SUY NIỆM
Bảy Lời Cuối Của Đức Giêsu
Trên Thập Giá

Mai Thư
Mục lục


Lời đầu tiên :
"Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng" (Lc 23:32-34)
Các Thánh sử gia không kể lể chi tiết về sự dã man độc ác của tội hình bằng thập giá. Họ cũng không cho hay đây là một hình phạt dành cho những người nô lệ và ngoại bang - một tội hình mà chính người La Mã cũng công nhận là qúa dã man không xứg đáng để dành cho công dân La Mã. Tuy nhiên trong thời Chúa Giêsu, một cuộc nổi dậy của những người Do Thái yêu nước đã bị quân lính La Mã tiêu diệt và cả 2000 người đã bị chết treo trên thập giá dọc theo con đường từ Giêrusalem đến Bê Lem.
Các Thánh Sử gia chỉ viết :"Ngài bị đóng đinh vào thập giá" thế là đủ. Sự đau đớn thật hiển nhiên, và cả sự ô nhục nữa. Chúa Giêsu không những bị tử hình theo kiểu người nô lệ, Chúa còn bị đóng đanh treo giữ hai tên trộm cướp. Chúa bị liệt vào hàng những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Những kẻ bàng quang đứng dưới chân thập giá cũng sỉ nhục Ngài. Bọn quân lính La Mã thì bắt thăm ai sẽ được áo sống của Ngài, chúng thản nhiên chứng kiến phút hấp hối lâm tử của Ngài.
Theo lời thánh Luca, tử hình trên thập giá là "giờ phút của quyền lực của bóng tối". Nghiã là trên thập giá chúng ta mới có thể thấy thể hiện sự độc địa của tội ác đang dàn áp những kẻ vô tội, trên danh nghĩa của những giới chức cao cấp nhất trong chính quyền và giáo quyền. Chúng ta chia sẻ vào thảm trạng này mỗi khi chúng ta phạm tội. Tội đây có nghiã là mỗi khi chúng ta cố tình làm hại kẻ vô tội, tấn công Thiên Chúa qua người láng giềng. Phạm tội là làm cho người khác đau đớn, là khinh bỉ, là chế nhạo những ai đáng được kính nể, là đối xử lạnh nhạt đối với những ai xứng đáng được chúng ta chú ý, và săn sóc.
Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi quyền lực của tội ác. Chúng có thể không làm bổn phận giao phó, hay giận dữ và chọc ghẹo lũ em, nhưng khi hỏi chúng tại sao, chúng ta thường được nghe câu chuyện của một gia đình trong đó cha mẹ không trông nom con cái, không thương yêu chúng, không có mặt khi chúng cần, không hỏi han trò chuyện, đánh đập chúng.
Theo tiếng Hy Lạp mà Thánh Luca dùng, thì Chúa Giêsu lập đi lập lại lời nói ấy nhiều lần: "Lạy Cha, xin tha cho chúng." Lời Chúa Giêsu hoàn toàn lật ngược sự phán xét của thế gian. Chúng ta có thể bảo Ngài là kẻ phá rối, là quá lý tưởng hoá, là có viễn tượng, nhưng Ngài cứ lập lại: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm." Chúa Giêsu kết tội thế gian khi Ngài cầu xin cho thế gian được tha tội, và đồng thời, qua việc tha thứ, Ngài phá hủy chu kỳ vô tận của bạo động và mở ra cho chúng ta một tương lai mới. Đôi cánh tay trên thập giá mở rộng như để hiến đâng cho chúng ta trí tuệ và trái tim của Chúa Giêsu. Mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa thường im lặng, và chỉ được hiểu ngầm trong đời sống hàng ngày của chúng tạ Nhưng trong lời nói đầu tiên trên thập giá, mầu nhiệm im lặng đã hiện diện, với đầy ân sủng và chân lý.
Chúng ta cần nghe lời Ngài vì không một ai trong chúng ta vô tội; chúng ta đều không ít thìnhiều đã gây thiệt hại cho kẻ khác, và đã tìm cách để tự tha thứ cho mình. Đối với tất cả chúng ta, Tin Mừng đến từ thập giá trong lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu: "Lạy Chạ xin tha thứ cho chúng."


Lời thứ hai :
"Ngày Hôm Nay Con Sẽ Được Ở Với Ta Trên Nước Thiên Đàng" (Lc 23:35-43)
Đối với thánh Luca, Chúa Giêsu là đấng ban phát ơn thứ tha rất quảng đại. Ngài là đấng ban bố tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Chỉ có trong Phúc Âm Luca chúng ta mới nghe Ngài nói với Zakêu, người thu thuế là: "Hôm này nhà này được ơn cứu rỗi, vì người này cũng là con cái Abraham."
Chỉ trong Luca chúng ta mới nghe bài dụ ngôn về người thiếu phụ Samaritan, và người cha quảng đại đối với đứa con hoang đàng. Chỉ có trong Luca chúng ta mới thấy người đàn bà tội lỗi rửa chân Chúa Giêsu bằng nước mắt và được nghe Ngài nói tin mừng: "Đức tin của con đã cứu con, hãy ra về bằng an."
Vì Luca muốn chúng ta biết tình yêu tràn đầy của Chúa Kitô, ngài ghi chép lại lời đầu của Chúa trên thập giá: "Lạy Cha xin tha cho chúng." Chúa Giêsu chết đi, nhưng y như khi Ngài sống: luôn luôn đầy ân sủng cho tới hơi thở cuối cùng. Không những chỉ tình yêu của Ngài mới tran hoà, mà theo Luca, cả sự tha thứ và bình an cho tất cả, nhất là những kẻ sống bên lề xã hội, những kẻ bị bỏ rơi.
Trong Thánh Kinh Luca, không có ngõ cùng nào trên trái đất này quá tăm tối để ánh sáng thế gian này không rọi sáng. Qua lời nói thứ hai của Chúa trên thập giá chúng ta biết được rằng sự tha thứ được ban phát cho tất cả, nhưng mỗi người lãnh nhận một cách khác nhau.
Mác-cô không đề cập đến vụ hai tên trộm huà với dân chúng nhạo cười Chúa.
Mathêu lại viết là cả hai kẻ trộm đều chế nhạo Ngài. Chỉ có Luca mới phân biệt giữa tên trộm lành và tên kia. Tên kia phụ họa với dân chúng và nói rằng: Nếu ông là Thiên Chúa, sao không tự cứu mình và cứu chúng tôi?" Đây hiển nhiên là một sự phỉ báng đến từ cửa miệng của một người được gần gũi Chúa nhất.
Lời của nó làm cho nỗi đau khổ của nó thêm chua chát. Nó không hiểu ý nghiã của đời sống ngoại trừ cuộc đời nó phải để lại đằng sau. Và nó muôn được gỡ ra khỏi thập giá và có cơ hội để sống lại đời sống ấy.
Rồi tên trôm lành nói lên lời phản đối tên kia và công nhận tội lỗi của nó. Nó tự mình chê trách mình và công nhận nó không còn hy vọng gì cả. Trong qúa khứ nó đã dựa vào tài ăn trộm để sống, bây giờ thì bạn bè đã bỏ rơi nó hết. Nó nói: "Người này chẳng làm gì nên tội", người này đang chịu cực hình mà còn tha thứ. Nó đã tìm được niềm hy vọng trong tình thương của Giêsu.
Nó thấy Chúa là con đường dẫn đến sự sống mới. Nó đã cầu xin: "Giêsu, xin nhớ đến tôi nơi vương quốc của ngài." Đây là lời kêu của một người có lòng khiêm cung.
Lời này như tiếng vang lập lại lời của chúng ta kêu lên từ đáy tim:
"Lạy Chúa Giêsu, xin nhớ đến con.
Xin cho con có một cơ hội để bắt đầu một cuộc sống mớị"
"Lạy Chúa Giêsu, xin nhớ đến chúng con trên nước Trời của Ngài.
Xin thương xót, tha thứ cho tội lỗi của chúng con.
Chúng con thật không xứng đáng, nhưng vì lòng nhân từ,
và vì cái chết ô nhục và đau đớn của Ngài,
xin rửa sạch chúng con để chúng con sẵn sàng
và xứng đáng được Ngài mở rộng vòng tay
âu yếm đón chúng con trong ngày sau hết."

