lập là:
1.  Tu viện Long Khánh với Bề Trên là chị Marie Thérèse Nguyễn Thị Hằng
2.  Tu viện Bình Triệu với Bề trên là chị Marie Jean Nguyễn Thị Nga.
và trong khi chờ đợi Dự-Tỉnh-Hội đầu tiên được tiến hành, Ban Tổng Cố Vấn đã chọn chị Marie Jean Nguyễn Thị Nga làm đại diện Bề Trên Tổng quyền tại Dự Tỉnh.



Và  thứ bảy, ngày 27/09 vừa qua, các chị em vĩnh khấn đã có
 cuộchọp mặt tại nhà Tam Thái. trong buổi họp mặt đó, chị Marie Jean Nguyễn Thị Nga đã cộng bố quyết định của Bề Trên Tổng Quyền: NÂNG VICARIAT VIỆT NAM LÊN THÀNH DỰ -TỈNH ĐỨC MẸ LAVANG. và cộng bố quyết định triệu tập Dự-Tỉnh-Hội đầu tiên vào hai ngày 21 và 22 tháng 11 năm 2014, tại nhà Tam Thái với thành phần tham dự là chị Đại Diện Bề Trên Tồng Quyền và tất cá các chị vĩnh khấn.
Xin hiệp lời cầu nguyện Dự -Tỉnh-Hội đầu tiên được diễn ra tốt đẹp



BỔN MẠNG THÁNG 10


XIN HIỆP LỜI CẦU NGUYỆN 

VÀ CHÚC MỪNG LỄ CÁC CHỊ EM TRONG THÁNG 


THÁNG 10

NGÀY
LỄ
QUAN THẦY
01/10
Lễ thánh Têrêxa






Sinh nhật
* Chị Hằng (TD)
* Bổn mạng các em Tuyển Sinh
*Rửa tội: Dì Trưởng ,Chị Cẩm ,Chị Thảo, Chị Mỹ Tiên (TSức),  chị Giêng , chị Loan ,chị Trâm, chị Hường

* Ir. Maria Edith – Guadalupe
*  Ir. Eugnia Miranda – Rosaire
02/10
Sinh nhật
* Ir. rsula Bandeira – Mẹ Anastasie
03/10
Sinh nhật
* Ir. Maurília Reis – Rosaire
04/10
Thánh Phanxico Assisi
Sinh nhật
*Chị Khiêm

* Ir. Clara Maria – Mẹ Anastasie
06/10
Sinh nhật
* Ir. Nilce Velozo – Mẹ Anastasie
07/10 



lễ Mẹ Mân Côi       


Sinh nhật
* Bổn Mạng Hội Dòng
* Chị Thủy Tiên
* Rửa tội: Chị Lan, chị Thắm,    chị Mỹ Tiên, chị Khiêm
* Ir. Cleonice Cardoso – Rosaire ( BTTQ)
09/10
Sinh nhật
* Ir. Celia Saucedo – Rosaire
12/10
Sinh nhật
* Ir. Madalena Faria –       Guadalupe
14/10
Sinh nhật
* Ir. Maria Irene – Rosaire
15/10
Sinh nhật
* Ir. Efignia – Mẹ Anastasie
16/10 
Lễ thánh Maguerite
* Chị Tươi .
18/10
Sinh nhật
* Ir. Tnia Goreti – Rosaire
* Ir. Irenilda – Guadalupe
19/10
Sinh nhật
* Ir. Sandra Ede – Guadalupe
20/10
Sinh nhật
* Ir. Nadir Rodrigues –   Rosaire
21/10
Sinh nhật
* Ir. Neusa Vicente – Rosaire
* Ir. Simone Rezende – Guadalupe
26/10
Sinh nhật
* Ir. Vera Siqueira – Rosaire
* Ir. M. Lucrcia – Rosaire
30/10
Sinh nhật
* Ir. Amlia Teixeira – Rosaire

 

* Ghi Chú:     * Từ ngày31/10 đến 02/11: Làm tuần tam nhật                                 Mừng Kính Thánh Martinô Porres, 

                            Đấng BảoTrợ Cộng Đoàn.



          

BÍ MẬT CỦA HẠNH PHÚC


1. Cuộc sống của bạn phải có mục đích và ý nghĩa


Chắc chắn đã từng có những lúc bạn tự hỏi mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình là gì?

Đó chính là lúc bạn đang trăn trở tìm hướng đi và ý nghĩa cho cuộc sống của mình, đó là lúc bạn đã ý thức được và có khát vọng đi tìm niềm vui và hạnh phúc thực sự. Một nhà hiền triết đã từng nói "Cuộc hành trình lớn nhất của một đời người là đi tìm chính bản thân mình, trải nghiệm và thử thách tất cả để tìm ra mình là ai", hay là "tận lực tri thiên mệnh".

Bạn sinh ra và lớn lên trong cuộc sống này chắc chắn không phải chỉ để tồn tại, hay làm cái bóng của người khác và bạn cũng chẳng bao giờ muốn mình làm nền cho bất kỳ ai. Bạn phải là chính bạn.

Bạn nên biết rằng sự tồn tại của bạn đã làm thay đổi rất nhiều điều xung quanh. Những chặng đường bạn đi qua, những công việc bạn đã và đang làm, những người bạn từng gặp, tiếp xúc hay kết bạn ắt hẳn sẽ khác đi nếu không có bạn. Bạn đã để lại một dấu ấn rất riêng trong công việc, trong tình cảm, ký ức kỷ niệm hay trong tâm hồn của họ va bạn sẽ còn tác động đến thế giới xung quanh bởi những ý tưởng, ước mơ, hòai bão và hành động cụ thể, hay đơn giản hơn là sự tồn tại của chính bạn.

