Lễ Chúa Giáng Sinh

 

TIN MỪNG TRỌNG ĐẠI

 


Một người Do-thái sẽ rất khó nhận ra Đấng Mêsia khi đứng trước hang bò lừa ở Bê-lem đêm hôm ấy.  Một đôi vợ chồng trẻ, lúng túng vì không tìm ra chỗ, vất vả với đứa con trai đầu lòng mới chào đời.  Em bé được quấn tã, đặt nằm trong máng cỏ.  Nghĩ đến Đấng Mêsia, người ta nghĩ ngay đến một vị vua, với hoàng cung cao sang và ngai vàng quyền lực.  Khó lòng tin em bé tầm thường này là Đấng Mêsia, Đấng được sai đến để giải phóng Israel.

 

Một người Do-thái theo độc thần lại càng khó tin em bé này là Thiên Chúa trở nên người phàm.  Giữa Thiên Chúa và con người có một khoảng cách vô tận, Thiên Chúa có những phẩm tính siêu việt vô biên.  Ngài là Đấng quyền năng, cai quản trên trời dưới đất.  Ngài là Đấng vô hình nên không ai tô vẽ được.  Ngài là Đấng tạo dựng muôn loài, Đấng ba lần thánh, Đấng tỏ mình long trời lở đất ở núi Sinai.

Chẳng ai thấy Ngài mà còn sống.  Một Thiên Chúa như thế làm sao thành người được?

 

Điều con người không dám mơ, thì Thiên Chúa dám làm, vì Tình yêu làm được mọi sự.  Thiên Chúa đã làm vượt quá những gì Ngài đã hứa. Ngài không chỉ ban một Mêsia hay một ngôn sứ như Môsê,

Ngài còn ban chính Ngôi Lời là Thiên Chúa Con Một, đã trở nên người phàm, đã sống trên trái đất, và đã đảm nhận toàn bộ phận người của chúng ta.  Kitô hữu là người dám tin vào mầu nhiệm lạ lùng này.

 

Nơi Hài Nhi Giêsu, chúng ta gặp gỡ một Thiên Chúa chẳng những nghe được, mà còn thấy được và chạm được.  Một Thiên Chúa hữu hình, gần gũi, yếu đuối, mong manh.  Thiên Chúa ấy được cưu mang trong lòng một phụ nữ, được sinh ra, biết khóc, biết cười, sống nhờ sữa mẹ, ấm áp nhờ được quấn tã. Thiên Chúa ấy phải vâng theo lệnh của hoàng đế Rôma, nên chào đời xa nhà, thiếu thốn đủ điều, chỗ nằm là máng ăn của súc vật.

 

Thiên Chúa nơi Hài Nhi Giêsu không làm ai sợ hãi. Không thấy quyền lực uy nghi, chỉ thấy tình yêu dịu dàng.  Thiên Chúa thu hút con người bằng sự buông bỏ thẳm sâu.  Hài Nhi dang hai tay để đón lấy cả nhân loại.

 

Không thấy Maria và Giuse nói gì trong đêm ở Bê-lem. Cả hai có nhiều điều cần làm và cần suy nghĩ.  Khi Mẹ Maria sinh con trong sự thiếu thốn tư bề, Mẹ nghĩ đến lời thiên sứ Gabriel xưa báo về Hài Nhi.  Con của Mẹ sẽ thừa kế ngai vàng của vua Đa-vít, sẽ trị vì một vương quốc đến muôn đời muôn thuở. Vậy mà bây giờ Con của Mẹ không có chỗ để nằm.  Khi các người chăn chiên huyên thuyên kể chuyện

về việc thiên sứ hiện ra, loan tin Đấng mới chào đời, kể chuyện đạo binh thiên quốc tưng bừng hát xướng, Maria đã chăm chú lắng nghe và kinh ngạc.  Mẹ nghĩ đến bầu khí yên tĩnh ở Bê-lem đêm nay, có ít ánh sáng và tiếng ca, có nhiều bận tâm và lo lắng.

 

Không phải biến cố nào cũng dễ hiểu đối với Maria.  Maria có thói quen giữ kỹ mọi chuyện (Lc 2,19.51), và nghiền ngẫm mọi chuyện trong trái tim của mình.  Maria chấp nhận mình không hiểu ngay mọi biến cố, nên lúc nào cũng cần hồi tâm để đọc ra ý Chúa.

