Tuần Tĩnh Tâm năm của các khối


Chiều ngày 31/07, các chị Học Viện đã bước vào tuần tĩnh tâm năm 2014, tại dòng Phanxico- Thủ Đức. Các chị sẽ có một tuần để gặp gỡ Chúa, để trút cho Chúa những mệt mỏi, ưu tư của công việc, của học hành trong năm qua, để tìm ra được thánh ý Chúa trên con đường dâng hiến, cũng như tìm thấy sự bình an trong tâm hồn để tiếp tục dấn thân trong sứ vụ.


Ngày 01/08, Các chị Nhà tập và Các em Nhà thử cũng bước vào tuần tĩnh tâm năm của mình, để chuẩn bị cho những giai đoạn mới trong bước đường theo Chúa: các chị Nhà Tập dòng chuẩn bị cho lời tiên khấn, các chị nhà tập giáo luật thì chuẩn bị cho sứ vụ của mình tại các cộng đoàn, còn các em Nhà Thử sẽ chuẩn bị cho mình một tâm hồn sốt sắng để bước vào năm Tập Giáo Luật.
 
Xin cùng hiệp ý cầu nguyện đặc biệt cho các chị em đang tĩnh tâm để các chị nhận được nhiều ơn Chúa Thánh Thần, để tuần tĩnh tâm của các chị đạt được kết quả tốt, giúp các chị thăng tiến trên con đường theo Chúa.

Bế mạc khóa thần học hè 2014




 Sáng ngày 31/7, các chị  theo học khóa thần học hè 5 năm đã tham dự thánh lễ bế mạc khóa thần học hè năm 2014 tại hội trường Gioan Baotixita, trong khuôn viên của Trung Tâm Mục Vụ thuộc Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tháng học vừa qua, các chị đã thu nhận được những kiến thức, những điều hay, để từ đó tăng thêm lòng yêu mến Chúa nơi các chị và thúc bách các chị dấn thân hơn trong tác vụ mà Hội Dòng sẽ trao phó trong niên học mới.





Quy luật tình yêu

Quy luật tình yêu.


Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau.
Sòng phẳng: Cho bằng Nhận
Ích kỷ: Cho ít hơn Nhận
Vị tha: Cho nhiều hơn Nhận
Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng:
- Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng.
- Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi.
- Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn.
Ích kỷ:
- Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền nhiều mua được nhiều, tiền ít mua được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm đâu thể đong đếm theo cách đó.
Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích kỷ ngạc nhiên:
- Tôi nói vậy không đúng à?
- Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông 2 gói hành lý của anh bên Cho thì nhẹ bên
Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói được câu đó.
Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu. Sòng phẳng thoáng bâng khuâng:
- Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả đâu. Có những người cho tôi nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình yêu cha mẹ cho tôi gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là tôi Nhận nhiều hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng nhờ có sự bù trừ như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau.
Ích kỷ tán thành:
- Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh hành. Nhiều người thích sòng phẳng cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân giò, bà thò chai rượu”.
Sòng phẳng trầm ngâm:
- Đôi khi tôi cũng không thích sống thế này đâu. Luôn phải tính toán nhiều – ít, luôn phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang bên kia. Tôi thấy mệt mỏi và nhiều lúc trống rỗng, vô cảm.
Ích kỷ:
- Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính toán. Nhưng tôi phải tính sao cho Nhận về mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ cho mình thôi mà.
- Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không? Sòng phẳng hỏi.
- Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh trong lòng: Mình có bị mất mát gì không? Cho như thế có nhiều quá không?
- Anh có người yêu không?
- Có chứ. Tôi rất yêu người yêu tôi là đằng khác. Nhưng tôi luôn lo sợ. Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì tôi chẳng được gì. Tôi không muốn nhận về tay trắng. Đó là nỗi ám ảnh của tôi.
Tàu qua cầu vượt sông Âu Io. Tiếng xình xịch của đầu máy át lời tâm sự của Ích kỷ. Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và Sòng phẳng lúc này mới nhớ tới người bạn đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn yên lặng lắng nghe. Khi thấy hai bạn hướng mắt về mình mới khẽ khàng cất lời:
- Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của anh Sòng phẳng thuần túy là của bộ óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính vì vậy anh luôn thấy căng thẳng, mỏi mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ yêu ghét rõ ràng, nhưng tình yêu của anh là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình quá mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có phải không hai anh?
Ích kỷ và Sòng phẳng đang mải nghĩ ngợi nên không trả lời. Vị tha nói thêm:
- Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi không cân – Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho người mình thương yêu được hạnh phúc. Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy.
- Đủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên. Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải còn ít đi mới phải.
Vị tha mỉm cười:
- Đấy là về mặt vật chất, là quy luật trong Toán học thôi. Quy luật của tình yêu thì khác.
Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho các anh.
Ích kỷ và Sòng phẳng nhìn gánh hành lý của Vị tha, lại nhìn hành lý của mình, lòng chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến ga Tình yêu. Tàu chạy chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn.
Ngước nhìn vào sân ga, Sòng phẳng và Ích kỷ đều trông thấy dòng chữ có nội dung Vị tha vừa nhắc đến. Hai người rất đỗi ngạc nhiên vì họ đi trên chuyến tàu nhiều lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao giờ thấy hàng chữ đó. Thực ra quy luật của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ những ai có trái tim nhạy cảm mới thấy và thấu hiểu.
Bạn thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên sân ga Tình yêu nói gì vì tôi chắc bạn cũng đoán ra được. Để kết thúc câu chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ về những người sẽ đón 3 hành khách của chúng ta cùng hành lý Cho và Nhận của mỗi người: Đón Sòng phẳng là Khô khan, Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an và người đón đợi Vị tha chính là Hạnh phúc
 Dạ An sưu tầm