Bạn có thể bận bịu với công việc hay chú tâm tới một điều nào đó trong một giai đọan của cuộc sống, nhưng sau cùng bạn sẽ luôn thức tỉnh bởi những khát vọng, ước mơ từng có trong tiềm thức, hay đôi khi ngay từ thuở thiếu thời. Và điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của bạn. Mục đích cuộc sống có thể là điều mà mãi mãi đến sau này, qua quá trình trải nghiệm để trưởng thành bạn mới tìm ra hay đôi khi, nó đã được định hình ngay từ những năm tháng khi bạn bắt đầu biết cảm nhận cuộc sống.

Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều có mối liên hệ với nhau và ít nhiều bị ảnh hưởng qua lại bởi những suy nghĩ, việc làm, quyết định của những người xung quanh, đôi khi bởi cả sự tồn tại đơn thuần của họ.

***

Các nghiên cứu trên những người trưởng thành trên thế giới những năm gần đây đã chứng minh một trong những dấu hiệu chính xác nhất cho thấy một người có hạnh phúc hay không tùy thuộc vào việc người đó có định hướng cho mình một ước mơ, mục đích sống hướng thiện, hay có quan tâm đến người khác hay không. Khi sống mà không có mục đích cụ thể hay sống trong vị kỷ, 70 trong số 100 người cảm thấy cuộc sống của mình bấp bênh và vô nghĩa, còn khi có một mục tiêu cụ thể, dám hành động và biết chia sẻ thì gần 70/100 người lại cảm thấy hài lòng và cảm nhận được niềm vui và ý nghĩa của cuộc sống.






2. Hãy tìm cách để bạn cảm thấy hạnh phúc


Ai trong chúng ta cũng biết rằng những người hạnh phúc và những người không cảm thấy hạnh phúc lúc mới sinh ta đều như nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống cả hai nhóm người này lại hành động khác nhau để tạo ra - cũng như để củng cố tiếp tục tình trạng của mình. Những người hạnh phúc luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, tìm kiếm điều mới và làm những việc giúp họ cảm thấy vui vẻ, còn những người không cảm thấy hạnh phúc thì lại tiếp tục cố thủ trong suy nghĩ, định kiến hay làm những chuyện khiến họ ngày càng thất bại và cảm thấy phiền muộn hơn.

***

Dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ một người đang hướng đến sự hòan thiện hay một doanh nghiệp đang phát triển vững mạnh là gì? Trước tiên học phải xác định rõ mục tiêu cụ thể trong cuộc sống hay một chiến lược kinh doanh đúng đắn rồi sau đó, lập ra chiến lược để hòan thành mục tiêu đặt ra. Điều đó còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người hay của người đứng đầu công ty.

Sự thực này hòan tòan có thể áp dụng cho cuộc sống thường nhật của bạn. Trước tiên, hãy xác định xem bạn thật sự muốn gì, và sau khi gạt bỏ tất cả những điều không đáng quan tâm, bạn hãy cố gắng hết sức để thực hiện những gì bạn cho là cần thiết.

Thật buồn cười là trẻ thơ lại biết rõ chúng muốn gì và làm thế nào để có được những gì chúng muốn. Bất cứ đứa trẻ nào cũng biết rằng nếu cố vòi vĩnh, thì cuối cùng chúng sẽ được ăn kem và nếu gây ồn ào, chúng sẽ bị la mắng. Bọn trẻ biết rằng luôn phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định nhưng chúng vẫn có thể nghĩ ra cách nào đó để đạt được những gì mình muốn.

Việc tìm kiếm hạnh phúc của người lớn cũng giống như việc đứa bé cố gắng có được cây kem vậy. Bạn cần phải xác định rõ bạn quan tâm đến điều gì, điều gì làm bạn hạnh phúc và điều gì khiến bạn muộn phiền. Chỉ bằng cách ấy, bạn mới có thể tìm ra con đường đến với hạnh phúc cho chính mình.

***

Tất nhiên không phải tất cả những người hạnh phúc đều luôn gặt hái thành công, và người bất hạnh lúc nào cũng gặp thất bại. Thực tế cho thấy rằng người hạnh phúc và người bất hạnh có cảm nhận và kinh nghiệm sống khá giống nhau.

Điều khác biệt là - đa số những người bất hạnh thường bi quan và thường dùng gấp đôi quỹ thời gian để tự dằn vặt, nuối tiếc về những biến cố, buồn phiền, sai lầm hoặc thất vọng đã qua trong cuộc sống. Đôi khi họ còn thi vị hóa nỗi buồn, hay nói một cách khác, họ không dám dũng cảm từ bỏ nỗi đau mà muốn mang theo nó suốt đời với những lý giải mà theo họ là có lý.

Ngược lại, những người hạnh phúc lại luôn có cách nhìn tích cực, có khuynh hướng đi tìm cái mới và tin tưởng vào những tia hy vọng có thể thắp sáng lên tương lai và ngày mai của học cho dù có thể họ đã từng có một quá khứ đau buồn hay một hiện tại bấp bênh.