 

Lời thứ ba  :
"Này Bà,đây là con Bà!" (Ga 19:16-27)


Trước bữa tiệc Lễ Vượt Qua, theo thánh Gioan, Chúa Giêsu nhận biết rằng giờ của Ngài đã tới để rời thế gian này đi về với Cha. Ngài đã luôn luôn yêu mến những ai thuộc về Ngài trên thế gian này, và sẽ bầy tỏ tình yêu của Ngài dành cho họ cho tới cùng.
Trong lời nói thứ ba trên thánh giá, Chúa Giêsu bầy tỏ sự lo lắng chăm sóc Ngài dành cho mẹ Ngài và người môn đệ. Trên một chiều kích, dĩ nhiên, ý nghiã của lời này được dành cho Mẹ Maria, mẹ của Chúa Giêsu, và cho Gioan, người môn đệ yêu qúy. Lời này bầy tỏ sự lo lắng âu yếm của Giêsu cho cả người góa phụ lẫn đứa con côi.
Ngài không muốn cả hai ở trong hoàn cảnh vô gia cư, do đó Ngài đã cung cấp cho cả hai một mái gia đình.
Nhưng chúng ta phải nhớ rằng lời này được ghi trong Phúc Âm của Gioan, nơi chúng ta thường tìm thấy một ý nghĩa thứ hai, và ở một chiều kích xâu xa hơn là nghiã đen. Nghiã thứ hai được dẫn chuyền từ ý nghiã thứ nhất, và muốn nói rằng Chúa Giêsu không những chỉ nói với Maria hay với Mẹ Ngài mà với một người đàn bà. Ngài dùng một từ trịnh trọng hơn - hầu như là một danh hiệu - nhắc nhở rằng người đàn bà đầu tiên là mẹ của tất cả nhân loại, và cũng nhắc nhở cho chúng ta rằng, giáo hội cũng là mẹ của tất cả các môn đệ yêu qúy của Chúa Giêsu. Trên chiều kích thứ hai của lời này, Chúa Giêsu bầy tỏ sự lo lắng là giáo hội không thể là một goá phụ và nhân loại không thể là những con côi.
Chúa Giêsu muốn nói rõ ràng cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ tìm được gia đình mình ngay giữa chúng tạ Chúng ta dùng chữ "Này", nhưng với một ý nghiã chính xác hơn phải dùng "Trông kià!" với một dấu chấm than. Trông mà xem người, Ta đang chỉ. Và rôi hãy trông xem lần nữa để thây sứ mạng người đó phải gánh vác vì các con. "Này Bà, hãy trông xem! Đây là con Bà! Này con, hãy trông xem! Đây là mẹ con." Giáo hội là mẹ của nhân loại, vì như Maria, giáo hội cũng đứng dưới chân thập giá, và túc trực kế bên Chúa Kitô.
Giáo hội học biết về mầu nhiệm của thập giá bằng cách chia sẻ sự đau đớn của thập giá và rồi kể lại câu chuyện của thập giá trong mọi thế hệ cho những ai muốn nghe. "Không đau khổ, thì không có lợi ích" là một cách để giải thích mầu nhiệm này theo lối nói người đời. "Không thánh giá, thì không có vương miện" là một cách diễn tả khác. "Ai để mất mạng sống mình, sẽ tìm được đời sống" lại là một cách khác để nói rằng mỗi mảnh đời chúng ta chia sẻ hay tiếp nhận đều phải trả giá bằng một vài sự chết chóc. Và đồng thời, mỗi cái chết chúng ta phải gánh chịu lại chuẩn bịchúng ta cho một lối sống mới.
Giáo hội cũng như Mẹ Maria, đứng bên thập giá để chứng kiến mầu nhiệm này. Và nhân loại của muôn thế hệ được trở nên nhũng môn đệ yêu qúy tùy theo mức độ họ đáp ứng bằng đức tin cho tin mừng giáo hội phải loan báo. Theo thánh Gioan, mầu nhiệm đó là: sự nâng Chúa Giêsu lên trên thập giá đồng thời lại là sự nâng Giêsu lên hàng vinh hiển. Đây là một mầu nhiệm kỳ lạ khó hiểu nhưng lại là một chân lý cứu chuộc. Giêsu không những bị treo trên thập gía mà còn được tôn vinh, và khi giáo hội được chứng kiến điều này, thì Chúa Giêsu có thể thu hút tất cả nhân loại về với Ngài.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói: "Giáo hội hiện diện với một mục đích duy nhất, đó là để cho mọi người trong mọi thế hệ có thể tìm được Chúa Kitô; và để cho Chúa Kitô có thể đi bên mỗi người dọc theo con đường đời của ho." Như món quà chia tay cho những ai thuộc về Ngài và Ngài yêu mến cho đến cùng, Giêsu ban cho họ giáo hội.
Lời Nguyện:
Lạy Chúa Giêsụ Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Giáo hội giữa trần gian để chúng con không bị mồ côi.
Cảm tạ Chúa đã lo lắng cho chúng con, là những kẻ được Chúa chọn làm môn đệ dù không hẳn đã được liệt vào hàng môn đệ yêu qúy.
Xin Chúa tha thứ cho chúng con những lần chúng con nghi ngờ sự phán xét của Giáo hội, hay chống lại quyền bính của giáo hội.
Những lần chúng con bất tuân những giới răn của giáo hội.
Những lần chúng con phê bình hay nói xấu những đấng chủ chiên.
Nếu không có giáo hội thì chúng con sẽ muôn đời là nhũng đứa con mồ côi, không gia đình, không anh em.
Không có giáo hội chúng con sẽ chẳng bao giờ được nghe đến lời Chúa qua Thánh Kinh. Lời thú ba của Chúa trên thâp giá là món quà vô giá, món quà từ biệt của Chúa khi Chúa sắp xa lánh cõi trần.
Chúng con sung sướng tiếp nhận món qùa của sự thương yêu chăm sóc và lo lắng qúy báu vô ngàn nàyï

Lời thứ bốn :

"Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa tôi, nhân sao Chúa bỏ tôi" (Mt 27:45-47; Mc15:33-36)

Tất cả kinh nghiệm của nhân loại Chúa Giêsu đều trải qua và có kinh nghiệm xâu xa trên thập giá. Ngài không biết tội lỗi là gì, nhưng thật ra Chúa không cần biết đến tội lỗi mới có thể làm con người.
Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta được cấu tạo nên vô tội và chính tội lỗi đã làm cho nhân loại mất đi căn tính của mình. Và bởi vì Chúa Giêsu đã thật sự là con người hết mình, chúng ta biết rằng Ngài cũng hiểu biết tận tình tất cả những gì là nhân tính của chúng ta, kể cả những sợ hãi yếu đuối, cám dỗ, cô đơn, những dày vò của lương tâm, những nhu cầu chúng ta có đối với Chúa và đối với tha nhân.
Chúa Giêsu kêu lên lời nói thứ bốn trong sự tuyệt vọng cùng cực. Tất cả chúng ta đôi lần cũng đã phải trải qua những giây phút ấy: "Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa tôi, nhân sao Chúa bỏ tôỉ" Đây là tiếng kêu đau đớn nhất của người bầy tôi của Chúạ Theo thánh Maccô và Mathêu đã ghi lại thì khi lời này được thốt ra, một đám mây đen bỗng nhiên kéo đến bao phủ trái đất từ giờ thứ sáu (giờ ngọ) đến giờ thứ chín. Theo thánh Maccô, Chúa Giêsu bị treo trên thập giá cho đến giờ thứ sáụ
Chúa chịu đựng mọi sự xỉ nhục của đám đông, sự bỏ rơi của các môn đệ và cả sự nhạo cười của những kẻ cùng bị đóng đanh với Ngàị Đây thực sự là một khung cảnh thê thảm nhất trong đời Ngài khi Chúa phải chịu đựng cả sự bỏ rơi lẫn nhạo cườị Hiển nhên là Chúa Giêsu phải nhận biết cảm giác của sự chối bỏ và chế nhạo trong nhân tính của người đờị Ngài đã bỏ cả cuộc đời xả thân cho kẻ khác, và rao truyền vương quốc cuả Thiên Chúạ
Ngay cả trên thập giá Chuá Giêsu cũng dốc hết tàn lực ra để lo lắng cho giáo hội và để tha thứ cho mọi ng+ờị Vậy mà kết quả công trình của Ngài là gì? Đã có lúc Ngài có cảm tưởng như hoàn toàn vô ích. Ngài như đang phải đối diện với một bức tường trắng hay bị nhốt trong sà lim. Ngài biết là vào những lúc đó con người có cảm tưởng hoàn toàn cô độc và mọi người chung quanh, kể cả Thiên Chúa cũng có thể tự xoay sở mà không cần đến mình. Chúa Gêsu hiểu biết cảm giác của kẻ bị xóa tên trên mặt đất. Ngài bị dày vò bởi nỗi lo âu không thể sống lại, và bởi nỗi nghi ngờ rằng trên đường đời ở một nơi nào đó mình đã chọn một khúc quẹo sai lầm và đã bị lạc đường.
Chúa Giêsu hiểu biết cảm giác cô đơn của những người đã ly dị; những người đang phải tìm quên lãng trong rượu chèma tuý; những người đàn bà bị chồng hành hạ, đánh đập hay bị người ta hãm hiếp; những người đàn ông bị sa thải khỏi sở làm; những người tuyệt vọng hay bị tàn phế.
Chỉ qua nhân tính Chúa Giêsu mới thắc mắc về ý định của Chúa Chạ Đời sống của Ngài là đời sống gì? Thánh giá của Ngài là thảm trạng của cả cuộc đời công khai của Ngài, và lời nói trên thập giá là khúc quẹo của thảm trạng nàyï Đã đến lúc Ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết như một món qùa cuối cùng hiến dâng cho nhân loạị
Một khi Ngài đã kêu lên: "Cứ đau đi, cứ chết đi," Ngài đã tìm đu +ợc niềm vui để vượt qua bóng tối của sự chết và bước vào nơi có ánh sáng. Qua thập giá chúng ta có lý do để hy vọng rằng Thiên Chúa thấu hiểu rõ ràng thế nào là đi trong thung lũng của bóng tối và tử thần, và trải qua nỗi lo sợ bị b? rơi, vì Giêsu đã kêu lên: "Lạy Chúa, sao Chúa bỏ tôỉ"
Chính qua Đức Kitô chúng ta mới có lý do để tin rằng ngay cả cái chết cũng không chiến thắng được tình yêu trung thành Thiên Chúa dành cho dân ngườị
Lời nguyện:
Lạy Chúa Kitô! Chúa đã mang thân phận thảm hại của con người cho tới hơi thở cuối cùng.
Chúa đã muốn lãnh chịu tất cả mọi cảm giác ô nhục, bị bỏ rơi để thông cảm những đau thương hấp hối tủi nhục của chúng con.
Chúa đã ban chúng con niềm tin cậy và hy vọng nơi tình yêu bao la và khoan dung của Ngàị
Xin nâng đỡ ủi an, và ở bên chúng con trong giờ lâm tử, trong cơn hấp hối, những lúc cô đơn, bị người đời ruồng rẫy bỏ rơi. Amen.