Lễ khấn dòng năm 2014





Thông báo về lễ khấn Dòng năm 2014

Vicariat Thánh Thể Xuân Lộc Việt Nam   xin thông báo:

Năm nay, thánh lễ khấn dòng sẽ được tổ chức vào lúc 09h00 ngày thứ sáu ngày 22-08-2014 do Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo Phận Xuân Lộc chủ sự và Mẹ Bề Trên Tổng Quyền Cleonic Cardoso sẽ hiện diện để nhận lời khấn của các chị em. Xin cùng hiệp ý cầu nguyện cho các chị trung thành với ơn gọi của mình trong Hội Dòng và trong Vicariat.

Văn phòng Vicariat Thánh Thể Xuân Lộc - Việt Nam.





Tập viện

Nhà Tập Giáo Luật năm 2014-2015
Đây là giai đoạn:
+ Đào sâu cảm nghiệm của mình về Thiên Chúa nhờ việc gặp gỡ Chúa thật. Cần có giờ im lặng riêng tư với Chúa. Ghi  lại những gì đã xảy ra.
+  Vun trồng đời sống huynh đệ chị em. Nhờ hiểu biết và cảm nghiệm về chị em, cộng đoàn và nhất là ơn gọi và yêu mến.

+ Biết dùng việc học để thăng tiến bản thân để chu toàn sứ mạng và công cuộc rao giảng Tin Mừng. Đó là biết  nghĩ đến tương lai mà chuẩn bị nhờ có đời sống tâm linh, đời sống nội tâm.
Nhà Tập dòng năm 2014-2015

giai đoạn tìm hiểu


Đây là giai đoạn khơi dậy ơn gọi nhân bản và Kitô hữu tức là ơn gọi làm con người và làm con Chúa qua khoa nhân bản và qua Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thêm Sức.
  Đây là thời gian giúp cho một dự tu dần dần từ bỏ lối sống theo thế tục và dần  dần tiến vào nếp sống tu trì .( được định hướng nhờ các chị lớn).