SƯU TẦM TRÊN INTERNET

LỜI CHÚA CN XXVI- TNA: VÂNG LỜI

(Mt 21, 28-32):
“Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho!”
Nghe câu chuyện dụ ngôn này, tôi vẫn hay thắc mắc về ý nghĩa của việc ‘đi làm vườn nho’ vì đôi khi nó không rõ ràng lắm. Từ lâu tôi đã nghĩ thật đơn giản: sống lành thánh, làm các việc lành phước đức, thi hành các việc tồng đồ, truyền giáo… tức là ‘làm trong vườn nho’ của Chúa rồi còn gì! Sau này tôi mới phát hiện ra khái niệm này xem ra không ổn khi áp dụng vào trường hợp cụ thể của hai người con trong dụ ngôn: đứa vâng ngoan trước lời kêu mời của người cha nhưng đã không đi, còn đứa ngang bướng rốt cuộc rồi lại ‘đi làm vườn nho’. Qua câu chuyện này tôi thấy hình như Đức Giê-su đã suy nghĩ rất khác: Người không phân thính giả thành hai loại ‘người vâng’ hay ‘người không vâng’, nhưng ngay trong mỗi thính giả vốn đã sẵn biện chứng ‘vâng và không vâng’, rốt cuộc họ vẫn được đánh giá qua việc ‘đi làm vườn nho’ mà thôi. Nhưng làm vườn nho hệ tại ở điều gì, theo tâm tưởng của Đức Giê-su?
Thói thường thì ai cũng hiểu là lời nói không trọng hơn việc làm. Khi sử dụng cùng một khái niệm này Đức Giê-su đã cho thấy: đối với Nước Thiên Chúa, sống tội lỗi như ‘những người thu thuế và những cô gái điếm…’, hoặc sống lương thiện công chính như các thượng tế và kỳ mục trong dân (đối tượng chính của dụ ngôn) vẫn chỉ là những lời nói ngang bướng hay vâng ngoan. Người còn cho thấy rõ, điều quan trọng hơn chính là ‘thi hành ý muốn của người cha‘, đó là ‘đi làm vườn nho’, tức là tin và tiếp nhận sứ điệp kêu gọi sám hối mà Gio-an Tiền Hô đã khởi sự và Đức Giê-su tiếp tục kêu mời. Như thế Người chỉ cho thấy một điều làm đảo lộn tất cả: ‘đường công chính’ hệ tại ở việc thi hành sám hối hơn là ở việc có sống ngay lành hay không; “Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy”. Sám hối đây chưa hẳn là đã sửa đổi được mình, cho dầu nỗ lực vươn tới là dấu chỉ cần thiết của chân thành sám hối, nhưng chính yếu hệ tại ở việc đón nhận ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho. Sứ điệp của Gio-an “Hãy sám hối!”, tức là hãy cải tà qui chính trong nội dung luân lý, đã được chính Đức Giê-su cập nhật: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng cứu độ!” tức là tin vào Đức Ki-tô Giê-su mạc khải tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Sứ điệp này quả chất chứa một nội dung rất Tin Mừng! Trong số những người thu thuế và gái điếm tin vào Gio-an không phải tất cả đều đã đổi đời hoàn lương, nhưng tất cả họ đều đã khám phá ra và đón nhận lòng thương xót cứu độ của Thiên Chúa và tin vào Tin Mừng. Chính ở điểm này mà họ trở nên hơn hẳn các thượng tế và kỳ mục, tức các đấng bậc được coi là vị vọng trong dân, vì họ đã trở nên ‘công chính’ theo Tin Mừng; “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”. Như thế rõ ràng là để vào được Nước Trời, điều kiện quan trọng hơn cả là, thông qua sám hối những lỗi lầm đã phạm, mỗi người nhận ra tình yêu cứu độ Thiên Chúa đang tuôn đổ trên mình, và khiêm tốn mở lòng đón nhận. Các Pha-ri-sêu đã không thể đạt tới được sự công chính ấy; “Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.”
Nếu quả là như thế thì cuộc sống mỗi Ki-tô hữu chúng ta đều chất chứa cả hai phần: nói và làm. Riêng phần ‘nói’ nhiều lúc có thể là vâng ngoan, vì đã giữ đạo tử tế, đã làm các việc lành phước đức, đã có không ít các nỗ lực tu thân tích đức, sống bác ái, tông đồ phục vụ v.v…, nhưng đồng thời cũng có những hồi ngang ngược vì các yếu đuối lỗi lầm đã phạm. Nhưng cho dầu đã ‘nói’ thế nào đi nữa, thì lúc này đây, điều quan trọng hơn hết đối với mọi người vẫn phải là ‘đi làm vườn nho’, tức là khiêm tốn nghe lời kêu gọi sám hối của Gio-an để thật lòng tin vào Tin Mừng cứu độ mà Đức Ki-tô Giê-su đã mang lại. Có thể tôi ‘đi làm vườn nho’ vì tôi vốn ngoan hiền, và như thế là tuyệt vời vì tôi nói và tôi đi làm, nhưng cũng có lúc (và có lẽ trường hợp này còn nhiều hơn!) tôi đã từng nói ‘không đi’ nhưng rồi trong tác động của ân sủng tôi đã ‘… hối hận, nên lại đi’.
Đối với Tin Mừng trường hợp sau này có vẻ lại càng ý nghĩa hơn, vì sự ngang bướng rõ ràng dẫn tới hối hận, và trở thành động lực thúc đẩy ‘đi làm vườn nho’. Chính các yếu đuối lầm lỡ đã phạm có thể giúp ta dễ dàng hơn khám phá ra lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, để rồi… ‘sám hối và tin vào Tin Mừng’. Và như thế vô hình chung đã biến ‘Con không đi!’ ngang bướng trở thành cho ta ‘tội hồng phúc’, như thánh Âu-tinh đã từng diễn đạt cảm nghiệm của riêng ngài. Đáng lý ra toàn bộ cuộc sống Ki-tô hữu ngay từ đầu đã phải trọn vẹn là ‘vâng con đi’ và ‘đi làm vườn nho’, bởi vì qua Bí Tích Thánh Tẩy lãnh nhận họ đã công khai nói lên điều đó. Tuy nhiên thực tế cuộc sống cho thấy ngay cả nơi các Ki-tô hữu vẫn luôn tồn tại một ‘biện chứng’ giữa ‘vâng và không’, đúng như nội dung của dụ ngôn ‘hai người con’. Và vì không một ai nằm ngoài qui luật biện chứng này nên sám hối và lãnh nhận Bí Tích Cáo Giải vẫn luôn phải chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của tất cả mọi Ki-tô hữu trải qua các thời đại. Phải chăng thái độ ‘sám hối và tin vào Tin Mừng cứu độ’ mà cao điểm được diễn đạt nơi tòa giải tội, mới chính là việc ‘đi làm vườn nho’ của mỗi người chúng ta, và qua đó chúng ta được trở nên công chính?
Hơn ai hết, vì là Linh Mục nên tôi đã phải luôn nói ‘vâng’ với lời kêu mời sám hối và đón nhận lòng Chúa xót thương, thế nhưng hơn bất cứ ai khác, tôi phải biến lời ‘vâng’ này thành hành động: mau mắn lên đường ‘đi làm vườn nho’ Tin Mừng của Chúa. Chính tôi cũng cần sám hối không ngừng!
Lạy Cha từ nhân, cha không ngừng mời gọi con, cũng như mời gọi hết thảy mọi người, ‘đi làm vườn nho’ của Cha, vườn nho của đón nhận lòng từ ái và xót thương bao la. Rất có thể con đã tự cho mình là đứa con vâng ngoan vì ơn gọi tu sĩ và linh mục mà Cha đã ban cho con suốt trong những năm tháng dài đời con, nên đôi lúc con thấy không cần phải đi thêm nữa. Con đã từng đáp lại tiếng Cha mời gọi bằng câu thưa: “lạy Chúa, con đây”, thế nhưng vẫn luôn có nguy cơ ‘nhưng rồi lại không đi’. Xin cho con ít quan tâm hơn tới ‘nói’ và tập trung hơn vào ‘đi làm’ trong vườn nho của sám hối và đón nhận trọn vẹn lòng thương xót cứu độ của Cha. A-men.
Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty, SDB

