LỜI AI VANG VANG…


Tại sao một số tu sĩ hôm nay khi nói và viết về đời sống thánh hiến thì mang một màu sắc có vẻ bi quan? Có lẽ là do nhìn thấy con số ơn gọi ngày càng giảm sút? Hay phải chăng là do thấy thế hệ tu sĩ trẻ bây giờ không có những biểu hiện “ngoan ngoãn” ? Cũng có thể là do hoàn cảnh xã hội hôm nay đã và đang tiếp tục bị tục hóa?...... Có quá nhiều lý do để lo lắng cho tương lai đời tu.
Trong bối cảnh như thế, lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico thật đáng để những người đang sống đời thánh hiến cần phải suy nghĩ. Thật vậy, Đức Thánh Cha mời gọi các tu sĩ trở thành những người “đánh thức thế giới”. Cụm từ này ngay lập tức làm ta suy nghĩ rằng thế giới này đang ngủ quên, do đó mới cần được dánh thức. Vậy cần đánh thức như thế nào? Nói thôi đã đủ chưa? Câu trả lời là chưa đủ. Nói là một điều cần thiết nhưng sống điều mình nói còn cần thiết hơn. Người ngôn sứ là người như vậy, phải làm được cả hai điều này thì mới là người ngôn sứ đích thực. Vậy người ngôn sứ cần nói gì và sống gì đây? Trả lời được câu hỏi này thì cũng trả lời được cho vấn nạn cho tương lai đời tu.
1.     Khởi đi từ các lời khấn
Để “đánh thức thế giới”, người tu sĩ nói chung và người nữ tu nói riêng cần phải vượt qua được những thách đố trong đời sống của mình. Thách đố này quan trọng, vốn đã cũ nhưng với xã hội hôm nay thì đòi buộc người tận hiến phải can đảm vượt qua. Đó chính là những thách đố liên quan đến các lời khuyên phúc âm mà các tu sĩ tuyên khấn.
Thật vậy, bản chất cảu lời khấn tuân phục là ta từ bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa qua các bề trên chính thức và hợp pháp của Dòng. Khi nói lên lời cam kết này, tu sĩ đã chấp nhận để cởi bỏ nơi mình sự tự do để định đoạt đời mình. Đây là một điều khó khăn, nhất là trong bối cảnh xã hội hôm nay, con người đẩy tự do của mình lên tới đỉnh điểm để khẳng định cái tôi của mình. Thật ra, đề cao tự do là một giá trị tốt gắn liền với việc tôn trọng con người. Ở đây, người tu sĩ sống đức vâng phục nhằm giới thiệu Đức Kitô là một gương mẫu trong việc tuân phục Chúa Cha và đó là một sự tuân phục trong tự do thật sự.
Nền văn hóa hưởng thụ ngày nay giản lược tính dục thành một thứ trò chơi và gây ra vô số hậu quả về luân lý, đạo đức và tâm lý. Trong hoàn cảnh đó lại nổi bật lên chứng tá sống động của các tu sĩ, đặc biệt là nữ tu, khi họ cam kết chỉ sống trọn vẹn cho Thiên Chúa và từ chối hưởng thụ nhục dục. Đây là một chứng tá cần thiết cho con người hôm nay hơn cả và dành cho mọi thành phần trong xã hội. Điều mà con người cho là không thể thì chính các nam nữ tu sĩ đã cho thấy là có thể và họ đang nêu lên những gương sáng sống động khi họ không đặt tình yêu của mình vào một con người nhưng là mọi người, họ vẫn quân bình trong đời sống, trái tim vẫn đập những nhịp đồng cảm với nhân loại. Nơi các nữ tu thì điều này càng rõ ràng hơn, có lẽ vì Thiên Chúa phú bẩm cho họ có trái tim nhạy cảm và tình mẫu tử sâu sắc. Đời sống độc thân của người tu sĩ hệ tại ở việc họ đón nhận được tình yêu từ Thiên Chúa và từ tình yêu đó, họ được huấn luyện để am tường việc thế nào là yêu thương người khác cách sâu sắc. Chính đời sống và việc làm của các nữ tu như săn sóc người già, trẻ em mồ côi, chăm sóc và nâng đỡ những chị em lầm lỡ….đã và đang trở nên lời ngôn sứ cho thế giới này.