CHÚA NHẬT XVII TN-A

 Hạnh phúc trong tầm tay – Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Người ta kể rằng khi thư viện lớn nhất tại thành phố Alexandre bên Ai Cập bị đốt cháy, chỉ có một quyển sách còn nguyên vẹn. Nhìn bên ngoài thì đây chỉ là một quyển sách tầm thường như bao quyển sách khác. Nhưng có lẽ đây là quyển sách quí giá nhất thế giới, vì bìa lưng của nó chứa đựng bí mật về một viên đá quí. Viên đá này chạm đến đâu thì tất cả đều biến thành vàng. Hàng chữ viết trên bìa lưng của quyển sách cho biết thêm viên đá quí này nằm lẫn lộn trong muôn nghìn viên đá khác tại bờ Bắc Hải. Về hình thù nó giống như mọi viên đá khác. Chỉ khác có điều là trong khi những viên đá khác sờ vào thấy lạnh, thì viên đá quí này lại nóng. Một nông dân nghèo đã tình cờ mua được quyển sách và khám phá ra bí mật ấy. Ông ta bán tất cả tài sản và lên đường đi tìm cho bằng được viên đá quí. Ông cắm lều bên bờ biển Bắc Hải và ngày ngày ông nhặt từng viên đá lên xem. Cầm lên viên đá nào là ông ném xuống biển. Nguyên một năm ròng rã, mỗi ngày ông lặp đi lặp lại cùng một động tác ấy. Nhặt một viên đá rồi ném xuống biển. Nhưng ông vẫn chưa tìm được viên đá nóng. Viên đá nào cũng lạnh cả. Ông lại tiếp tục công việc ấy một năm nữa, nhưng vẫn chưa tìm được viên đá quí, thế rồi một buổi chiều nọ, bàn tay của ông bỗng rực nóng lên khi chạm đến viên đá. Nhưng thói quen nhặt đá để ném xuống biển đã trở thành một thứ bản năng, không chống lại nỗi nữa. Vì thế người nông dân cũng ném luôn viên đá ấy xuống biển. Ông đã để kho tàng tuột khỏi tay ông.
Có một lúc nào đó chúng ta sẽ tự hỏi mình sống để làm gì? Cuộc sống này có ý nghĩa gì với tôi? Có lẽ câu trả lời hoàn chỉnh nhất đó là sống để đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc là gia tài quý báu nhất mà cả nhân loại này hằng khao khát tìm kiếm hằng ngày, hằng giờ. Cả nhân loại hằng đổ xô đi tìm. Có những người mất cả đời để đi tìm hạnh phúc nhưng vẫn không bao giờ toại nguyện. Có những người dám đánh mất cả tiền tài, công sức để đạt cho bằng được hạnh phúc mình mong đợi, thế rồi lại thất vọng chán chường và lại tiếp tục tìm kiếm.
Hạnh phúc chính là viên ngọc quý, là gia tài mà bằng mọi giá mình phải đạt cho bằng được, mình phải bằng mọi cách để bảo vệ, để gìn giữ nó mãi trong cuộc đời của mình.
Nhưng kho tàng hạnh phúc đó ở đâu? Làm sao ta có thể đạt được nó? Có người cho rằng hạnh phúc chỉ có khi người ta có lắm của nhiều tiền. Có người cho rằng hạnh phúc ở trong công danh, sự nghiệp. Điều đó đúng không sai. Nhưng nếu chỉ vì tiền, vì tình, vì công danh sự nghiệp mình bán rẻ lương tâm, đánh mất phẩm giá làm người liệu rằng ta có hạnh phúc hay không? Nếu phải chọn lựa giũa hạnh phúc tạm thời và hạnh phúc vĩnh cửu ta sẽ chọn điều gì?
Có những người vì chỉ muốn có tiền nên gian tham, trộm cắp, lừa đảo. Họ có niềm vui khi có được đồng tiền bất chính nhưng liệu rằng niềm vui đó sẽ tồn tại bao lâu?
Có những người vì tình mà ăn ở bất chính, vụng trộm, chồng chung vợ chạ, liệu rằng có còn xứng đáng vói nhân phẩm của một con người hay không?
Có những người vì địa vị mà chà đạp, hạ bệ, vùi dập người khác liệu rằng họ có được một tâm hồn an bình hay đầy lo âu sợ hãi?
Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta phải có một chọn lựa. Chọn lựa giữa cái vĩnh cửu và cái tạm thời. Chọn lựa trần gian mau qua hay nước trời vĩnh cửu. Chọn lựa một cách dứt khoát không nửa chừng. Vì thà mất một mắt, một tay, một chân mà vào nước trời còn hơn là nguyên vẹn mà phải sa hỏa ngục. Chọn lựa phải có sự đánh đổi. Đánh đổi cả gia tài, những gì mình có để mua lấy nước trời. Như trường hợp người thanh niên giầu có muốn có hạnh phúc, Chúa đã bảo anh: "Hãy bán hết của cải mà cho người nghèo, rồi đi theo tôi". Chọn lựa phải có sự thiệt hơn như Phêrô đã từng hỏi: "Chúng con bỏ mọi sự theo Thầy, chúng con sẽ được gì?". Chọn lựa phải có sự liều lĩnh, một ăn cả hai ngã về không. Đem bán hết gia tài để mua thuở ruộng, để mua viên ngọc. Tóm lại, nếu phải đánh đổi vì hạnh phúc nước trời mà mình phải nghèo đói, mất công ăn việc làm, mất cả địa vị xã hội mình vẫn phải đánh đổi. Vì suy cho cùng tiền tài danh vọng chỉ là của đồng lần, nay người mai ta. Nó không dành riêng cho mình, và mình cũng không chiếm hữu nó trọn đời.
Thế nên, người Kitô hữu phải có sự khôn ngoan như Salômôn. Ông không xin cho giầu có hay có đủ tài năng để đánh bại quân thù. Ông xin sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa. Không phải là khôn ngoan thế gian. Khôn ngoan biết chọn lựa theo thánh ý Chúa. Khôn ngoan biết phân định đâu là thiện đâu là ác. Khôn ngoan để hành động theo đúng với luân thường đạo lý, đúng với lẽ phải, đúng với nhân phẩm một con người là "nhân linh hơn vạn vật". Một con người có lý trí, ý chí, tự do chứ không phải hành động theo bản năng và thiếu trách nhiệm về hành vi của mình.
Xin Chúa cho chúng ta sự khôn ngoan để chúng ta đi tìm Nước Trời. Vì Nước trời là một kho tàng quý giá, chúng ta phải bằng mọi cách để đổi lấy cho bằng được. Vì nước trời là viên ngọc quý, chúng ta phải trân trọng và bằng mọi giá gìn giữ và bảo vệ. Xin Chúa cho chúng ta luôn biết chọn lựa gia tài vĩnh cửu Nước Trời hơn là những của cải trần gian mau qua. Vì "được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào được ích gì? Amen.