VẺ ĐẸP CỦA CUỘC SỐNG

Hôm nay bạn có hai sự lựa chọn. Bất kể hoàn cảnh của bạn như thế nào, đó là cuộc đời. Dù bạn cảm thấy cô đơn thế nào,
những người khác vẫn ở bên bạn. Dù căn phòng của bạn có tối như thế nào, những tia nắng vẫn xuyên qua cửa sổ nhà bạn. Vẻ đẹp vẫn luôn đầy ắp xung quanh bạn. Bạn có thể lựa chọn đón nhận hay chối từ nó. Tôi hy vọng bạn đón nhận nó. 

*** 
 Bước chầm chậm Tản bộ cùng bạn bè Đi dạo trong nắng sớm Nhìn ngắm Quan sát Nhìn thấy mọi vẻ đẹp xung quanh bạn Nhìn ngắm vẻ đẹp trong lành của sớm mai. Một giọt nắng vàng chiếu qua khung cửa. Bầu trời trong lành không một gợn mây. Bạn mở mắt, mỉm cười và chào đón ngày mới. Nhìn thấy vẻ đẹp trong chiếc cốc nhiều màu sắc. Màu xanh, màu đỏ và màu đen – và thưởng thức quả dâu tây chín mộng với một niềm vui nho nhỏ. Nhìn thấy vẻ đẹp trong cơn giông bão. Đám mây đen cuồn cuộn trên bầu trời. Bên dưới là những tán lá chuyển mình trong gió dữ dội. Tiếng sấm rung và ánh chớp chói lòa cả một khung trời. Những hạt mưa không ngừng rơi và ngớt cũng nhanh như khi bắt đầu. Và tất cả sự bình yên vốn có quay trở về. Nhìn thấy vẻ đẹp trong sự hồi hộp của thể thao. Xem sự vui sướng của đội giành chiến thắng và khuôn mặt âu sầu của người thất bại. Với tất cả sự căng thẳng, bạn theo dõi những pha thi đấu của các đội chơi. Thấy được vẻ đẹp trong một bông hoa đứng trơ trọi một mình. Xung quanh là bê tông và bụi bẩn, bông hoa vươn lên và tỏa sáng rạng ngời vẻ kiều diễm của nó. Nhìn ngắm vẻ đẹp trong mặt hồ yên ả. Những đàn cá con tung tăng bơi lội. Những mảng rêu phong bám xung quanh mang một vẻ nên thơ cho khung cảnh. Cạnh đó, hai chú chó con đang chơi đùa, nghịch ngợm với vũng nước đọng lại. Chiếc đuôi vẫy vẫy đầy vẻ phấn khích. Khám phá vẻ đẹp trong một cuốn sách đã mua cách đó mấy ngày và đọc ngấu nghiến ngay khi mang về nhà. Bạn như thả hồn vào thế giới của trang sách trong suốt 5 giờ liền. Nhìn thấy vẻ đẹp trong buổi hoàng hôn. Những tia nắng cuối cùng của một ngày dài như muốn hôn tạm biệt trái đất. Xuyên qua những tòa nhà cao tầng hay những tán lá xanh, ánh mặt trời hắt lại và khuất dần. 

***
 Di chuyển Chạy bộ 
 Chạy đua với bạn bè 
 Rảo bước dọc những con đường vương đầy ánh trăng 
 Cho đi 
 Trò chuyện
 Chia sẻ 
 Nhìn thấy vẻ đẹp nơi những người xung quanh bạn 
 Chia sẻ vẻ đẹp với một người lạ trên bãi biển. Cô ấy đang đi dạo cùng một chú chó. Bạn đang ngồi và tận hưởng bình minh. Khi cô ấy bước lại gần, cô ấy mỉm cười và chào bạn ngày mới. Chia sẻ vẻ đẹp với một ông chủ tiệm bách hóa gần nhà bạn. Khi bạn bước vào, ông nở nụ cười tươi và chào đón bạn. Bạn cảm thấy được trân trọng. Ông ấy luôn thể hiện như thế. Và mỗi lần như vậy, bạn đều cảm thấy thích thú. Chia sẻ vẻ đẹp cùng với âm nhạc và những bài hát. Khi bạn đắm mình trong cảm giác thoải mái và thư giãn, một bản nhạc ghi ta vang lên. Những âm điệu sâu lắng và nồng nàn mang đến một không gian thật sự rất tuyệt vời. Chia sẻ vẻ đẹp với người bán báo. Có thể cô ấy không mời, bạn cũng có thể hỏi mua một tờ báo. Cô ấy đáp lại với một nụ cười nở trên môi. Bạn trao cho cô ấy năm ngàn. Cô trao cho bạn tờ báo. Có thể chẳng có tin tức gì thú vị, thì đồng tiền của bạn cũng đã được sử dụng tốt. Chia sẻ vẻ đẹp với một người bạn. Bạn kể cho bạn của mình một câu chuyện cười. Niềm vui đã trao thêm cho một người nữa. Chia sẻ niềm vui với một em bé. Mọi thứ trong một em bé đều mới mẻ và kỳ diệu. Đôi mắt mở to tròn, cậu bé như được khám phá thế giới xung quanh mình. Cậu bé mỉm cười ngay khi bạn cười với em. 