Lời thứ năm

"Ta khát" (Ga 19: 28-29)

Cái khát của Chúa Giêsu là hậu quả đau đớn của cực hình trên thập giá. Do đó khi chúng ta nghe Chúa Giêsu than rằng Ngài khát, chúng ta được nhắc nhở thêm bằng tiếng nói nhân loại về bí mật của sự dữ và Thiên Chúa phải trả một cái giá quá đắt cho tình yêu trung thành và khoan dung của Ngài.
Nhưng vì lời nói này đến với chúng ta qua Phúc Âm thánh Gioan, chúng ta phải hiểu rằng bên kia nghiã đen còn có một ý nghiã thiêng liêng nữa. Gioan giúp cho ý nghiã này rõ hơn bằng cách thêm rằng: "Chúa Giê su biết mọi sự đã hoàn tất" và do đó để ứng nghiệm lời kinh thánh, Ngài nói, `Ta khát'".
Thánh Gioan nghĩ rằng cái khát của Chúa Giêsu đã đưa lên tột đỉnh ý nghiã của thánh kinh Do Thái. Có lẽ Chúa Giêsu muốn gợi đến một đoạn của thánh kinh này, chẳng hạn, lời than trong Thánh Vịnh 69 trong đó tác giả, hiển nhiên là một người Do Thái chân chính và đau khổ, đã than rằng, "Khi ta khát chúng cho ta uống dấm." Nếu Chúa Giêsu đã nghĩ về thánh vịnh này, thì chính Ngài đang áp dụng cho chính Ngài niềm hy vọng của Israel về một đấng cứu chuộc, và đang nhắc nhở cho chúng ta bằng lời thánh vịnh rằng Thiên Chúa sẽ nghe tiếng kêu của tôi tớ Ngài đang đau khổ và sẽ tái tạo niềm hy vọng của dân người.
Nhưng có lẽ lời Chúa Giêsu áp dụng rộng rãi hơn cho lời viết trong thánh kinh Do Thái và được ứng nghiệm với một ý nghiã xâu xa hơn. Chẳng hạn, chúng ta nhớ rằng trong khi hấp hối ở vường Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện để khỏi uống chén đắng Chúa Cha ban cho Ngài.
"Chén" là một từ ngữ Do Thái mang hai nghiã: nghiã thứ nhất là một chén đắng đầy đau khổ. Các tiên tri như Isaiah (52-17) thường nói về chén thịnh nộ của Thiên Chúa mà Israel sẽ phải uống để đền tộị Và nhà thánh vịnh cũng nói về chén rươu sủi bọt trong tay Thiên Chúa, một chén đầy độc dược mà những kẻ ác nhân sẽ phải uống cạn. Hiển nhiên là Chúa Giêsu muốn được miễn khỏi phải uống chén này - nếu có thể. Ngài cầu xin là Ngài sẽ không phải chịu thử thách đến chỗ cùng cực. Nhưng thần dữ rất mạnh, và biến những kẻ ngây thơ vô tội nhất thành nạn nhân của chúng, ngay Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi bàn tay của những đại ác nhân ngu muội.
Chúng ta không hiểu tại sao Ngài phải chịu khổ hình như vậyï Chúng ta chỉ biết rằng Ngài tự nguyện lãnh nhận một khi Ngài đã ý thúc rằng điều này phải xảy ra như vậy. Ngài học đức vâng lòi qua sự đau khổ phải gánh chịu, và Ngài uống cạn chén thịnh nộ mà đúng ra Ngài không đáng phải tiếp nhận. Ngoài chén thịnh nộ, còn có một chén khác trong thánh kinh: chén chúc lành và tha thứ. Đây là chén người tôi trung của Thiên Chúa nâng lên để chúc lành cho Người.
Lại còn có ý niệm rằng chính Thiên Chúa là loại chén này, chén chúa đựng vận mạng của dân Người và được Người ban cho uống. Và do đó, khi Chúa Giêsu nói, "Ta khát," Ngài làm ứng nghiệm lời thánh kinh vì Ngài uống chén Thiên Chúa ban chọ Đây vừa là chén thịnh nộ vừa là chén chúc lành: chén thịnh nộ vì qua nó bí mật của sự dũ đuợc trút cạn; đây cũng là chén chúc lành, vì qua khổ đau, Chúa Giêsu tự mình khám phá ra với kinh nghiệm người trần, để rồi bầy tỏ ra cho chúng ta thấy tình yêu vĩnh củu và trung thành của Thiên Chúạ
Thiên Chúa là thức ăn và của uống cho dân Người; Ngài chính là sự sống nếu họ tin lòi Ngài - nếu họ ăn và uống những gì Ngài ban cho nhưng không - họ sẽ đưọc sống. Tiên tri Isaiah nói: "Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang khát, hãy chú ý, hãy đến với Ta; hãy nghe Ta và linh hồn các ngưoi sẽ được sống" (55:1).
Và Chúa Giêsu nói: "Ta khát," biết rằng mọi sự đã hoàn tất và muốn cho lời kinh thánh đuợc ứng nghiệm hoàn toàn. Qua lời trên thập giá, Chúa Giêsu bát đầu được đổ tràn đầy vinh quang của Chúa Cha cũng như sa mạc khô cằn được sống lại bởi những trận mưa đầu xuân. Và khi Ngài tiến vào Vương Quốc, chúng ta thây nơi Ngài một sụ nhắc nhở rõ ràng cho rằng chúng ta cũng được Thiên Chúa tạo dựng. Cũng như giáo lý đã dạy chúng ta một cách rõ ràng và giản dị rằng chúng ta được tạo dựng nên để biết, để yêu, và để phụng sự Thiên Chúa, để cho chúng ta sẽ đuợc hạnh phúc với Ngài đến muôn đời.
Bất cứ cái gì thấp hơn Thiên Chúa có thể cũng tốt đẹp, nhưng không làm cho chúng ta hài lòng lâu dài. Và do đó khi chúng ta cảm thấy bất an và đau khổ, có lẽ chúng ta đã đang tìm sự bình an và hạnh phúc nơi những thú vui vật chất đắt giá đang mời gọi chúng ta. Để ứng nghiệm lời kinh thánh và để buộc chúng ta phải chú ý đến sự bình an vĩnh cửu, Chúa Giêsu đã hỏi trong bữa tiệc ly, "Ta há không phải uống chén mà Cha Ta ban cho Ta saỏ" Và chính Ngài đã trả lòi câu hỏi này khi Ngài bịtreo trên thập giá và kêu lên, "Ta khát."
Lời Nguyện:
Lạy Chúa chúng con đã từng được nghe giảng rằng "Những thèm khát của con tim nhân loại không thể đưọc thỏa mãn bởi bất cứ những gì con mắt thường nhìn thấy hay bàn tay con người có thể nắm lấyï"
Thực vậy chúng con là những kẻ đói khát công lý, sự thật, vẻ đẹp, và tình yêu Thiên Chúa Và chỉ với Chúa chúng con mới được hoàn toàn hạnh phúc.
Xin Chúa luôn luôn nhắc nhở chúng con nhu Ngài đã nói với các tông đồ trong bũa tiệc ly, và với cả nhân loại trên thập giá rằng Chúa đã chịu khổ nạn để cho lời kinh thánh đuọc ứng nghiệm, để chúng con biết ý nghiã của chén đắng, ý nghiã của thánh giá, và ý nghiã của sự thèm khát đưọc yên nghỉ trong tình yêu trung thành, khoan dung và vĩnh cửu của Ngài. Xin nhắc chúng con ràng chúng con được tạo dựng nên để biết Chúa, yêu Chúa, và phụng sự Chúa, để sau này chúng con đưọc huởng hạnh phúc vĩnh cửu bên Ngài.