BIẾT MÌNH ĐỂ HÒA VỚI MÌNH

BIẾT MÌNH ĐỂ HÒA VỚI MÌNH
“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,39)
“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Nói rõ hơn: Ngươi phải yêu người thân cận như yêu chính mình. Như thế, Chúa Giêsu có dạy các môn đệ “ghét” bản thân họ đâu. Đúng hơn, phải yêu mình, hơn nữa, yêu mình còn là chuẩn mực để so sánh: yêu người thân cận như yêu chính mình. Phải nhấn mạnh như thế vì xem ra một số Kitô hữu hiểu lầm rằng Chúa dạy phải yêu thương tha nhân và phải ghét chính mình!
Lại thêm một hiểu lầm nữa khi nghĩ rằng, tưởng cái gì khó khăn chứ còn yêu mình thì quá dễ! Thực ra suy nghĩ đó chỉ là cái nhìn ở bề mặt chứ không phản ánh hoàn toàn thực tế. Biết bao lần trong cuộc đời, xuất hiện trong tâm trí ta những tiếc nuối: Giá mà mình có được chiều cao lý tưởng của anh chàng kia! Giá mà mình có được nước da trắng hồng của cô hoa khôi nọ! Giá mà mình được sinh ra trong gia đình danh giá đó! Giá mà mình được nổi tiếng như thế!... Rất nhiều và rất nhiều những thứ “giá mà”. Và hàm ẩn bên trong những “giá mà” đó là gì? Lại chẳng phải là sự phủ nhận chính mình, không chấp nhận con người thật của mình hay sao? Rồi từ đó là đủ thứ mặc cảm tự ti xen lẫn tự tôn, rồi ghen tị, giận dỗi, oán hờn, trách móc, có khi cả cuộc đời không thoát ra được.
Vậy phải hiểu thế nào về lời kêu gọi của Chúa Giêsu: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24)? Như đã trình bày trong bài trước, khi trở về trong thinh lặng và cô tịch, chúng ta khám phá và nhìn nhận những hình ảnh giả tạo về bản thân. Khi đó lời mời gọi của Chúa Giêsu cũng được đón nhận trong một ánh sáng mới: Hãy từ bỏ cái tôi ích kỷ, cái tôi xác thịt đi. Sự từ bỏ ấy là đòi hỏi hết sức khó khăn, cho nên được sánh với việc vác thập giá hằng ngày.
Tóm lại, yêu mình, sống hài hòa với chính mình, hóa ra không phải là chuyện dễ dàng và đơn giản. Để thực sự sống hài hòa với bản thân, phải nhận ra sự độc đáo của chính mình, khám phá tình yêu vô điều kiện nơi Thiên Chúa, nhờ đó biết chấp nhận chính mình và yêu chính mình.
1. Nhận ra sự độc đáo của mình
Mỗi người là một nhân vị độc đáo. Đã và sẽ không bao giờ có một người khác giống như bạn hoặc tôi. Chúng ta không cao trọng hơn, cũng chẳng thấp kém hơn bất cứ ai, nhưng mỗi chúng ta là chính mình, một con người độc đáo, không thể thay thế. Mỗi người có một vai trò riêng trong vận hành huyền nhiệm của vũ trụ và kế hoạch của Thiên Chúa. Điều quan trọng không hệ tại ở địa vị lớn hay nhỏ, nhưng là chính mình, trong vai trò của mình.
Trong thực tế của lịch sử, nhân loại thường rơi vào một trong hai thái cực, cả hai thái cực đều phản bội tính độc đáo của nhân vị. Thái cực thứ nhất là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Chủ nghĩa này đề cao tính độc đáo của mỗi cá nhân nhưng lại hiểu tính độc đáo như là sự tách biệt khỏi mọi người và biến mình thành cái rốn của vũ trụ. Từ đó, tha nhân trở thành hỏa ngục, vật cản đường tiến bộ của cái tôi ích kỷ và ngạo mạn. Lối sống đó xem ra đề cao cái gọi là tính độc đáo nhưng thực ra chỉ đề cao cái tôi ích kỷ và hủy diệt tính độc đáo của tha nhân. Thái cực thứ hai là chủ nghĩa tập thể, ở đó người ta hủy diệt sự độc đáo của mỗi cá nhân, biến mọi người thành những con số, nhân danh lợi ích của tập thể và tương lai của một nhân loại mới. Thế nhưng một khi cá nhân không được tôn trọng đúng phẩm giá của họ thì làm sao có được tương lai của nhân loại mới, có chăng là tương lai của nhà tù!
Một câu truyện mang chất thiền có khả năng diễn tả phong phú hơn những lý luận:
“Một vị vua trồng cạnh lâu đài mình đủ thứ cây và vườn cây của nhà vua có cảnh sắc tuyệt đẹp. Cảnh sắc ấy cũng là nguồn vui và thư giãn cho nhà vua mỗi khi đi dạo. Rồi một ngày kia vua phải đi xa. Khi trở về, ông vội vã ra thăm vườn và hết sức đau lòng khi thấy cỏ cây trơ trụi.
Ông đến gần cây hoa hồng vốn cung cấp những cánh hoa nhan sắc tuyệt vời, hỏi xem có chuyện gì đang xảy ra. Cây hoa hồng tâm sự: “Tôi nhìn thấy cây táo kia và tự nhủ chẳng bao giờ mình sinh sản được những trái ngon như thế, rồi tôi chán nản và khô héo”.
Nhà vua lại đến thăm cây táo đang tàn úa và nghe nó kể lể: “Tôi nhìn cánh hồng kiêu sa đang tỏa hương và tự nhủ sẽ chẳng bao giờ tôi được đẹp đẽ và dễ thương như thế, rồi tôi bắt đầu khô héo”.
Thế rồi nhà vua phát hiện một cánh hoa bé bỏng vẫn tràn đầy sức sống. Khi được hỏi thăm, cánh hoa tâm sự: “Tôi cũng sắp úa tàn vì thấy mình không có vẻ đẹp của đóa hồng, cũng chẳng có trái ngon của cây táo, nhưng rồi tôi tự nhủ: Nếu nhà vua, vốn là người giàu có và quyền lực, không muốn tôi có mặt trong cánh vườn này, thì ông đã bứng tôi đi lâu rồi. Còn nếu nhà vua muốn giữ tôi lại, hẳn là vì ông muốn tôi là tôi chứ không là cái gì khác. Kể từ đó, tôi vui tươi và vươn cao sức sống hết sức có thể”.