***
 Tung tăng 
 Ca hát 
 Nhảy múa với bạn bè 
 Suy tư 
 Cảm nhận 
 Học hỏi 
 Nhìn thấy mọi vẻ đẹp xung quanh bạn 
 Là vẻ đẹp của việc học tập. Chuẩn bị những bài kiểm tra với sự nỗ lực. Làm bài tập Không đúng Thử lại Ồ! Bạn dần hiểu ra những điều vốn khó khăn với mình. Bạn sẵn sàng với kỳ thi sắp tới. Là vẻ đẹp của sự ngớ ngẩn. Nhìn vào gương lúc sớm mai mới tỉnh giấc, bạn nhìn thấy khuôn mặt mình trông ngớ ngẩn làm sao. Chỉ một lúc sau, khuôn mặt ấy chợt trở nên đáng yêu và thông minh hơn nhiều. Là vẻ đẹp của yên lặng. Bạn ngồi xuống chiếc ghế quen thuộc với một tách cà phê – nhẹ nhàng thưởng thức mẩu bánh ngọt mình yêu thích. Từ từ cảm nhận hương vị cà phê và cả cái hít hà và âm thanh khi bạn ăn nữa. Bạn thử nghe và thấy vui vui! Là vẻ đẹp của niềm vui và thỏa thích. Bạn đứng lặng ngắm một ngọn sóng từ xa tiến vào, chầm chậm, rồi dâng lên cao và nhấc bổng bạn lên. Vẻ kiêu căng của ngọn sóng đầy sự thách thức. Nó tiến đến, đâm vào bờ cát. Bạn chơi đùa, nhảy cùng những đợt sóng. Bạn tận hưởng niềm vui trước sóng biển. Hãy là vẻ đẹp của tình yêu. Ngụp lặn trong vẻ đẹp của thế giới xung quanh mình. Dường như chúng quá nhiều với bạn. Bạn cảm thấy đôi tay mình, ánh mắt mình, con tim mình không đủ rộng để nắm lấy và tận hưởng. Bạn biết ơn quá nhiều vì điều đó. 

***
 Bạn đã thấy những vẻ đẹp nào? Những vẻ đẹp nào bạn đã sẻ chia? Những vẻ đẹp nào bạn đang có? Dakota Keep dreaming for the better life!