Lời thứ sáu : 

"Mọi sự đã hoàn tất" (Ga 19:30-37)

Lời thứ sáu trên thập giá, cũng như lời thứ ba và thứ năm, đã được kể lại trong Phúc Âm của thánh Gioan, và do đó chúng ta phải hiểu rằng có hai nghĩạ
Công trình của Chúa Giêsu "đã hoàn tất" theo nghĩa không còn gì để làm thêm nữa, đã chấm dứt.
Nhưng đây cũng là một "chung kết" theo nghĩa là "cùng đích" của tất cả những gì lời Chúa muốn nói lên. Đã hoàn tất: hy vọng của kinh thánh về một đấng cứu chuộc đã đdược đáp ứng tận tình. "Công trình của Chúa Giêsu, theo thánh Gioan, là một công trình của đấng đã đồng thời vừa bị hạ xuống thấp nhất và vừa được nâng lên cao nhất. Như Chúa Giêsu đã hứa với đám đông, Ngài được nâng lên, nâng lên trên thập giá, và hạ xuống tận đất đen theo nghiã người đời. Nhưng Giêsu cũng được nâng lên trong vinh quang - trong cùng một giờ phút - đã thu hút tất cả mọi người về với Ngài và làm cho trí khôn ngoan của thế gian phải xấu hổ.
Bẩy lời cuối trên thập giá, được sắp xếp với nhau, đã bầy tỏ cùng một điểm về công trình của Chúa Giêsu. Một truyền thống cổ cựu đã trích dẫn tất cả các lời này từ các Phúc Âm và sắp xếp theo thứ tự chúng ta có ngày nay để làm sáng tỏ công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu.
Như chúng ta đã thấy trong ba lời đầu, đây là một công trình tự hiến trong việc tha thứ một thế gian đã lên án Ngài, và trong sự tha thứ tên trộm bị treo kế bên Ngài, một kẻ đã nhận biết Chúa Kitô không phải là một tội phạm mà là một vì Vua, và muốn được chia sẻ vương quốc của Ngài. Công trình của Giêsu cũng là công trình của đấng coi sóc hội thánh và nhân loại, trao phó giáo hội và nhân loại cho nhau, để cho sau khi Chúa Giêsu qua đời cả hai sẽ có một mái gia đình qua Thần Trí của Ngài. Nhờ công trình của Chúa Giêsu như đã đưọc tóm lược trên thập giá, chúng ta được hiểu rõ hai điều: tình yêu trung thành của Thiên Chúa và phẩm giá không thể lay chuyển của nhân loại.
Theo lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, "Trong Đức Kitô, và qua Đức Kitô, chúng ta mới hiểu biết hoàn toàn phẩm giá cuả chúng ta, về cao điểm tại đó chúng ta được nâng lên, về phẩm giá cao cả của nhân loại, và ý nghiã của sự hiện hữu của chúng ta"
Trong lời thứ tư, chúng ta được thấy công trình của Ngài ở một khúc quẹo. Ngài đã dốc hết tàn lực trong việc tận hiến, Ngài không còn làm được gì hơn. Ngài cảm thấy bị bỏ rơi. Trong lời thứ năm, Chúa Giêsu khởi đầu một chuyển dịch về với Chúa Cha để được đổ tràn đầy vinh quang.
Cái khát của Ngài được uống chén Chúa Cha ban cho, và khi Ngài uống chén thịnh nộ, Ngài nuốt trôi cả tội lỗi lẫn sự chết . Đồng thời chén thịnh nộ lại trở nên chén chúc lành, vì Chúa Giêsu chứng minh rằng Ngài là kẻ vinh thắng, kẻ chiến thắng tội lỗi và thần chết. Ngài là đường, là sự thật, là sự sống. Hiển nhiên Chúa Giêsu có thể nói lúc đó rằng công trình của Ngài đã hoàn tất, đã đạt tới cùng đích.
Chúa Giêsu đã biến đổi ý nghiã của thập giá cho muôn thế hệ. Thập giá không còn chỉ là công cụ của tội hình để chứng minh rằng toà án thế gian phải có phán quyết cuối cùng. Không, thập giá là một dấu chỉ của sự mâu thuẫn, lật ngược phán quyết của toà án thế gian, và chứng minh rằng thế gian đã sai lầm về ai là kẻ tội lỗi và thế nào là công bình.
Thập giá triệt tiêu quyền lực của bóng tối bằng cách chúng tỏ rằng ánh sánh chiếu rọi trong bóng tố và bóng tối không đàn áp được ánh sáng. Công trình của Chúa Giêsu đã hoàn tất. Và như thánh Gioan đã tiếp, công trình này cũng ban sự sống. Trong Phúc Âm thánh Gioan, cái chết của Chúa Giêsu xẩy tới sau lời nói này, và được mô tả một cách đặc biệt.
Theo Gioan, Chúa Giêsu cúi đầu và trao phó linh hồn. Một lần nữa chúng ta lại phải hiểu theo hai nghĩạ: một là Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng, một là Ngài trao phó Chúa Thánh Linh cho những ai sẽ tiêp tục sống giữa thế gian sau Ngàị Ngài đổ đầy Thần Trí trên người đàn bà và môn đệ yêu qúy đang đứng dưới chân thập giá. Rồi từ cạnh sườn bị lưỡi đòng đâm thủng, máu và nước chảy ra, các dấu chỉ của nước rửa, và máu của Min`h Thánh. Cùng với Chúa Thánh Linh, máu và nước được đổ ra trên giáo hội, để cho giáo hội sẽ có sức mạnh và sự khôn ngoan để đi theo Chúa Kitô đến cuộc sống viên mãn.
Đây là nơi chúng ta được xuất hiện trong hình ảnh như một nhân loại được hồi sinh bởi thập giá, và được buộc phải làm chứng nhân cho thập giá giữa thế gian. Nếu chúng ta đã nghe lời Chúa Giêsu bằng đức tin, chúng ta sẽ trở nên môn đệ của Ngài. Chúng ta phải hiểu rằng làm môn đệ là tiếp tục trong thời đại chúng ta công trình của Chúa, là để cho thánh ý Chúa được thể hiện trên trần gian cũng như nơi thiên quốc. Có một lời hứa cho những ai đứng bên thập giá và nghe được lời Chúa Kitô và trở nên nhân chứng của những lời nàyï Lời hứa của Chúa Giêsu là, "Nếu các con lấy lời Ta làm nơi chúng con cư ngụ, chúng con sẽ thực sự được làm môn đệ của Ta; các con sẽ được biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các con." Trong ý nghiã xâu xa nhất của lời thứ sáu trên thập giá, công trình của Chúa Giêsu chỉ hoàn tất khi đem được mỗi người chúng ta và tât cả thế gian về với sự sống viên mãn.
Lời Nguyện:
Lạy Chúa Kitô, chúng con đã được nghe lời Chúa truyền dạy trên thập giá.
Được nghe Ngài hứa rằng nếu chúng con nghe và giữ vững lời Ngài chúng con sẽ đưọc làm môn đệ của Ngài, và chúng con sẽ được thấy chân lý, được thấy Ngài là đường, là sự thật và là sự sống.
Xin Chúa giúp cho chúng con vững mạnh trong đức tin, cậy và mến, để chúng con tiếp tục công trình của Chúa giữa trần gian.
Xin đổ đầy thần trí của Ngài trên chúng con và trên giáo hội của Ngài, y như lời Ngài đã hứa, để chúng con không bị bỏ rơi, bị mồ côi, bơ vơ giữa giòng đời Xin ban cho chúng con sự sống viên mãn. Amen