2. Tình yêu vô điều kiện
Theo kinh nghiệm tự nhiên, tình yêu nơi con người luôn luôn kèm theo điều kiện nào đó: tôi yêu người này vì họ đẹp, tôi yêu người kia vì họ giàu, tôi yêu người nọ vì họ hợp sở thích với mình. Nghĩa là hàm trong cái gọi là tình yêu, vẫn có bóng dáng của cái tôi ích kỷ, cái tôi xác thịt. Khó có thể hình dung một tình yêu hoàn toàn “vô điều kiện”. Khởi đi từ kinh nghiệm cụ thể đó, khi nói đến tình yêu nơi Thiên Chúa, người ta cũng dễ hình dung một thứ tình yêu “có điều kiện”, cho dù miệng vẫn nói đến từ “tình yêu nhưng không”. Cũng vì thế, nhiều khi người ta đến với Chúa bằng những tính toán y như với người thế gian: Xin Chúa nhớ kỹ, con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con đấy! (x. Lc 18,12).
Đàng khác, phải chăng tự thâm sâu tâm hồn, chúng ta vẫn tin rằng có một tình yêu hoàn toàn vị tha và thanh khiết? Phải chăng vì thế chúng ta trầm trồ thán phục Mẹ Têrêxa Calcutta khi thấy bà yêu thương và phục vụ những con người không đáng yêu chút nào! Phải chăng vì thế mà cả thế giới ngỡ ngàng và khâm phục khi thấy Đức giáo hoàng Phanxicô ôm hôn “người mặt quỷ”?
Trực giác đó hoàn toàn chính xác. Vâng, có một tình yêu như thế. Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng tình yêu hoàn toàn “cho không”, vô điều kiện. Ngài không yêu thương tôi và bạn với điều kiện là chúng ta phải thế này, thế khác. Chúng ta cũng chẳng chiếm được tình yêu của Chúa bằng cách này, cách khác. Tình yêu của Chúa là tình yêu của Đấng “cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5,45). Một bài tình ca ngày xưa diễn tả rất chính xác: “Tình cho không, biếu không. Bạn không bán, cũng chẳng mua được tình yêu”(L’amour, c’est pour rien. Tu ne peux pas le vendre. Tu ne peux l’acheter). Erich Fromm hoàn toàn có lý khi ông phát biểu, “Tình yêu là một thái độ chung nhất đối với mọi người mọi vật, kể cả với chính mình”.
Thiên Chúa yêu thương mỗi người như họ là, dù có tệ hại đến đâu. Thế nên cảm nghiệm của các nhà thần bí về việc Thiên Chúa yêu thương chúng ta hơn chúng ta yêu thương mình là điều hoàn toàn chính xác. Chính tình yêu đó khơi nguồn cho chúng ta để có thể tập sống tình yêu vô điều kiện trong cuộc đời.
3. Chấp nhận và yêu chính mình
Nhận ra sự độc đáo của mình và khám phá tình yêu vô điều kiện nơi Thiên Chúa, đây là những nền tảng giúp ta chấp nhận và yêu thương chính mình như mình là, bằng một tình yêu vô điều kiện.
Trước hết là yêu chính thân xác hiện có của mình. Xem ra hơi lạ, có ai lại không lo cho thân xác mình được khỏe mạnh và đẹp đẽ đâu, chỉ sợ không đủ điều kiện tài chính thôi! Đúng như thế. Nhưng cũng lại có một thực tế khác là nhiều khi chúng ta không chấp nhận thân xác của mình. Không chấp nhận vì nó già nua, xấu xí, tật nguyền, không đạt chuẩn của các hoa hậu! Có khi không chấp nhận vì lý do xem ra rất đạo đức: thân xác này là nguyên cớ gây ra tội lỗi trong đời, làm tôi xa cách Chúa! Ấy là chưa kể đến quan niệm nhị nguyên âm thầm chi phối đời sống thiêng liêng, với ý nghĩ rằng phải hủy diệt thân xác này đi thì linh hồn mới bay bổng lên với Chúa được!
Thế nên vẫn không phải là thừa khi nói rằng con người là một hữu thể toàn diện xác-hồn, thân xác không phải là cái gì tách biệt với tôi nhưng là chính tôi. Vì thế yêu mình là phải yêu thương chính thân xác của mình, chăm sóc và cư xử tốt với thân xác. Tình yêu ấy đòi hỏi ta quan tâm đến sức khỏe thân xác, ăn uống lành mạnh, tập thể thao, biết nghỉ ngơi. Cũng chính tình yêu ấy không cho phép ta hủy hoại thân xác, không những qua hành động tự sát, mà còn qua những thứ nghiện ngập gây hại cho thân xác.
Về mặt tinh thần, cũng phải chấp nhận và yêu thương chính mình như mình là, cho dù trong quá khứ có những lầm lỗi lớn lao đến đâu. Phải học tha thứ cho chính mình. Đôi khi công việc này còn khó khăn hơn cả việc tha thứ cho người khác, vì ta cảm thấy chán nản và thất vọng về chính bản thân mình: Sao tôi lại có thể làm chuyện tệ hại như thế? Sao tôi lại để cho mình ra nông nỗi này? Chính vì thế khoa tâm lý chiều sâu nói đến việc đón nhận những mảng tối của cuộc đời. Đón nhận không có nghĩa là thỏa hiệp với cái xấu đã làm, nhưng là nhìn nhận sự thật về chính mình, rồi chấp nhận sự thật đó bằng tình yêu chứ không bằng thù ghét hoặc bất mãn với bản thân.
Đón nhận như thế giả thiết sự khiêm tốn đích thực. Humilitas veritas est, Khiêm tốn là sự thật. Khiêm tốn không phải là những cử chỉ nhún nhường bên ngoài để “đắc nhân tâm”, nhưng là nhìn nhận sự thật về chính mình. Chính vì thế, có biết mình và yêu mình đúng nghĩa thì mới có thể sống hòa với chính mình. Niềm bình an nội tâm phát xuất từ đây và khơi nguồn cho đời sống hài hòa với Thiên Chúa và với tha nhân.   ■