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XXV TN-A





SỰ CÔNG BẰNG TRONG NƯỚC THIÊN CHÚA



 “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn” (Mt 20,13) Thoạt nghe qua, chúng ta dễ có cảm tưởng rằng dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay có vẻ không được hợp tình hợp lý cho lắm. Những người thợ làm việc lâu giờ hơn, vất vả hơn, vẫn không được trả lương cao hơn. Tại sao ông chủ vườn nho lại trả lương đồng đều cho tất cả các thợ, khi họ bắt đầu làm việc vào những thời khắc khác nhau. Theo lẽ thường tình, điều này xem ra có vẻ như ông chủ chơi không đẹp, không “fair play” chút nào. Vấn nạn này chắc chắn sẽ được khơi lên, nếu chúng ta ở vào vị thế của những người thợ đã cực nhọc nắng nôi suốt cả ngày mà cũng chỉ nhận được một đồng giống như những người khác. Xét theo lô gíc thông thường, ông chủ đã sử xự một cách bất công . Trong đám tang của ông ngoại tôi, lần đầu tiên, tôi được nghe giải thích ý nghĩa của dụ ngôn. Vị linh mục nói về người đã chết, một tân tòng mới gia nhập đạo Công giáo trên giường bệnh trước khi ông nhắm mắt xuôi tay, giống hệt như người thợ được mướn làm vườn nho lúc xế chiều. Vị linh mục đó cũng vay mượn một hình ảnh khác rất giản đơn để so chiếu. Ví dụ như nhiều người đi xe lửa đã đặt vé từ trước khá lâu, và họ đã có chỗ. Một số khác lại mua vé vào phút chót, cuối cùng cũng có chỗ dành cho họ, và họ cũng đến được nơi giống những người đã đặt vé rất lâu từ trước. Ông của tôi cũng vây, ông cũng đã đạt đến quê trời vào những giây phút muộn màng trong cuộc đời mình. Điều này khiến chúng tôi là những lớp trẻ hàng con cháu cảm thấy rất an lòng. Thiết nghĩ, điểm nhấn của dụ ngôn, là Đức Giêsu muốn những người được gọi mướn đầu tiên, phải biết quảng diễn lòng thương cảm đối với những thợ khác được gọi mướn trễ hơn. Nhưng làm cách nào để có thể khơi dậy lòng yêu thương này, vẫn còn là một vấn đề nhức nhối và khó chịu đối với chính cá nhân tôi. Một phụ nữ cùng học Kinh Thánh với tôi trong nhiều năm, đã giúp tôi hiểu dụ ngôn dưới một góc cạnh khác. Chị ta là một phụ nữ đơn độc, một mình nuôi 3 đứa con nhỏ sau khi ông chồng bỏ rơi chị. Chị ta ít học, lại không có kinh nghiệm quán xuyến gia đình và ít khả năng giao tiếp. Ngày này sang ngày khác, tại văn phòng xin việc làm, chị ta vẫn kiên nhẫn xếp hàng đợi chờ, mặc dù hy vọng của chị rất mong manh. Khi đọc dụ ngôn hôm nay, chị ta mới khám phá ra một điều, là những người thợ đứng đó suốt cả ngày để chờ được thuê mướn, không phải là những con người biếng lười. Họ sẵn lòng đi làm nếu có người đến thuê họ. Nhưng họ phải chịu đứng không và vẫn chờ, vẫn đợi, có lẽ vì họ già yếu, không đủ sức khỏe, lại ít khả năng, và không thể đảm nhận những công việc nặng nhọc như những người khỏe mạnh khác. Những người thợ đứng đội nắng cả ngày không tìm được việc làm, giống như trường hợp của chị ta, một con người đã trải nghiệm sự nghiệt ngã khi cứ phải lặng lẽ đứng xếp hàng rồng rắn tại văn phòng xin việc làm, hết ngày này sang ngày khác, đầy kiên nhẫn. Khi suy tư phần cuối của dụ ngôn, chị ta nghiệm ra rằng nếu ông chủ vườn có trả công cho người thợ đợi chờ suốt cả ngày, đồng đều như những người khác, điều đó cũng rất hợp lý. Như trường hợp của chị, làm sao chị có tiền để nuôi 3 đứa con? Những người thợ đã làm suốt cả ngày từ sáng đến chiều, họ cũng hài lòng vì họ đã được trả lương sòng phẳng để họ có đủ tiền trang trải chi phí, nuôi sống gia đình. Sự công bằng trong trật tự Nước Trời, chị ta suy luận, chính là ở chỗ tất cả mọi người vào giây phút cuối cùng trong ngày, đều có tiền để sống, không cần xem khả năng của họ ra sao. Sự công bằng của Thiên Chúa không phải là điều chúng ta đắc thủ được do công cán hay sức lực, và việc Thiên Chúa thưởng công cũng không phải được cân đo theo khả năng làm việc của từng người. Cách giải thích này, xem ra gần sát với cái nhìn của những khán giả khi nghe Đức Giêsu giảng dạy. Họ là những con người đang đói, đang khát, đang phải đấu tranh để được sống. Lời khẳng định của ông chủ vườn nho, là ông ta đã không hành xử bất công đối với những người thợ đầu tiên, là một thách đố đối với những ai đang giữ những vị thế đặc quyền trong xã hội bấy giờ, để giúp họ giám định lại cảm thức của họ về sự công bằng xem như thế nào. Những người thợ làm từ sáng đâu có thiệt thòi gì, đâu có lỗ lã gì, nếu những người làm sau hết cũng được trả lương giống như họ. Câu hỏi của ông chủ vườn nho trong câu 15 của bài Tin mừng hôm nay, đã nêu bật sự ghen tương, chính là đầu mối gây ra biết bao đổ vỡ trong đời sống cộng đoàn. Ông chủ đã nêu câu hỏi “ Hà cớ gì mà mắt bạn ghen tị khi thấy tôi đối xử tốt lành (agathos) như thế ? Câu hỏi đó gợi nhắc lòng nhân hậu của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên mọi người cách đồng đều, không loại trừ ai. Nó cũng đá động đến khó khăn thường xảy ra nơi chúng ta, vì con người chúng ta bản tính hay ghen tị khi thấy người khác cũng được hưởng nhận sự tốt lành từ nơi Thiên Chúa, ngay cả khi cuộc sống chúng ta đã đầy ắp ân huệ được Thiên Chúa ban trao một cách nhưng không, chỉ do lòng tốt của Ngài mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, sự công bằng mà Thiên Chúa thực thi hoàn toàn không theo nguyên tắc quy phạm và đường lối xét định của con người. Thiên Chúa yêu thương con người, không phải vì con người xứng đáng hưởng nhận tình yêu ấy. Nhưng tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa yêu thương, chỉ vì Thiên Chúa muốn yêu thương con người. Barbara E. Reid OP Văn Hào, SDB chuyển ngữ