 

Như các mục đồng, chúng ta cũng được mời đến Bê-lem.  Dấu hiệu để nhận ra Chúa đang đến hôm nay vẫn rất đơn sơ và làm chúng ta ngỡ ngàng.  Thiên Chúa đến dưới dạng những người nghèo khổ,

không cơm ăn áo mặc, không có chỗ để nằm.  Nơi những phụ nữ không được đi học ở Afghanistan,

những trẻ sơ sinh bị phá thai mỗi ngày trên thế giới, những gia đình tan nát vì chiến tranh.

 

Hãy vội vã đi Bê-lem với tất cả lòng tin đơn sơ, vui sướng vì gặp được dấu chỉ như lời sứ thần báo.  Hãy làm một điều gì đó cho Chúa Giêsu hôm nay.

 

***************************

Lạy Chúa Hài Nhi Giêsu,

Chúa đến đem bình an cho nhân loại,

nhưng chúng con thích xung đột và chiến tranh,

Chúa đến để bày tỏ tình thương của Chúa Cha,

nhưng chúng con thích chiếm đoạt hơn chia sẻ,

thích chinh phục hơn trao hiến.

Bởi đó thế giới này còn mang nhiều vết thương.

 

Xin cho chúng con đừng trách Chúa,

dù Chúa đã đến làm người từ hai ngàn năm qua.

Chúa đã gõ cửa, những chúng con không mở.

Chúa đã đến nhà mình, nhưng chẳng ai ra đón.

Xin cho chúng con nhận ra Chúa

nơi khuôn mặt của kẻ thù,

và nhận ra kẻ thù cũng là anh em cần được yêu thương.

Nhờ đó chúng con được hưởng bình an của Chúa:

“Bình an cho người thiện tâm.” Amen.

 

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

 

Suy niệm Chúa nhật 4 Mùa Vọng

 

                                                              THỜI ĐÃ ĐẾN!



Chúng ta đang tiến dần tới lễ Giáng Sinh.  Lời Chúa của Chúa nhật thứ bốn Mùa Vọng muốn khẳng định với chúng ta: những gì được loan báo trong Cựu ước, nay sắp được thành toàn.  Thời đã đến!  Thiên Chúa đã thực hiện những kỳ công.  Ngài trung thành với lời hứa từ ngàn xưa, là ban Đấng Thiên sai cứu độ trần gian.

 Làm thế nào để biết được thời đã đến?  Bài đọc I trích sách Sa-mu-en quyển thứ hai đưa chúng ta về thời của Đa-vít, tức là vào khoảng năm 950 trước Công nguyên.  Xuất phát từ lòng yêu mến đối với Đức Gia-vê, Đa-vít không an tâm khi mình ở trong cung điện mà Hòm Bia của Chúa lại ở trong lều.  Qua ngôn sứ Na-than, Chúa khẳng định với vua: hiện tại chưa đến lúc xây đền thờ.  Tuy vậy, để đáp lại thiện chí của Đa-vít, Chúa sẽ làm những điều kỳ diệu trong tương lai, đó là làm cho dòng dõi ông được vinh hiển.  Lời ngôn sứ này trực tiếp nhắm tới Sa-lô-môn, người sẽ kế vị ngai vàng sau khi Đa-vít băng hà.  Lời ngôn sứ còn đi xa hơn, khi hướng về một vị vua đúng nghĩa: vị vua đó là Con Thiên Chúa, và vương quyền của vị vua đó sẽ bền vững muôn đời.  Dưới sánh sáng Tin Mừng, Ki-tô giáo nhận ra vị vua mà ngôn sứ Na-than nói tới chính là Đức Giê-su thành Na-da-rét.  Lời nói và việc làm của Người đã chứng minh lời ngôn sứ mà Chúa đã phán năm xưa.  Vâng, thời đã đến rồi.