Lời thứ bảy

"Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha." (Lc 23:44-56)

Lời cuối của Chúa Giêsu trên thập giá được ghi lại trong Phúc Âm Luca, và tóm lược bức chân dung của Chúa Giêsu do Luca phác họa, như một nhân chứng, một vị tử đạo, cho vương quốc của Thiên Chúa. Qua những gì Luca kể, chúng ta biết được nhiều không những về mối liên hệ của Chúa Giêsu với Chúa Cha, mà còn về lý do tại sao chúng ta phải bắt chước tấm gương của Chúa.
Lời của Chúa Giêsu như một lời kinh, trích dẫn từ Thánh Vịnh 31, là kinh cầu hàng ngày của người Do Thái. Việc Chúa Giêsu hăng say cầu nguyện, là một điều Luca đã muốn nhấn mạnh trong suốt cuốn Phúc Âm ông viết về cuộc đời Chúa. Thí dụ, chỉ riêng Luca đã đề cập đến đoạn Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện sau khi được chịu phép rửa và được Thánh Linh xuống trên đầu.
Chỉ riêng Luca mới ghi rằng khi Chúa Giêsu lên núi, nơi Ngài xuất hiện sáng láng trước mặt môn đệ, Ngài đã đến đó để cầu nguyện. Mathêu và Maccô chỉ đề cập rằng Chúa Giêsu lên núi để được ở một mình. Và chỉ riêng Luca mới cho chúng ta trường hợp trong đó Giêsu dạy chúng ta Kinh Lạy Cha.
Trong Phúc Âm Mathêu, Giêsu chỉ thêm kinh này trong bài giảng trên núi; và nghe có vẻ như là một phần trong danh sách những điều Chúa dặn dò các môn đệ. Nhưng Luca đã kể rằng: "Giờ đây Chúa Giêsu đang ở một chỗ nào đó để cầu nguyện, và khi đã xong, một môn đệ nói, "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, như khi xưa, Gioan Tẩy Giảng đã dạy các môn đệ của ông."
Và Giêsu bảo họ,"Khi các con cầu nguyện, các con hãy nói như sau: "Lạy Cha, xin cho danh Cha cả sáng." Nói một cách khác, Kinh Lạy Cha là một cái gì cac' môn đệ đã bắt chước theo gương Chúa Giêsu.
Họ thấy Giêsu cầu nguyện và thấy Ngài hành động, và họ muốn biết bí quyết của Ngài. Họ xin, "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện." Và với lòng thương sót bao la, Chúa Giêsu đã tư, nguyện dạy cho họ những gì Ngài đã nói với Chúa Cha khi ở một mình.
Lời nguyện lên tiếng là sự khao khát của linh hồn được thốt nên lờị Và với lời cuối thốt ra trên thập giá, Chúa Giêsu lớn tiếng kêu lên một lời kinh, một lời kinh của sự trông cậy hoàn toàn. Lời kinh này thuộc về người dân xứ Israel vì đã được trích dẫn ra từ cuốn Thánh Vịnh. Và như vậy, cho đến phút chót, Chúa Giêsu bày tỏ rằng Ngài luôn luôn kết hợp nên một với dân Ngài, và bày tỏ sự cậy trông nơi Chúa Cha bằng những lời mà tất cả mọi người có thể hiểu được dễ dàng. Bằng những lòi này Chúa Giêsu tiếp nhận cái chết. Cái chết trở nên phương tiện để đẩy Ngài tiến tới. Ngài sử dụng cái chết để đẩy mình rời thế gian này về với Chúa Cha, từ những bàn tay tội lỗi của thế gian về với bàn tay của Thiên Chúa. "Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha."
Trên thập giá sự hy sinh của Chúa Giêsu đã hoàn tất. Ngài tự đẩy mình về với hai bàn tay đón mời của Chúa Cha và đê trở về nhà. Dĩ nhiên, cái chết và sự trở về nhà của Chúa Giêsu không phải chỉ dành riêng cho Ngài. Ngài là đầu cuả thân thể , tức là giáo hội. Nơi Ngài đến, chúng ta bắt buộc phải đi theo, nghiã là nếu chúng ta thâu hoạch được một cái gì nơi gương Chúa và sống đời chúng ta trong thần trí của Ngài.
Theo Luca, đây chính là điều bắt đầu xảy ra trên Núi Sọ. Ngay khi Giêsu thở hơi cuối cùng, dân chúng đã thấy được ngay một cái gì qua cái chết của Ngài. Chẳng hạn, người cai đội La Mã, một người ngoại, đã ca ngợi Thiên Chúa, và kêu lên, "Ông này thật là một người công chính." Và rồi, theo Luca, "khi đám đông đang tụ tập thấy điêu đã xảy ra, họ bỏ về đấm tay vào ngực." Nói cách khác, các chứng nhân của Giêsu về vương quốc của Chúa đã bắt đầu mang hoa trái qua sự hối cải tội lỗi.
Cũng trong sách Tông Đồ Công Vụ do Luca viết, chúng ta thấy được quyền năng to lớn của Thần Trí Chúa Giêsu bốc lửa trong đời sống của các môn đệ. Khi thánh Stêphanô bị tử hình, ông cũng như Thầy, đã tha thứ cho kẻ thù, và cũng mượn lời thánh vịnh 31 để nói, "Lạy Chúa, xin đón nhận linh hồn con." Và sứ điệp của Chúa đã thể hiện rõ ràng với Stêphanô, và Saolô, sau này đổi tên là Phaolô. Sứ điệp này đã đem tin mừng từ Giêrusalem và Giuđêa lên phía bắc vào xứ Samaria, và đến cả tận cùng trái đất.
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu xin cho chúng con là những người của thời đại này cũng nghe được sứ điệp của Chúa qua bẩy lời cuối cùng trên thập giá và biết suy nghĩ về những lời này.
Chúng con là những kẻ hậu sinh của bao nhiêu thế hệ trước đã được nghe những lời này.
Xin cho những lời này ăn xâu vào lòng chúng con, nơi những câu hỏi xâu xa nhất đang chờ đợi một câu trả lời:
Con có xứng đáng không?
Liệu con có được cứu rỗi không?
Liệu con có được tha thứ không?
Chúa có hiểu con không?
Xin giúp cho chúng con hiểu rằng chính bẩy lời trên thập giá là câu trả lời cho chúng con, và đem lại cho chúng con niềm hy vọng vững vàng.