SUY NIỆM LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

Ba cuộc đời - ba cách chết

(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Trên đồi Golgotha cách đây hơn hai ngàn năm, có 3 tử tội trên thập giá. Ba con người đều chết trên thập giá với ba thái độ khác nhau. Đó chính là Thầy Giêsu ở giữa. Một người bên hữu được gọi là trộm lành. Một người bên tả truyền thống vẫn gọi là trộm dữ. Tại sao cùng một hoàn cảnh mà cách thức đón nhận lại khác nhau? Đâu là điểm khác biệt giữa ba con người?
Trước hết đó là Thầy Giêsu, một con người đã tự nguyện vác thập giá để cứu độ chúng sinh. Ngài chấp nhận đi vào cái chết không phải do tội của mình mà vì tội của nhân gian. Ngài đã chết để thí mạng vì bạn hữu. Cả cuộc đời của Ngài đã sống vì người khác. Ngài đã sống một cuộc đời để yêu thương và yêu thương cho đến cùng. Ngài đã đi đến tận cùng của yêu thương là thí mạng mình vì bạn hữu. Cái chết của Ngài là bằng chứng cho tình yêu. Đau khổ Ngài chịu cũng vì yêu thương nên Ngài không than vãn, không uất hận vì đời đen bạc. Không nguyền rủa cuộc đời vì những gánh nặng đang đè trên vai. Vì yêu đối với ngài không chỉ là tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, mà còn dám chết cho người mình yêu được sống và sống dồi dào. Thế nên, đau khổ đối với Ngài là niềm vui. Và ngài đã đi vào cái chết trong thanh thản vì đã hoàn thành sứ mạng đời mình: "yêu thương và phục vụ cho" người mình yêu. Ngài không hối tiếc về cuộc sống đã qua. Ngài không hối hận vì việc mình đã làm. Ngài rất vui vì đã đi trọn con đường của tình yêu. Ngài đã trút hơi thở cuối cùng trong an bình khi Ngài nói cùng nhân loại "mọi sự đã hoàn tất" và nói cùng Chúa Cha "Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn trong tay Cha".
Người thứ hai là anh trộm lành. Anh là một tội nhân. Anh đón nhận hình phạt và cái chết vì chính tội của mình. Nhưng anh là một con người biết phải trái. Anh biết việc mình làm là đáng tội, là đáng phải chịu hình phạt. Cuộc đời anh chưa làm điều gì tốt cho tha nhân. Anh đã sống một cuộc đời chỉ làm hại người khác. Thế nên, anh đã nói với Chúa: "Tôi đã bị như thế này là xứng đáng với tội của tôi". Anh đón nhận thập giá để đền bù những lầm lỗi đã qua. Anh chấp nhận cái chết nhục nhã như là hình phạt đích đáng vì tội của mình. Anh đã tìm được bình an trong giờ phút cuối cùng của đời người. Anh cũng biết rằng anh không xứng đáng chung phần hạnh phúc thiên đàng với Thầy Giêsu, anh chỉ mơ ước Thầy Giêsu nhớ tới anh khi Thầy về thiên đàng. Đối với anh thập giá là cơ hội để anh để anh đền bù lầm lỗi. Thập giá là nhịp cầu đưa anh vào thiên đàng. Thế nên, anh đón nhận thập giá với lời xin vâng theo mệnh trời. Anh không oán trời, oán đất. Anh đi vào cái chết với tâm hồn thanh thản vì anh đã đền bù những lầm lỗi của quá khứ cuộc đời.
Người thứ ba là anh trộm dữ. Anh lao vào cuộc đời như con thú đang tìm mồi. Cuộc đời anh chỉ tìm hưởng thụ cho bản thân. Vì ham muốn danh lợi thú anh đã sẵn sàng hạ thấp nhân phẩm mình và chà đạp phẩm giá của tha nhân. Anh đang có nhiều toan tính để hưởng thụ. Thế nên, anh không chấp nhận thập giá trên vai anh. Anh không chấp nhận kết thúc cuộc đời bằng cái chết bi thảm trên thập giá. Anh đòi quyền sống. Sống để hưởng thụ. Anh nổi loạn vì đời anh còn quá trẻ, còn quá nhiều tham vọng nên anh không thể chấp nhận cái chết đến với mình. Thế nhưng, anh vẫn phải chịu hình phạt vì tội của mình. Công lý đòi buộc anh phải thi hành, dầu anh không muốn. Thập giá làm cho anh đau khổ. Cái chết làm cho anh nổi loạn. Anh nguyền rủa trời, nguyền rủa đất và xúc phạm cả đến Thầy Giêsu, một con người đang phải chịu cái chết vì đã liên đới với anh. Anh đã chết trong sự hoảng loạn và khổ đau.
Mỗi người chúng ta đang sống một cuộc đời cho chính mình. Mỗi người chúng ta đang đón nhận thập giá với thái độ khác nhau. Có người chấp nhận thập giá để đền tội. Có người chấp nhận thập giá vì lòng yêu mến tha nhân. Và cũng có người đang từ chối thập gía trong cuộc đời. Hạnh phúc hay đau khổ tuỳ thuộc vào việc chọn lựa sống của chúng ta. Nhưng dù con người có muốn hay không? Thập giá vẫn hiện diện. Thập giá của bổn phận. Thập giá của hy sinh từ bỏ những tham lam bất chính, những ham muốn tội lỗi, những ích kỷ tầm thường. Đón nhận thập giá sẽ mang lại cho ta tâm hồn bình an vì đã sống đúng với bổn phận làm người. Đón nhận thập giá còn là cơ hội để ta đền bù những thiếu sót trong cuộc sống của mình và của tha nhân. Đón nhận thập giá còn là cơ hội để ta tiến tới vinh quang phục sinh với Chúa trên thiên đàng.
Nguyện xin Chúa là Đấng đã vui lòng đón nhận thập giá vì chúng ta, nâng đỡ và giúp chúng ta vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa. Xin giúp chúng ta biết sống một cuộc đời hy sinh cao thượng để chúng ta không hối hận vì quá khứ, nhưng luôn bình an vì đã sống chu toàn bổn phận của mình với lòng mến Chúa, yêu người. Amen.


NGHI THỨC NHẬN VÀO TUYỂN SINH

Cũng vào ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, 08-09 vừa qua, trong giờ chầu Thánh Thể sốt sắng và nghiêm trang, chị Bề Trên Phụ Tỉnh đã đón các em tuyển sinh mới, vào tìm hiểu ơn gọi của Hội Dòng.


















NGHI THỨC VÀO NHÀ THỬ

Nghi thức đón tiếp
Trong giờ Chầu Thánh Thể chiều ngày 08/09, lễ Sinh Nhật Đức maria vừa qua, tại cộng đoàn Bình Triệu đã diễn ra nghi thức nhận các em Tuyển Sinh vào Nhà Thử. Sau đây là danh sách sáu em Thỉnh Sinh năm 2014-2015:
1. Anna Trần Thị Bích Phượng
2. Maria Vũ Thị Luyến
3. Maria Mai Kim Liên
4. Maria Nguyễn Thị Thê
5. Têrêxa Đỗ Thị Hường
6. Maria Đỗ Thị Thiều

Nghi thức thẩm vấn và thỉnh nguyện
Trao tràng hạt Mân Côi
Chụp hình lưu niệm với chị giáo