Thiên Triệu


Nhóm Liên Sơn


Sinh hoạt tại nhóm Buôn Hồ

chăm sóc vườn rau
Giáo dục
Mục vụ Giáo họ Cung Kiệm

Nhóm huynh đệ tại Buôn Hồ

NHÓM  BUÔN HỒ
GIÁO HỌ CUNG KIỆM - GIÁO XỨ BUÔN HỒ
GIÁO PHẬN BUÔN MÊ THUỘT

Các sinh hoạt khác

Hành hương

đi dã ngoại
Văn nghệ mừng Bổn mạng chị Tổng
Văn nghệ mừng Bổn mạng chị Tổng
tham gia công tác xã hội


thăm viếng người già neo đơn


sinh hoạt với các em khuyết tật


Giờ công tác

làm công tác
kết con thú bằng cườm
làm hàng thủ công

các sinh hoạt học hành

giờ học Kinh Thánh
ca trưởng
học đàn

Con Người Mới
giờ Việt văn

Các sinh hoạt đạo đức

Chầu Thánh Thể
phút nhìn lại một ngày sống

Giờ suy niệm 

SUY NIỆM LỜI CHÚA : CN XVI THƯỜNG NIÊN - A

NHẪN NẠI ĐỢI CHỜ
CN 16 A

Nước Trời là một mầu nhiệm, Chúa Giêsu đã mạc khải và thiết lập trong lịch sử nhân loại. Qua những hình ảnh đơn sơ, bình dị, gần gũi với cuộc sống, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn để giảng dạy về Nước Trời.
Chúa nhật trước với dụ ngôn “người gieo giống”, Chúa Giêsu cho thấy Nước Trời đã khai mạc. Cũng như người gieo giống đi gieo hạt trên khắp cánh đồng, Chúa Giêsu cũng gieo hạt giống Lời Chúa. Hạt giống ấy tăng trưởng trổ sinh hoa trái nơi mỗi người ra sao là tùy thái độ đón nhận của từng người ấy.
Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục giảng dạy về Nước Trời bằng dụ ngôn “lúa và cỏ lùng”. Như vậy, sau khi nói đến việc khai mạc Nước Trời, Người nói đến sự phát triển của Nước Trời trong lịch sử trần thế.
Chúa Giêsu đã khởi đầu công trình của Người với một nhóm nhỏ Mười Hai Tông Đồ. Sự khiêm tốn của “hạt cải bé nhỏ được gieo vào lòng đất bao la”. Sự khiêm tốn của “một nắm men bị vùi sâu vào ba đấu bột”. Điều kỳ diệu là “hạt bé hơn mọi thứ hạt giống” lại “trở thành cây cao bóng cả đến nỗi chim trời có thể đến nương náu nơi ngành nó”. Nắm men ít ỏi kia lại có khả năng làm dậy lên cả ba đấu bột chôn vùi nó. Cũng như vậy, Nước Trời sẽ vươn xa vươn rộng cho muôn dân nước đến nương nhờ. Hạt giống Nước Trời đã làm dậy lên cả thế giới bằng một tinh thần mới của Tin Mừng, biến đổi lịch sử trong tình thương và hòa bình.
Một vấn nạn luôn được đặt ra: Nếu Nước Trời đã được Chúa Giêsu thiết lập cách đây hơn 20 thế kỷ và nếu Thiên Chúa là Đấng nhân hậu giàu lòng xót thương thì tại sao cho đến nay cuộc sống con người vẫn đầy dẫy bất công,bạo lực,khổ đau,chiến tranh tương tàn, và xem ra sự dữ có chiều hướng gia tăng ? Đôi khi những người xấu xa tội lỗi gian manh lại giàu có sung túc trong đời sống vật chất hơn những người lành ? Vấn nạn này vẫn luôn là trăn trở khôn nguôi người Kitô hữu ở mọi thời đại ! Dụ ngôn “lúa và cỏ lùng” giải thích vấn nạn ấy.
Cánh đồng được gieo toàn hạt giống tốt.Thiên Chúa đã gieo vào trần thế những con cái Nước Trời. Ban đêm kẻ thù xuất hiện. Satan tới gieo cỏ lùng. Thế là có cảnh lẫn lộn trên trần gian. Người lành kẻ dữ cùng chung nhau một mảnh đất. Đang khi hạt giống được gieo giữa ban ngày thì Satan lại lợi dụng đêm tối khi mọi người đã mất cảnh giác để gieo rắc tội lỗi. Hành động thấphèn. “Xấu” chưa chắc đã “hèn”, nhưng “hèn” thì chắc chắn là “xấu”, bởi lẽ nhiều tay “giang hồ”, bặm trợn, vẫn rất ghét thói “ném đá dấu tay”, trong khi động cơ, phương tiện và mục đích của những hành động lén lút, luôn là bỉ ổi, xấu xa và hại người.