 Thánh Phao-lô lại nói với chúng ta: mầu nhiệm Thiên Chúa vốn giấu kín từ ngàn xưa, nay được biểu lộ.  Mầu nhiệm ấy chính là Đức Giê-su Ki-tô.  Đức Ki-tô là một Mầu Nhiệm của Thiên Chúa.  Khái niệm “mầu nhiệm” được hiểu như kế hoạch của Thiên Chúa trong việc cứu độ con người.  Nếu Thiên Chúa là Đấng Vô hình, thì con người có thể được chiêm ngưỡng Ngài qua Con của Ngài là Đức Giê-su.  Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình.  Đấng cao cả đã trở nên gần gũi thân thiện với con người.  Ngôi Lời đến trần gian để nói với chúng ta về Chúa Cha và về tình thương của Ngài đối với nhân loại.  Thông điệp Ngôi Lời mang đến cho trần gian là thông điệp của tình yêu và chân lý.  Ai đón nhận thông điệp này, đúng hơn là ai đón nhận Người Con, thì sẽ được cứu rỗi.  Vâng, thời đã đến rồi.

 Thời đã đến!  Thiên Chúa không còn nói với con người qua trung gian giống như thời Cựu ước, mà “Ngôi Lời đã làm người và ở với chúng ta” (Ga 1,14).  Từ khởi đầu lịch sử, Thiên Chúa đã dùng lời nói của Ngài mà sáng tạo mọi sự từ hư vô.  Nay, Thiên Chúa cứu độ con người, còn gọi là thực hiện công cuộc sáng tạo mới, qua Con của Ngài.  Từ nay, ai đón tiếp Ngôi Lời, sẽ trở nên tạo vật mới và sẽ được gọi là con Thiên Chúa.  Đây là sự trao đổi kỳ diệu, chỉ có quyền năng và tình thương của Thiên Chúa mới có thể làm được.

 

Để thực hiện công trình sáng tạo mới, Chúa mời gọi sự cộng tác của con người.  Người phụ nữ đơn sơ khiêm hạ quê ở thành Na-da-rét, tên là Ma-ri-a, là người được Thiên Chúa đề nghị cộng tác với Ngài.  Trình thuật truyền tin cho chúng ta thấy sự khiêm nhường của Thiên Chúa.  Không ai có thể tưởng tượng một Thiên Chúa lại sai sứ thần đến chào kính một con người!  Sứ thần Gáp-ri-en đã làm như thế.  Sứ thần khiêm cung chào kính Trinh nữ Ma-ri-a, kèm theo những lời ca tụng và chúc phúc.  Lời chào khiêm tốn này khiến Trinh nữ bối rối, vì đây là điều chẳng ai thấy, cũng chẳng ai có thể tưởng tượng ra được.  Ma-ri-a đã đại diện cho cả nhân loại thưa lời “Xin vâng” kỳ diệu.  Gọi là kỳ diệu, bởi lẽ từ lời thưa ấy, Con Thiên Chúa làm người trong lòng Trinh nữ.  Mầu nhiệm Nhập thể là sự kết hợp giữa Thiên Chúa và con người nơi một cá vị cụ thể.  Đức Giê-su chính là vị vua mà ngôn sứ Na-than đã loan báo.  Người được gọi là “con vua Đa-vít.”  Danh xưng này vừa được đám đông dân chúng người Do Thái tung hô, khi Đức Giê-su long trọng tiến vào thành Giê-ru-sa-lem.  Danh xưng này cũng được những bệnh nhân kêu cầu với niềm xác tín và với hy vọng được chữa lành.  Người phụ nữ dân ngoại kêu cùng Chúa: “Lạy Ngài là Con Vua Đa-vít, xin rủ lòng thương tôi!  Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” (Mt 15, 22).  Người mù ở cổng thành Giê-ri-cô cũng có lời nài xin tương tự: “Lạy ông Giê-su, con vua Đa-vít, xin rủ lòng thương tôi” (Lc 18, 38).

Thời của Đấng Thiên sai đã đến, và hôm nay, những Ki-tô hữu như chúng ta cũng đang được mời gọi cộng tác để sứ mạng của Đấng Thiên sai được tiếp tục và mang lại nhiều hiệu quả tốt lành nơi gia đình, xã hội và mọi môi trường cuộc sống.  “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.”  Tâm tình và sự sẵn sàng của Trinh nữ Ma-ri-a cũng phải là tâm tình và sự sẵn sàng cộng tác với chương trình của Chúa nơi mỗi tín hữu chúng ta.

 TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

Bổn mạng tháng 12

 

THÁNG 12

 


NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

03/12

Lễ thánh Francois Xavier

Chị Tho

08/12

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm

(Immaculée)

* Bổn mạng Học Viện             

* Chị Diễm Lan

13/12

Lễ thánh Lucie

Lễ thánh Odile

* Chị Quý Phương

* Chị Mỹ

14/12/2003

Gia Đình Đaminh Thánh Thể được Sát Nhập với Hội dòng Đaminh Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi Monteils. 

Mỗi nhà xin 1 lễ Tạ Ơn và Cầu Nguyện cho Tỉnh dòng

25/12

Lễ Giáng Sinh

Chị Sương

26/12

Lễ thánh Étienne

Chị Sen

27/12

Lễ thánh Jean Tông đồ

Dì Nga.

Ghi chú:

Từ ngày 16/12 đến ngày 24/12: làm Tuần Cửu Nhật mừng lễ Giáng Sinh.

LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

 

NGÀY

LỄ GIỖ

03/12

Ông cố Micae - Thân phụ Dì Trưởng

11/12

Ông cố Phanxicô Xaviê- Thân phụ chị Mỹ Tiên

Ông cố Giuse - Thân phụ chị Mỹ

Ông cố Giuse - Thân phụ chị Qúy Phương

14/12

Ông cố Phêrô - Thân phụ chị Lệ

22/12

Bà cố Maria - Thân mẫu chị Lan (Cathérine)

26/12

Ông cố Phêrô – Thân phụ chị Trâm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆP HÀNH THEO TINH THẦN MẸ ANASTASIE

 

HIỆP HÀNH THEO TINH THẦN MẸ ANASTASIE

Nhân dịp mừng kỷ niệm 190 năm sinh nhật Mẹ Anastasie – Đấng Sáng Lập Hội dòng Đa minh Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi Monteils chúng ta được mời gọi cùng nhau học hỏi, tìm hiểu về đời sống và gương sáng của Mẹ theo tinh thần Hiệp Hành của Thượng Hội Đồng Giám Mục với chủ đề “Hiệp hành theo tinh thần Mẹ Anastasie”.

 

Trước tiên chúng ta cùng sơ lược qua đôi chút tiểu sử của Mẹ Anastasie.

 

1. Mẹ Marie Anastasie – Đấng Sáng Lập.

 

Sinh ngày 17-11-1833, tại Compeyre, tỉnh Aveyron, miền nam nước Pháp.

 

Mười lăm tuổi, Mẹ dâng mình cho Thiên Chúa.

 

Năm 16 tuổi, cùng với người cậu là Linh Mục Gavalda, Mẹ đã lập dòng nữ Đaminh Đức Mẹ rất Thánh Mân Côi tại Bor, tỉnh Aveyron.

 

Mẹ được tuyên khấn ngày 8/10/1851 (18 tuổi) tuổi còn rất trẻ.

 

Lễ Đức Mẹ Mân Côi 1863, Mẹ và 8 chị em khấn trọn. Đây là ngày thành lập thực sự của dòng Đa minh- Đức Mẹ Mân Côi.

 

Ngày 21-4-1878, trong tiếng hát ngợi ca, Mẹ đã đi vào cõi vĩnh hằng năm bốn mươi lăm tuổi, nhằm Lễ Phục Sinh.

 

2. Hiệp hành trong đời sống cầu nguyện.

Lòng đạo đức của Mẹ đã sớm nẩy nở từ rất sớm. Ngay từ khi rất nhỏ Mẹ đã yêu thích cầu nguyện và đọc hạnh các thánh. Mẹ thích sống bình lặng, trầm tư là một sở thích mà Mẹ đã giữ mãi suốt đời và cũng là phương thế giúp Mẹ hiện diện bằng tâm trí trước mặt Chúa, dầu cho công việc có bận rộn hết sức.

Tuy còn trẻ tuổi Mẹ đã được bổ nhiệm làm Chị Giáo Tập (11 năm liền). Chính đời sống thánh thiện bù đắp những thiếu sót của kinh nghiệm, Mẹ thi hành phận sự một cách hoàn hảo và làm thỏa mãn mọi người, các bậc bề trên cũng như các tập sinh, không ai lưu tâm đến tuổi trẻ của Mẹ lúc bấy giờ mà tất cả đều thán phục sự nghiêm chỉnh và lòng nhiệt thành của chị Bề trên Tập viện.