HỌC YÊU

Trong lần linh thao chuẩn bị khấn lần đầu của tôi, khi tôi đồng hành với cha linh hướng , cha có hỏi tôi một câu không ăn nhập gì cả với chủ đề tôi đang trình bày với cha, cha hỏi: "con có nhớ gì về thời thơ ấu của con không, kể cho cha nghe với, càng chi tiết càng tốt?". Như bắt trúng tần số, tôi kể cho cha nghe về thời thơ ấu của mình, tôi kể từng chi tiết theo yêu cầu của cha, tôi còn nhớ rõ cả những suy nghĩ lúc đó của tôi nữa.
Nghe tôi kể trong thinh lặng, thỉnh thoảng cha lại rút trong hộp khăn giấy đưa cho tôi một tờ giấy vì tôi đã khóc khi kể lại quãng đời khi tôi còn bé. Sau khi nghe tôi kể xong và chờ cho tôi bớt thổn thức, cha nói với tôi rằng: "con cần phải học yêu, đó là điều mà cha có thể khuyên con lúc này, chỉ khi con học yêu được rồi thì mọi vấn đề của con sẽ được giải quyết."
Lời khuyên của cha linh hướng làm tôi suy nghĩ rất nhiều trong suốt tuần linh thao, bao nhiêu câu hỏi được đặt ra: Tôi phải học yêu ai? Tôi phải học yêu như thế nào? Tôi phải bắt đầu ra sao và từ đâu?... Và tôi cầu nguyện với Chúa, tôi ngồi với Chúa Giê-su Thánh Thể suốt 3 giờ, tôi nói với Chúa về những lời cha linh hướng đã nói với tôi, về những câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi, và tôi hỏi Chúa là tôi phải làm gì.
Có lẽ là do tôi "năn nỉ" nhiều quá, lại còn "mè nheo" nữa nên cuối cùng Ngài cũng trả lời cho tôi vì sợ tôi giận Ngài, bởi tôi đã nói là "nếu Chúa không trả lời cho con thì từ nay con không hát cho Chúa nghe nữa, con giận Ngài luôn", chả là tôi vẫn thường hát cho Chúa nghe một vài bài hát trước khi tôi đi ngủ, tôi biết là Chúa thích nghe hát, nhìn mặt Ngài là biết liền.
Và đây là những điều tôi nghe được từ Anh Giê-su của tôi:

1.Yêu ai

Chúa nhắc tôi về việc có lần một người kinh sư đến hỏi Chúa về giới răn nào trọng nhất, Chúa đã trả lời rằng giới răn quan trọng nhất là mến Chúa yêu người(x. Mc 12,28-33). Vậy là câu trả lời tôi đã có, nhưng có rồi thì lại nảy sinh vấn đề là nói yêu thì dễ nhưng để thực hành tôi phải làm sao?

2.Yêu như thế nào?

Sau buổi thuyết trình về lòng thương xót cùa Thiên Chúa, vị Linh Mục hỏi giáo dân của mình xem có ai còn thắc mắc gì nữa không, một cánh tay giơ lên, một người đàn ông tóc đã hoa râm từ từ rời khỏi vị trí và tiến dần lên giảng đài, bước đến gần vị Linh Mục, ông ta bất thần giơ tay tát ngài một cái như trời giáng. Quá bất ngờ, ngài cũng giơ tay của mình lên, cả cử tọa như nín thở chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Vị Linh Mục nhìn thẳng vào người đàn ông đang đứng trước mặt mình rồi từ từ dặt bàn tay của mình lên vai của ông và nói: cám ơn ông vì ông đã dạy tôi biết rằng thương mến người gây đau khổ cho mình thật là khó.
Điều vị Linh Mục nói trên đây thật là đúng, ai trong chúng ta đã trải qua kinh nghiệm này thì mới hiểu được. Khi chúng ta muốn xây dựng hòa bình mà người khác lại muốn chiến tranh, như tác giả Thánh Vịnh đã nói: "hễ tôi nhắc đến hòa bình là họ lại muốn gây chiến với tôi".
Vậy thì tôi phải yêu như thế nào đây? Điều này thì Chúa Giê-su đã dạy rằng: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 15,12). Chúa đã yêu để rồi chết nhục nhã trên cây thập giá, biến cây thập giá thành cây Thánh Giá cứu chuộc loài người, và Ngài cũng muốn ta yêu như Ngài đã yêu.

3.Tôi phải bắt đầu ra sao?

Chúa bảo tôi phải bắt đầu thay đổi suy nghĩ của mình, vì cuộc sống này không bao giờ có thể hoàn hảo được, nó chỉ hoàn hảo khi tôi chấp nhận là nó không hoàn hảo. Cũng vậy, tôi và anh em tôi, chúng ta đều là con người nên chúng ta cũng có những khi mắc phải sai lầm. Tôi không dám tự hào để nói là tôi chưa bao giờ mắc phải sai lầm nào, vì tôi nói như vậy là tôi nói dối. Vậy khi tôi đã chân nhận là  mọi sự thế gian này chỉ là tạm thời thì tôi cũng dễ dàng hơn trong cách tôi xử sự với tha nhân.
Thánh Giacôbê trong thư gởi cho các tín hữu của ngài, ngài đã nói cho chúng ta nghe về sự không ngoan thật và khôn ngoan giả(Gc 3,13-18), trong đó, ngài cho chúng ta thấy hoa trái của sự khôn ngoan là thanh khiết, hiền hòa, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt(Gc 3,17). Như vậy  để có được sự khôn ngan thì chúng ta cần cầu xin Chúa, Chúa Giê-su đã nói với chúng ta là "anh em cứ xin thì anh em sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho"(Lc 11,9).

4.Tạm kết

Đây là những gì tôi nghe được nơi anh Giê-su của tôi, tôi chia sẻ cho mọi người. Còn riêng mỗi người thì Giê-su cũng đang nói và mong mỗi người nghe được tiếng Ngài. Tôi chỉ tạm kết vì tôi tin chắc rằng Anh Giê-su của tôi sẽ còn nói nữa. Tôi đang chờ nghe tiếng nói của Ngài. Bạn nên nhớ rằng chỉ duy nhất con người là loài có khả năng đón nhận hay từ chối những lời yêu thương mà Thiên Chúa ngỏ với con người. Ngài là Thiên Chúa mà Ngài đã hạ cố để nói với con người bằng ngôn ngữ của con người(Dt 1,1-2a), (Dei Verbum 12), rồi còn chưa thỏa lòng yêu thương con người, Ngài lại cho Con của Ngài đến thế gian , để cứu con người khỏi sự diệt vong. Bạn còn chờ gì nữa mà chưa đáp lại lời Ngài.



Hoa Đất

Tháng 9/2014