Thế giới này giống như cánh đồng lúa đầy cỏ lùng xen vào. Những ông thánh sống lẫn lộn với những thằng quỷ, tốt xen lẫn với xấu. Tốt như những tổ chức nhân đạo, nhân quyền, hoà bình thế giới: UNESCO, UNICEP, FAO, OLYMPIC, WORLD CUP là những tổ chức xây dựng văn hoá, giáo dục tình thương bảo vệ sứckhoẻ trẻ em, phát triển lương thực thế giới, thăng tiến những tài năng, chăm lo y tế. Nhưng lại có rất nhiều những tổ chức xấu xen vào như Mafia, buôn lậu, ma tuý, vũ khí, khủng bố, trộm cướp, du đãng, buôn bán trẻ em, phim ảnh sách báo đồi truỵ… Đồ thật, hàng tốt bị xen lẫn hàng xấu, đồ giả. Người lương thiện, chân chính bị lẫn lộn với kẻ tham ô, móc ngoặc, bất lương. Những thứ cỏ lùng gai góc đó không bao giờ hết, chỉ đến mùa gặt tận thế chúng mới bị quét sạch, đốt sạch. Tận thế sẽ thiêu đốt tất cả những thứ cỏ lùng đó, những kẻ xấu, kẻ dữ đó. Còn lúa thì được gánh về, chở về kho. Những thánh nhân, những người lương thiện, công chính sẽ sáng chói trong ngày vinh quang đó, họ được rước vào nước hạnh phúc đời đời.
Thấy cỏ lùng xuất hiện với lúa, các đầy tớ đến hỏi ông chủ: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ? Thế thì cỏ lùng ở đâu ra vậy ?”. Thấy sự dữ tràn lan trên thế giới, bao nhiêu người thắc mắc: sự dữ, sự ác bởi đâu ra ? Chúng ta nhiều lần thấy gian tà thắng ngay lành, bất công thắng công chính. Kẻ ác thắng kẻ thiện, cũng thất vọng kêu trách : Sao Chúa để kẻ dữ sống lâu, mạnh khoẻ, giàu sang, may mắn, còn kẻ lành phải khổ cực trăm chiều?           
Trước những thắc mắc đó, Chúa đáp: “Kẻ thù đã làm đó!” Kẻ thù là ai ? Thánh kinh cho biết có hai thứ kẻ thù: kẻ thù ở trong ta và kẻ thù ở ngoài ta.Kẻ thù ở ngoài ta có những tên khác nhau: con rắn cám dỗ phỉnh gạt (St 3,2.13), con rồng, rắn xưa, quỷ, satan (Kh 12,9), con thuồng luồng Leviathan (Is 27,1), kẻ thù, kẻ chống đối (Mt 13,25; Lc 10,19; 2Cr 6,15). Những kẻ thù này ở ngoài con người, nhưng chúng xâm nhập vào con người sâu hiểm tới độ đồng hoá với bản tính nhân loại. Nhưng chúng sẽ bị “Thiên Thần Chúa từ trời xuống, tay cầm chìa khoá vực thẳm và một dây xích lớn, bắt lấy con rồng, tức là con rắn xưa cũng là ma quỷ satan xích nó… quăng vào vực thẳm, rồi đóng cửa niêm phong lại” (Kh 20, 2-3). Nhưng một mình quỷ thôi, chúng sẽ bất lực như bất lực đối với Thánh Gióp. Chỉ khi có sự tiếp tay của ta như Eva tiếp nó, nó mới thành kẻ thù trong ta : nó trở nên kẻ nội thù ghê gớm. Nó mọc lên những cỏ lùng, bụi gai, đá sỏi, quỷ dữ (Mt 13,18-22). “Vì tự lòng phát xuất ra những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cướp, chứng gian, vu khống” (Mt 15, 19). Khi chủ cho biết kẻ thù làm đó, thì đầy tớ xin nhổ đi, chủ sợ hại đến lúa, nên ông đáp : “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”. Thái độ của chủ thật khôn ngoan, ông kiên nhẫn chờ đợi đến mùa gặt, mới nhặt cỏ lùng đốt đi.
Có thể trong tâm tưởng nhiều người lại quy gán cho Thiên Chúa trách nhiệm về tình trạng khổ đau đó chẳng khác gì câu hỏi ngày xưa: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng ở đâu mà ra?” Một câu hỏi không lên án nhưng chứa đựng sự nghi ngờ.