CHÚA NHẬT LỄ LÁ


Giờ chiến thắng vinh quang – Lm. Ignatiô Trần Ngà

Đức Giêsu gọi giờ tử nạn là giờ Người được tôn vinh: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh” (Ga 13, 31).
Vinh quang ở đâu mà chỉ thấy bị bắt bớ, xét xử, bị vu cáo đủ điều, rồi lại bị kết án, bị đòn vọt, bị vác thập giá và cuối cùng là cái chết thảm thương ô nhục trên đồi Canvê!
Vậy vinh quang của Chúa Giêsu ở đâu? Vì sao Chúa Giêsu gọi đây là giờ Người được tôn vinh?
Đối với người không am hiểu, cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một thất bại não nề; nhưng suy cho kỹ, cái chết đó là một chiến thắng rất oanh liệt và vinh quang.
Đây là nơi Chúa Giêsu chiến thắng sự hận thù bằng lòng bao dung.
Đối diện với cuộc kết án bất công, đứng trước những thượng tế, kỳ mục muốn huỷ diệt mình cho bằng được, đối diện với đám đông cuồng nộ đòi đóng đinh kết liễu đời mình, trước những kẻ chế giễu nhạo cười với bao lời thách thức, đứng trước đội quân hành quyết dã man tàn bạo… Chúa Giêsu vẫn không may may oán hận! Người chiến thắng sự hận thù bằng lòng bao dung vô bờ bến. Người nhìn họ với ánh mắt thương xót, vẫn yêu họ bằng trái tim khoan nhân… Rồi vì sợ Chúa Cha đánh phạt họ vì tội lỗi ngất trời của họ, Người tha thiết cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ gây đau khổ và kết án tử cho Người: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34). Đó là tâm tình đẹp nhất, cao thượng nhất trên cõi đời nầy.
Đây là nơi Chúa Giêsu chiến thắng tính khiếp nhược và lòng tham sinh uý tử bằng sự dũng cảm rất cao cường.
Là người ai không sợ chết. Chính Chúa Giêsu cũng đã trải qua những giờ phút kinh hoàng trước viễn ảnh cái chết đau thương sắp đến khi cầu nguyện trong vườn Dầu, thế nhưng Người không bị khuất phục bởi cái chết. Người đã chổi dậy để dũng cảm đương đầu với nó. Người đã chấp nhận chết cách can trường và đã huỷ diệt sự chết để hồi sinh.
Đây là nơi Chúa Giêsu chiến thắng đau đớn thể xác và đau khổ tinh thần.
Là người ai cũng sợ khổ và tìm cách lánh thoát khổ đau. Nhưng Chúa Giêsu đã đón nhận những cực hình đau thương khủng khiếp nhất cách can đảm phi thường. Qua thập giá, Ngài đã hoàn toàn chiến thắng tính khiếp nhược của phận người.
* * *
Qua cách thức Chúa Giêsu đương đầu với cuộc khổ nạn, ta thấy không một thách thức nào làm cho Người lùi bước; không một đe doạ nào làm cho Người khiếp sợ; không một sỉ nhục nào làm cho Người nổi giận hay mất bình an; không hận thù nào tiêu huỷ được lòng bao dung vô bờ bến của Người…
Người thắng được bản năng tham sinh úy tử; Người vượt lên trên nỗi sợ mọi thứ khổ đau; Người thắng được lòng hận thù có thể bùng lên khi bản thân mình bị sỉ nhục và bị đối xử rất dã man và tàn ác… Trong cuộc khổ nạn của mình, Đức Giêsu chiến thắng hoàn toàn bản thân mình, vượt qua các thách thức từ mọi phía để hoàn thành mỹ mãn sứ mạng Chúa Cha đã trao ban.
Chiến thắng cả thiên hạ không bằng chiến thắng chính bản thân mình. Chúa Giêsu đã thực sự chiến thắng bản thân mình, hoàn toàn làm chủ con người mình, bắt thân xác phải vâng phục tinh thần như chiên ngoan. Oai hùng thay! Vinh quang thay!
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa vô cùng dũng cảm và hùng mạnh nên đã chiến thắng tử thần và đẩy lùi mọi cuộc tấn công của nó, xin nâng đỡ chúng con là những kẻ đớn hèn khiếp nhược, đừng để chúng con chào thua trước tội lỗi cách dễ dàng nhưng giúp chúng con kiên cường chiến đấu chống lại tội lỗi và thói hư, để mai ngày được khải hoàn vinh quang như Chúa.

NGƯỜI GIÀU THỰC SỰ

                                    
Suy tầm từ Internet - Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.
Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặt khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già keo kiệt nghèo khó như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẩu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.
Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016quyên hết 4 tỷ đô la còn lại, nếu không chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: "Hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người." Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.
Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?
Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào!!”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời!!”
Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói:“Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi!!”
Ai cũng thích tiền, vì có tiền là gần như có tất cả. Thế nhưng người xưa có câu cách ngôn, ”tiền bạc là tên đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu.”
Đúng thế, có nhiều tiền trong tay có thể làm cho ta sống như một người vô thần, chỉ muốn hạnh phúc ở đời này với hai tay đầy tiền bạc; Thế nhưng ngay ở đời này, lòng tham làm cho đồng tiền trở nên dây xích ràng buộc ta, biến ta trở thành nô lệ cho nó, khốn cực vì nó:
Thức đêm vì của cải làm hao mòn thân xác,
bận tâm về nó sẽ mất giấc ngủ ngon.
Bận tâm vì sinh kế cũng không sao chợp mắt,
lâm cơn bệnh nặng là mất giấc ngủ ngon.” (Hc 31,1-2)
Sự chết cho biết ý nghĩa sau hết của tiền bạccủa cải:
”Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong,
bỏ lại tài sản mình cho người khác.
Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
nơi họ ở muôn đời muôn kiếp.” (Tv 49,11-12)
Vì thế người giàu thực sự là người khôn ngoan, biết đặt đồng tiền vào vị trí đúng thực của nó, vị trí của một tên đầy tớ:
Phúc thay ai giàu có mà vô tội,
không chạy theo của cải, tiền tài.
Người đó là ai để chúng ta khen là có phúc,
vì trong dân mình người đó khiến cho bao người thán phục?”(Hc 31,8-9)

Cái tôi – Hiểu biết và đón nhận



Thánh Augustino đã từng thốt lên rằng: “Lạy Chúa, con yêu Ngài quá muộn màng, Ngài là vẻ đẹp nguyên sơ không hư cũ…” Trong suốt cuộc đời mình, thánh nhân đã đi tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc và không chỉ thánh Augustino đi tìm hạnh phúc mà mỗi người chúng ta cũng đi tìm cho mình hạnh phúc. Có những lúc ta thấy hạnh phúc thật nhưng phần lớn là không hạnh phúc, vì sao vậy nhỉ? Khi mở mắt chào đời, đứa bé cất tiếng khóc, đó là dấu hiệu báo cho người khác biết là nó đã có mặt trong trần gian, khi lớn lên một chút thì ta muốn chứng tỏ cho người khác thấy là ta có khả năng làm được việc này việc khác, tới tuổi trưởng thành và kết hôn, ta muốn chứng tỏ cho người bạn đời thấy ta có thể trở thành một bờ vai chắc chắn cho người nương tựa, tới khi đã về già, ta muốn cho người khác thấy rằng những kinh nghiệm của mình luôn có ích cho những người trẻ. Đó chính là những biểu hiện của cái tôi. Không chỉ là một số người có nhưng là mọi người đều có cái tôi và vô hình chung thì mọi người đều muốn chứng tỏ cho mọi người thấy tôi là thế. Trong cuộc sống có rất là nhiều con người có những biểu hiện chưa được tốt như: tự ái, ích kỉ, ghen ghét…Vậy cái tôi có thật sự đáng ghét không với những biểu hiện như thế. Với bài viết “Cái tôi – Hiểu biết và đón nhận”, ta cùng nhau tìm hiểu một vài biểu hiện tốt cũng như chưa tốt của cái tôi để nhận định xem cái tôi đáng thương hay đáng ghét.
I. Dẫn “TÔI” ra ánh sáng                           
1. Những “cái tôi” của tôi
Mỗi người chỉ có một cái tôi thôi, nhưng vì ta luôn bị ảnh hưởng bởi những ước mơ không thực về cái tôi của mình, hay đặt cho mình những tiêu chuẩn cao quá nên ta thường hay mang cho mình những chiếc mặt nạ, có vô số những chiếc mặt nạ được chúng ta mang tùy từng tình huống. Ta cùng nhau tìm hiểu một vài cái tôi theo quan niệm của các nhà tâm lí học .
Theo cách phân loại của Wylie và đã được Rulla bổ sung thì ta có thể phân cái tôi thành hai loại: cái tôi hiện thực và cái tôi lí tưởng. Cái tôi hiện thực là con người đích thật của chúng ta cho dù ta có biết hay không, cái tôi này là kết quả của ba cấu tố:cái tôi hiển thị, cái tôi tiềm ẩn và cái tôi xã hội. Còn cái tôi lí tưởng là điều mà chúng ta khao khát vươn tới, đó là thế giới của khát vọng, ước muốn, dự phóng, đôi khi còn là thế giới của giấc mơ và ảo tưởng. Cái tôi lí tưởng là tổng hợp của hai yếu tố: lí tưởng cá nhân và lí tưởng thiết chế.[1]
Trong quyến sách tìm hiểu chính mình trong cửu loại tính do Thạch Thảo chuyển ngữ và biên soạn thì con người có chín loại cá tính, và mỗi loại cá tính thì lại có một cái tôi đi kèm.
Với những người có danh xưng là người cầu toàn thì cái tôi của họ là cái tôi phẫn nộ, vì đối với họ mọi sự trên thế giới này đều phải hoàn hảo và nghiêm chỉnh, nhưng họ quên một điều là thế giới này là thế giới hữu hạn, vì thế không thể có được sự  toàn vẹn, và vì không đạt được đòi hỏi của mình nên họ bực tức với hết mọi người.
Đối với những người có khuynh hướng thích giúp đỡ người khác thì họ lại có cái tôi kiêu ngạo đi theo. Vì những người có cá tính này thường giúp đỡ người khác không nề hà gì nhưng họ lại giấu không tỏ cho người khác biết họ cũng có nhu cầu được giúp đỡ.
Những người có cá tính số ba được gọi là người thành công, thật vậy họ rất thành công trong mọi công việc được giao nhưng để đạt được thành công đó thì họ phải cố gắng để che dấu những điều xấu nơi mình, chỉ lo tô vẻ bề ngoài và khoe khoang những thành công của mình, vì vậy cái tôi của họ là cái tôi dối láo.
Tự cho mình là người độc đáo, những người có cá tính này không chấp nhận những điều bình thường nhưng những gì liên quan đến họ thì phải đặc biệt. Chính điều này làm cho họ luôn so sánh mình với người khác và ai hơn họ là họ ganh tị, đó là cái tôi của họ.
Với cảm giác nội tâm trống rỗng và cần phải làm đầy, họ hăng hái lao vào học hành nhưng họ bị cái tôi hà tiện chi phối nên họ không muốn chia sẻ cho ai những kiến thức đó. Họ chỉ lo tích lũy và khư khư giữ cho mình nên họ trở thành keo kiệt.
Một số người khác thì lại  không có khả năng và sự tự tin để hoạt động của họ đạt hiệu quả, vì vậy họ muốn được an toàn bằng cách bám vào luật lệ. Do đó họ trở nên một người nhát đảm đến nỗi điều này trở thành đam mê của họ.
Những người có cá tính lạc quan thì hay lẩn tránh đau khổ, mọi thứ đối với họ phải luôn tốt đẹp và dễ thương. Nhưng họ bị cái tôi buông thả lấn át vì họ hay thần thánh hóa những cuộc vui chơi của mình.
Cái tôi ngạo nghễ là cái tôi đi kèm với những người có tính hùng mạnh, những người này luôn tự hào vì họ cho rằng họ có đủ can đảm để bênh vực sự thật và công lí. Tuy nhiên họ lại rơi vào sai lầm là nói thật một cách trắng trợn nên dễ làm tổn thương người khác.
Cá tính cuối cùng của cửu loại tính là an hòa. Nghe qua có vẻ tốt đẹp nhưng thực ra những người có cá tính này thường là không có cảm xúc trước xung đột, coi khinh chính mình và vì cầu an mà sinh ra lảng tránh mọi công việc nên trở thành cái tôi biếng nhác.[2]