Sự hoàn hảo được thể hiện như thế nào? Vừa cương nghị vừa hiền hậu, luôn bình thản, kiên trì nhẫn nại dù phải bận rộn suốt ngày: linh hướng, giáo dục, dạy học, giám thị…nhưng không vì thế mà Mẹ quên lãng nếp sống nội tâm hoặc thiếu tươi cười với chị em. Việc quên mình vì bác ái Mẹ coi đó là một tác động siêu nhiên. Bên cạnh đó Mẹ biết chia sẻ niềm vui và trạng thái bình an nội tâm với các chị em cách đơn sơ, dễ dàng cho nên các tập sinh đã đến cởi mở tâm hồn với Mẹ để trình bày những buồn phiền, chán nản của họ. Các chị chỉ cần nghe và nhìn chị giáo tập là đủ…

Chúng ta biết rằng, đối với Mẹ việc cầu nguyện rất quan trọng. Chính vì thế, trước mỗi quyết định, Mẹ luôn suy nghĩ, tìm hỏi, cầu nguyện lâu giờ.

Năm 29 tuổi, Mẹ được bầu làm Bề trên. Lúc bấy giờ nhà dòng đang bị xáo trộn……và để tạo nên nguồn sức sống mới cho các chị em trong dòng, Mẹ nhấn mạnh đến việc cầu nguyện “Cầu nguyện rất nhiều, như Mô sê trên đỉnh núi:  giang tay lên trời không ngừng để làm cho sức lực và dũng chí tuôn xuống các chị em.”

Mỗi chiều tối, sau một ngày làm việc mệt nhọc, lúc các chị em về phòng ngủ, Mẹ nán lại trước nhà tạm để cầu nguyện cho mọi người. Mẹ nhớ đến từng chị em trong lời cầu nguyện của Mẹ, Mẹ gửi vào tay Chúa các nhu cầu riêng tư của mỗi một chị em.

Dưới sự hướng dẫn vừa cương quyết vừa dịu dàng của Mẹ, nhà dòng chớm nở đang nhiệt tâm và sốt sắng tiến bước trên đường tu đức.

3. Hiệp hành trong đời sống huynh đệ.

  Trong đời sống hằng ngày Mẹ đến với tha nhân với tâm hồn cởi mở, đơn sơ, tận tụy và không tính toán. Những năm tháng làm Bề trên, Mẹ luôn thăm viếng các tu viện để duy trì ngọn lửa sốt mến và lòng nhiệt thành trong mọi nhà, các cuộc thăm viếng của Mẹ thường đi bộ hoặc dùng những lừa, ngựa vụng về. Suốt cuộc hành trình, tâm hồn Mẹ luôn hiện diện trước mặt Chúa; Mẹ không ngớt cầu nguyện và suy nghĩ đến những lời lẽ mà sẽ gieo vào các chị em….

Mỗi lần đến tu viện, Mẹ gặp riêng chị em, lắng nghe, hỏi han, lưu ý đến từng chi tiết, nhận xét kỹ càng mỗi tâm hồn và tìm hiểu tình trạng cả nhà. Trong những cuộc gặp gỡ riêng cũng như trong buổi giáo huấn chung, lời Mẹ bao giờ cũng tuôn trào từ đáy lòng: Mẹ ca ngợi những nét cao thượng và những thú vui của đời nữ tu, ban lời khuyên răn thích ứng với mọi hoàn cảnh

 

Một trong những đức tính được Mẹ quí chuộng đặc biệt đó là gì? Tình huynh đệ.

 

 Điều quan trọng nhất mà tôi căn dặn các chị đó tình nhân ái, sự hỗ trợ lẫn nhau. Các chị hãy yêu thương nhau.