Để trả lời cho vấn nạn đó, Chúa Giêsu đã lấy lại giáo huấn của sách Sáng Thế: Sự ác không đến từ Thiên Chúa. Ngài chỉ gieo hạt giống tốt lành vào mảnh đất người đời. Sự ác cũng không chỉ đến từ tâm trí con người nhưng nó đã có trước đó.Sự dữ cũng là một mầu nhiệm. Đối với Chúa Giêsu, con người là nạn nhân của sức mạnh mà Người gọi là ”Kẻ thù”, là ”Quỹ dữ” như cách diễn tả trong dụ ngôn: “Khi mọi người đang ngũ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng rồi đi mất”. Ở cội nguồn tội lỗi của con người,còn có một sức mạnh luôn tìm cách phá hoại công trình của Thiên Chúa và hành tung của nó rất bí mật. Đó là quỷ dữ lợi dụng đêm tối để gieo rắc tội lỗi rồi trốn đi.Thánh Phaolô đã nói về sự dữ trong thư Rôma : Công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa tốt lành.Satan đã cám dỗ Adam,Eva, Nguyên Tổ sa ngã,tội lỗi sinh ra đau khổ và sự chết rồi nó như con bạch tuộc vươn vòi vào trần thế, con người nô lệ cho tội lỗi và nhận lấy án phạt là sự chết (x.Rm 1,20 -31 ;15,12). Ma quỷ luôn có mặt để gieo rắc sự xấu.
Thiên Chúa gieo vào thế giới hạt giống khát vọng hòa bình. Đẹp biết bao khi mọi dân tộc nắm tay nhau xây dựng một thế giới huynh đệ tươi thắm tình người. Nhưng thực tế lại đáng buồn thay ! Cánh đồng hòa bình tươi xanh đã bị những cỏ dại của tham vọng, ích kỷ, ác độc làm hoen ố. Lịch sử thế giới được ghi bằng những trang buồn đau vì không lúc nào mà không có chiến tranh.
Thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao nếu tất cả trí thông minh, tất cả tài nguyên, tất cả năng lực đều góp phần chung tay xây dựng! Nhưng thật đáng tiếc,rất nhiều trí thông minh, rất nhiều tài nguyên, rất nhiều năng lực đã tiêu tốn trong việc hủy hoại, tha hóa, nô lệ hóa con người. Đó là những hạt cỏ xấu ma quỷ lén lút gieo vào ruộng lúa tốt. Lúa tốt và cỏ lùng lẫn lộn trên cùng ruộng lúa. Cái tốt, cái xấu đan xen trong cuộc sống hàng ngày,nhất là trong tâm hồn mỗi người. Ở đó, hạt mầm sự sống và nọc độc sự chết cùng sống chung. Mỗi con người chắc chắn đều có kinh nghiệm bản thân như Thánh Phaolô đã từng kinh nghiệm “Điều lành tôi muốn làm tôi lại không làm, còn điều dữ tôi không muốn làm nhưng tôi lại cứ làm ( Rm 7,19). Con người có tự do để chọn lựa cái đúng cái sai, chọn cái tốt cái xấu. Nước Trời cũng gồm những con người có tự do, thì cũng có những người xấu do chọn lựa sai lầm. Cảm nhận được sự thật ấy trong tâm hồn mình để chúng ta biết khoan dung trong cách nhìn về người khác. Sự khoan dung không đồng nghĩa với đầu hàng cái ác nhưng phát xuất từ niềm tin vững chắc vào sự tất thắng của Nước Trời: “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”. Cho dù cỏ lùng có bóp nghẹt lúa tốt trong một thời gian dài, nhưng mùa gặt đến, cỏ lùng sẽ bị gom lại và đốt đi, còn lúa tốt được cất vào kho lẫm.
Cỏ lùng chẳng bao giờ thành lúa tốt được, nhưng người xấu có thể hoán cải để nên người tốt. Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng lại yêu mến tội nhân vì Người chờ nơi họ lòng thống hối để được thứ tha (x.Rm 2,4). Chính vì thế mà Thiên Chúa kiên tâm chờ đợi. Chờ đợi vì Thiên Chúa tin vào sự hoán cải của con người. Chờ đợi vì Thiên Chúa tôn trọng tự do lựa chọn của con người. Chờ đợi vì Thiên Chúa nuôi một niềm hy vọng lớn lao.Thiên Chúa vẫn luôn nhẫn nại đợi chờ cho đến ngày tận thế “ cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt”.
Cỏ lùng và lúa tốt nằm ở trong tim con người. Mỗi người đong đưa giữa cỏ lùng và lúa tốt, giữa cái thiện và cái ác, giữa Thiên Thần và Satan.Tự do chọn lựa là quyền mỗi người. Thiên Chúa vẫn chấp nhận cỏ lùng trong con người. Thiên Chúa nhẫn nại đợi chờ con người thanh luyện dần dần và hy vọng mọi sự trong họ sẽ thành lúa tốt.
Lạy Chúa, xin cho con nhẫn nại và can đảm cùng đi với Chúa và với tha nhân trên những nẻo đường ghập ghềnh cuộc đời, trong thác dốc tâm hồn với tất cả niềm tin và hy vọng. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An