2. Cởi bỏ mặt nạ
Như đã nói là mỗi người chúng ta mang nhiều mặt nạ trong ngày sống, và do mang nhiều quá nên bây giờ đã quen, không còn thấy lóng ngóng hay vụng về nữa, thậm chí mặt được người ngoài nhìn và đón nhận như chính là mạt thật của ta. Vấn đề bây giờ là nhận ra mình đang mang mạt nạ nhưng không dám can đảm để cởi bỏ xuống. Thánh Phao lô đã nói: “việc tốt tôi muốn làm thì tôi lại không làm, việc xấu tôi không muốn làm thì tôi lại cứ làm”. Đây cũng chính là tâm trạng của ta khi nhận thấy rõ chính mình.
Vậy đâu là phương cách để ta có thể can đàm lột bỏ mặt nạ của mình xuống? Đó chính là lòng tự trọng. Lòng tự trọng là trung tâm của đời sống tinh thần. Ta có thể chinh phục thế giới nếu ta có lòng tự trọng, ta cũng có thể yêu tha nhân và tin rằng tha nhân cũng yêu thương ta nếu ta có lòng tự trọng…[3] Và lòng tự trọng được xây dựng trên nền tảng là sự khiêm tốn.

3. Tôi được tự do
Một khi đã can đảm để mang lấy chính bộ mặt thật của mình là ta đã can đảm để dám liều, liều để thay đổi. Thay đổi xong thì ta sẽ nhận ra rằng ta đã không uổng công khi dám làm thế. Bấy giờ, ta nhận ra là mình tốt đẹp nên mình dễ dàng đến với người khác trong yêu thương, không còn do dự hay nhút nhát nữa, ta xác tín là bạn quí ta và sẵn sàng đón nhận ta. Lúc đó ta có thể thốt lên trong hạnh phúc: Ta được tự do.[4]

II. Cảm thông và đón nhận
1.Thiên Chúa thương tôi
Khi đã bỏ mặt nạ xuống thì ta không khỏi có nơi mình một cảm giác của sự đau khổ, một phần là vì  đau khi phải bỏ mình và hai là đau khi cảm giác mình làm cho Thiên Chúa buồn phiền. Con đã từng rơi vào trạng thái như thế nên con hiểu rõ cảm giác này. Khi nhận ra con người thật của mình, con trở nên lo lắng, bất an và đau khổ. Con chìm sâu trong phiền muộn. Sau hơn một tháng ở trong tình trạng như thế, con cảm nhận được  trong một lần con Chầu Thánh Thể, con nghe được một âm thanh nhẹ nhàng nhưng sâu lắng: “con có yêu ta hơn những gì con đang suy nghĩ không?”. Con thật sự thấy bối rối vì điều đó, Chúa không nói với con là Chúa yêu con mà Ngài lại hỏi con về tình yêu con dành cho Ngài. Nước mắt con vỡ òa, con đã hiểu. Thiên Chúa yêu con và Ngài không bỏ con, chỉ có con không hiểu tình Ngài dành cho con mà thôi. Yêu con nên Ngài mới dựng nên con, Ngài cho con có tự do, có tình yêu, có hạnh phúc…

2.Tôi thương chính tôi
Nhưng Thiên Chúa thương ta thôi thì chưa đủ, Ngài con muốn ta phải thương  lấy chính mình, khi mình không thương chính mình thì mình cũng không có kinh nghiệm để  cảm nhận tình yêu của Chúa. Không thương chính  mình  thì mình dễ rơi vào trạng thái  tiêu cực  và  đau  khổ triền miên.

3.Học cách đón nhận
Với những mặt chưa tốt của cái tôi nêu trên, thường thì ta dễ nhận thấy là cái tôi thật đáng ghét, nào là hờn giận, ích kỉ, kiêu ngạo, hà tiện…nhưng nó là ta, do đó không làm cách nào để loại nó ra khỏi ta được. Không loại nó được thì tìm cách sống hòa bình với nó vậy. Hòa bình với nó không phải là thái độ kệ nó, cứ để nó phát huy ra nhưng là tìm thấy căn nguyên của nó, tại sao ta  kiêu ngạo, vì ta  hiểu biết nhiều chăng, biết nhiều mà không chia sẻ để có thêm cái biết thì cái biết đó dần dần cũng sẽ mất. Tại sao ta phẫn nộ với những gì không hoàn thiện của thế giới này…với mỗi người có những loại cá tính khác nhau, ta đặt cho mình những câu hỏi khác nhau, trả lời những câu hỏi đó xong là ta có thể tìm được cho mình cách sống chung với cái tôi của mình.
Điều quan trọng là nhận thức của mình về vấn đề đó, sau đó thì đón nhận với thái độ khiêm tốn và thành thật. Vì sao có các thánh, các thánh có gì trổi vượt hơn người thường? Đây là câu trả lời cho vấn nạn đó, các thánh được là thánh vì nhận ra mình và với lòng tự trọng đã khiêm tốn sửa mình với ơn của Chúa Thánh Thần.