 

Phải miễn trách và tha lỗi cho nhau, rồi làm như thể mình không hề thấy, không hề biết, không hề nói, không hề bị gì cả…như thế chuyện gì cũng sẽ qua đi cách êm thấm. Tôi hết lòng khuyên tất cả các chị hãy ra sức làm thỏa lòng nhau, xử sự nhẹ nhàng, dịu dàng, tỏ tình yêu thương: nói tóm là đồng tâm nhất chí hoàn toàn. Trong đời sống cộng đoàn: tôi không thích kẻ bôi nhọ người khác để minh oan cho chính mình. Vậy các chị hãy tỏ rất nhiều tình thương trong mọi sự… các chị hãy là cây gậy cho nhau, nhưng là cây gậy để chống đỡ và để cố vấn; hãy là muối men cho nhau, nhưng là muối khôn ngoan để cho mọi người có thể nói: xem kìa! Các chị thương nhau quá chừng! các chị hợp nhất quá cỡ! đẹp thay đời nữ tu!

 

Với chị bề trên của một cộng đoàn thì Mẹ nhắn nhủ điều gì? Mẹ nói: tôi cầu xin Chúa gìn giữ mối hợp nhất hoàn hảo giữa các chị em, mối hiệp nhất kết ba thành một. Sung sướng thay, mối hợp nhất ấy! Các chị hãy duy trì mối tình ấy, dù phải trả bất kỳ giá nào, dù phải chịu hy sinh đủ điều… “Ba ngôi một thể” ở trần gian! Cùng một trái tim! Cùng một tâm hồn! Ôi tốt đẹp thay!

Ngay cả sắp lìa xa cõi thế Mẹ vẫn nhắn nhủ chị em cách đặc biệt là hãy có tình bác ái và biết nâng đỡ nhau. Các chị hãy yêu thương nhau.

4. Hiệp hành trong Sứ vụ- Tông đồ.

Năm 1850 số lượng người thất học ở pháp rất là cao, đặc biệt ở vùng quê. Và lúc bấy giờ người ta xem học vấn là một phương dược chống lại sự khốn khổ. Không gì khẩn trương hơn là đẩy lùi nạn mù chữ và soi sáng đức tin. Cha Gavalda, chánh xứ Bor tìm một phương thuốc chống lại nỗi bất hạnh đau thương do sự dốt nát hoàn toàn của giới trẻ, nên ngài vừa giáo viên vừa là giáo lí viên.  Đứng trước nỗi thống khổ của thời đại Mẹ Anastasie đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi dâng mình cho Chúa. Để cùng đồng hành cùng với các bạn trẻ Mẹ đã chăm chỉ học tập rèn luyện, cầu nguyện nên đã lôi cuốn rất nhiều bạn trẻ đến. Lòng hăng say nhiệt thành và đặc biệt là tình yêu Chúa Giêsu nơi Mẹ đã tạo nên sự hiệp nhất hoàn hảo giữa nghề nghiệp và tông đồ, khi Mẹ mới 13 tuổi.

 Trong tinh thần tinh thần cởi mở, Mẹ không muốn có sự ngăn cách xã hội của tu hội với nhà của dân làng. Tu viện mở của hướng ra làng và chị em sống ở đây với tinh thần đón tiếp và đơn sơ chia sẻ với những người nghèo khổ nhất “Phải đi đến người nghèo với sự nghèo khó của chúng ta”. Trong các trường học có các chị em coi sóc, Mẹ luôn nhắn nhủ chị em không phân biệt đối xử giàu nghèo, mà có sự bình đẳng, nâng đỡ các em học sinh nghèo khó…

 Ngay từ đầu những ngày tiên cộng đoàn mới thành lập, Mẹ đã không ngần ngại sai các chị em đi thăm viếng các bệnh nhân sau các giờ dạy học, và các ngày thứ 5, Chúa nhật. “Hãy yêu thương trong cởi mở và không vụ lợi. Chúng ta sẵn sàng xách ví lên đường, nếu cần, để đi đến nơi đâu Chúa muốn, sẵn sàng chịu khổ nhọc, chịu chết miễn là được tiếp tục đời nữ tu”. Các chị hãy đến với Chúa với mục đích độc nhất là làm thỏa lòng Ngài trong đời tu sĩ, ta chỉ thực hiện được ý Chúa bằng cách thi hành mọi nhiệm vụ mà không bàn luận, không than vãn ra mặt hay cằn nhằn trong lòng. Lời nói các chị có thể bị lãng quên nhưng gương mẫu các chị sẽ luôn tồn tại.

Qua những việc làm các chị em đã học được ngôn ngữ của chính Tin Mừng, nghĩa là loan báo Lời Chúa phải đi đôi với những lời nói, cử chỉ đầy nhân ái.