III. Hướng đến cái tôi chân thật
Cái tôi lí tưởng là cái tôi mà ta hướng đến, song có khi nó không phải là cái tôi lí tưởng đúng đắn mà chỉ là cải tôi lí tưởng viễn vông. Đau khổ hơn là thường thì chúng ta lại dễ rơi vào việc chạy theo một cái tôi lí tưởng viễn vông, sau đó không đạt được thì sinh ra đau khổ.
Cái tôi lí tưởng của ta là những gì mà tôi đã hấp thụ được qua năm tháng, là cái mà ta nghĩ mình sẽ là như thế. Nếu ta không đạt được thì ta rơi vào những đau khổ không chính đáng, ta dễ có thái độ oán trách bản thân.[5]
Như vậy để có một cái tôi lí tưởng thật sự thì chỉ có một người có thể dạy ta và làm gương cho ta. Xin giới thiệu đó chính là Đức Giêsu, một mẫu gương sáng chói, vô tì tích, Ngài không chỉ dạy mà còn thực hành điều mình dạy.
                                                                        
1.Đức Giêsu  – cái tôi lý tưởng
Chính Đức Giê su là một tổng số tất cả các cá tính có nơi con người, nơi Ngài những cá tính ấy không còn những đặc điểm đáng ghét nữa mà thay vào đó là nhưng ưu điềm để ta noi theo.
Trước hết, hầu như mọi ngưới đều công nhận Thiên Chúa là Chân – Thiện – Mĩ và nơi Đức Giêsu được biểu lộ ra Ngài là Đấng hoàn thiện (Mt 5,48; Ga 8,46; 8,1-11). Tuy nhiên, lí tưởng thể hiện ra ở nơi Ngài là việc Ngài chấp nhận con người với những giới hạn của họ, Ngài mời gọi ta sống quảng đại và từ bi (Lc 6,29: Mt 5,41).
Nơi thầy Giêsu ta cũng bắt gặp hình ảnh Ngài tận tụy phục vụ tha nhân (Ga 2,1-11; Lc 7,11-15; Mt 9,26-28…) nhưng Ngài giúp đỡ tha nhân không phải để họ lệ thuộc Ngài mà trái lại Ngài còn tránh xa điều đó (Ga 6,11-15; Mc 5,18tt).
Cuộc đời Đức Giê su chỉ có một mục đích duy nhất là xây dựng Nước Thiên Chúa và Ngài cũng có những thành công nhất định (Lc 10,1tt; 8,3), nhưng không vì Ngài là Thiên Chúa mà Ngài không phải nếm mùi thất bại ê chề (Ga 6,15; Lc 4,45; Mt 27,46), điểm hay nơi Ngài mà ta cần học đó là giá trị cuộc sống không đo bằng thành công, nếu lẫn lộn giữa hai điều này thì chúng ta dễ rơi vào tuyệt vọng.
Trái tim Chúa Giêsu cũng là một trái tim bằng thịt như ta nên Ngài cũng có những rung động trước đau khổ của tha nhân (Lc 7,13; Ga 11,35) nhưng Ngài không để cho mình bị chìm đắm trong nỗi u sầu, trong đau khổ bao giờ Ngài cũng hé mở cho ta thấy một chút hi vọng như khi loan báo khổ nạn thì Ngài cũng loan báo Phục Sinh, trong cô đơn Ngài vẫn tỏ lòng tin vào Thiên Chúa Cha…Đó là cái tôi lí tưởng mà chúng ta cần học theo.
Đức Giêsu là bậc thầy khôn ngoan, Ngài giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, Ngài biết chia sẻ cho môn đệ những chân lí cao siêu mà chính Ngài đã cảm nhận được từ nơi Thiên Chúa (Ga 15,15; Mt 5,7; Mc 8,15), tuy là Người khôn ngoan thông thái nhưng chân lí của Ngài không phải xa xôi, hoang tưởng hay là tự mãn mà trái lại ngài đã thực hiện và dạy người khác thực hiện, ngoài ra còn giải thích rõ ràng những chỗ người ta chưa hiểu. Cái tôi lí tưởng của Ngài là ở đó.
Ngôn sứ Isaia đã gọi Đức Giêsu là Vị Tôi Trung của Thiên Chúa, danh hiệu này quả thật không sai, Ngài không chỉ giữ luật Thiên Chúa mà còn trung thành với luật Do Thái (Mc 14,58; Lc 23,2). Cái tôi lí tưởng nơi Đức Giê su là tuy Ngài trung thành với luật nhưng không nệ luật, Ngài cho ta thấy luật chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh.
Mở đầu cho cuộc hành trình của mình, Đức Giêsu đã đi dự tiệc cưới,  rồi Ngài còn đi đánh cá với môn đệ (Ga 2,1-12; Mc 8,19-21), các tác giả sách thánh không ghi lại thái độ của Chúa lúc đó nhưng con nghĩ là Chúa rất vui. Dù Ngài biết là Ngài sẽ phải chịu đau khổ nhưng Ngài đón nhận thực tế cách bình an và vui tươi (Ga 16,21).
Đời rao giảng của Chúa Giêsu không thiếu những lúc Ngài cũng phải lên tiếng để bảo vệ công lí (Mt 23; 10,28), tuy nhiên Ngài bộc lộ cái tôi lí tưởng ở chỗ là Ngài không sử dụng bạo lực để chống bạo động mà Ngài dùng gương sáng và đời sống của Ngài để làm vũ khí và Ngài thành công.
Điểm son cuối cùng nơi Đức Kitô mà ta cần nói là Ngài có một đời sống rất thanh thản và bình an ( Mt 11,29; Ga 14,27) nhưng không vì thế mà Ngài để cho cái tôi lười biếng lấn át mình. Ngài không chấp nhận sự trễ nải, chần chừ, biếng nhác (Ga 5,17; Mc 16,16…)[6]

2.Bắt đầu ngay kẻo muộn
Sau khi đã điểm qua những cái tốt nơi Cái Tôi lí tưởng của Đức Giêsu, ta càng nhận rằng cái tôi thật sự không đáng ghét, nếu chúng ta soi mình nơi gương Giêsu rồi cố gắng sửa mình thì cái tôi của mình sẽ được hướng đến một chiều kích tốt đẹp hơn. Tuy nhiên để nhận ra và thay đổi là điều không dễ, ta cần phải biết suy tư và khám phá mình thì mới có hi vọng. Muốn suy tư có hiệu quả thì ta cần những nguồn mạch của suy tư. Cũng như dòng sông không có nguồn thì nó sẽ nhanh chóng cạn khô thì ta cũng cần có nguồn khi suy tư. Nguồn mạch thứ nhất là nguồn mạch ngạc nhiên, nếu không biết ngạc nhiên thì ta không thể bắt đầu suy tư được. Nguồn mạch thứ hai là nguồn mạch hoài nghi, trong cuộc đời cần có ít nhất một lần hoài nghi về những gì đã được lập trình sẵn, chính nguồn mạch hoài nghi này sẽ giúp ta mở những cánh cửa mà không ai nghĩ tới. Một nguồn mạch nữa cũng quan trọng không kém là kinh nghiệm đau khổ, ai đã can đảm đối diện với cảm giác đau đớn ấy thì dễ náy sinh nguồn mạch suy tư với tâm hồn khiêm tồn, họ sẽ biến những kinh nghiệm đau dớn ấy thành chân lí cho cuộc đời.
Nhận ra những điều trên đã là một bước tiến lớn nhưng nhận ra rồi thì để đó cũng vô ích. Hãy bắt đầu ngay đi, bắt đầu ngay không thì sẽ muộn. Thiên Chúa vẫn đang chờ bạn với đôi vòng tay yêu thương của Ngài.[7]

Tạm kết hành trình
Một cuộc hành trình bao giờ cũng có khởi điểm và kết thúc, cuộc hành trình này chỉ thật sự kết thúc khi được chiêm ngưỡng Thánh Nhan, nên bài viết này chỉ xin gọi là tạm kết, vì còn nhiều điều cần phải suy tư thêm, cần có thời gian để cảm nghiệm thêm. Đây thật sự là một đề tài không những hay mà còn thú vị, mới nghe đề tài thì sợ nhưng khi bắt đầu viết thì lại cảm nhận được cái hay của nó. Cái tôi là chính mình nên không tài nào bỏ đi được, suy nghĩ kĩ thì thấy cái tôi đáng thương hơn đáng ghét. Nó cũng cần được cảm thông và cần được chia sẻ. Nó sẽ đi theo mình trong suốt cuộc đời này nên tốt hơn hết là tay nắm tay cùng nó đi cho trọn con đường Chúa muốn mình đi.

Hoa Đất






[1] Tâm lí và huấn luyện. A. Cencini và Manenti. Nxb Phương Đông.
[2] Tìm hiểu chính mình trong cửu loại tính. Thạch Thảo chuyển ngữ và biên soạn                                                              
[3] Hành trình tự do. Jame E. Sullivan. Nxb Tôn Giáo
[4] Hành trình tự do. Jame E. Sullivan. Nxb Tôn Giáo          
[5] Hành trình tự do. Jame E. Sullivan. Nxb Tôn Giáo
[6] Tìm hiểu chính mình trong cửu loại tính. Thạch Thảo chuyển ngữ và biên soạn
[7] Triết học nhập môn. Giuse Nguyễn Trọng Viễn OP