Xã hội và con người hôm nay đang ngủ quên trên những của cải vật chất và do đó, ai có nhiều tiền bạc và của cải thì có tiếng nói và quyền lực. Thế mà các tu sĩ vẫn can đảm thưa lên lời đáp trả với tất cả ý chí và tự do, đó là sống khó nghèo theo gương Đức Giêsu. Lời khấn khó nghèo tự bản chất là việc người tu sĩ chấp nhận từ bỏ ước muốn được sở hữu mọi của cải vật chất. Để nói và sống được điều này không phải là dễ, vì xã hội hôm nay cái gì cũng nại đến tiền bạc và nó trở nên thước đo giá trị con người. Sống khó nghèo là người tu sĩ chấp nhận sống nghịch lại với nền văn hóa này và đồng thời đó cũng là lời phản bác lại với những gì mà nền văn hóa này cho là cốt yếu và hạnh phúc. Khi sống khó nghèo, tu sĩ trở nên lời ngôn sứ bằng việc chia sẻ với người nghèo, không chỉ trong phương diện vật chất mà còn cả trong phương diện tinh thần.
Những lời khuyên Phúc âm hôm nay cần được hiểu nhiều hơn về phương diện ý nghĩa đối với đời sống thánh hiến cũng như sứ vụ mà đời sống này lăn xả vào. Lời khấn Tuân phục được hiểu rộng hơn qua từ ngữ “lắng nghe”, như thế tu sĩ không chỉ làm theo cách máy móc mà còn biết lắng nghe từ Đấng ban Lời và dám làm theo cũng như dám chịu trách nhiệm. Lời khấn Khó nghèo được đặt trọng tâm ở sự trung thực và lời khấn Khiết tịnh là ở việc mỗi tu sĩ trở thành con người yêu thương hơn và mở ra hơn.
2.     Đời sống cộng đoàn – một chứng tá hữu hiệu
Hầu hết các tu sĩ đều sống cộng đoàn. Đó có thể là một cộng đoàn hiểu theo nghĩa chặt, là các tu sĩ sống và làm việc cùng với nhau. Nhưng cộng đoàn cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là các anh chị em thuộc các Tu hội đời, họ sống ở gia đình và làm việc theo nghề nghiệp riêng của mình. Tuy nhiên, tất cả đều là một môi trường lý tưởng để trở thành người “đánh thức thế giới”.
Thật vậy, chính trong môi trường này mà những lời khấn có một ý nghĩa thực tế hơn. Nói cách khác, đây là nơi mà mỗi tu sĩ thực thi Lời khấn của mình. Đó là một sự chia sẻ thời giờ, năng lực, cả con người và những gì chúng ta có như Đức khó nghèo mời gọi. Đức khiết tịnh lại là một qui chiếu về một thái độ sẵn sàng yêu thương, mở rộng mối tương quan mà các buổi họp cộng đoàn đã khơi lên. Đây cũng là nơi mà Đức vâng phục tìm thấy một sinh lực sống mới mẻ như một lời đáp trả cho tiếng gọi của Thiên Chúa và của tha nhân. Cộng đoàn không chỉ là nơi mà những con người sống với nhau để cùng thực thi một tác vụ nhưng còn là nơi mà những người sống trong đó được mời gọi để chia sẻ cùng một tầm nhìn và sẵn sàng cố gắng hết sức để tầm nhìn đó được thực hiện.
Năm 1850, Hội dòng Đaminh Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi Monteils được thành lập. Cha Gavalda nhìn thấy tình trạng mù chữ và sự phân biệt giàu – nghèo trong xứ sở nên đã mời gọi sự cộng tác của cô cháu gái là Alexandrine và cũng tiếp tục với tầm nhìn đó, các nữ tu trong những ngày đầu thành lập và cho đến bây giờ vẫn cùng nhau chung sức đồng lòng để làm cho tầm nhìn đó trở thành những việc làm cụ thể: dạy chữ cho người nghèo, không phân biệt kì thị giai cấp, ngôn ngữ, tôn giáo…, ngôi nhà các Soeur ở phải là ngôi nhà ở giữa làng và hướng về làng.
Hôm nay khi trở thành một nữ tu Đaminh Monteils, tôi cũng được mời gọi chung tay với chị em trong Hội dòng để thực thi sứ vụ trở thành ngôn sứ. Bản lề của đời tu không gì khác hơn chính là Lời khấn, Linh đạo và Cộng đoàn. Để sống và rao giảng trong xã hội hôm nay, tôi không chỉ cần nắm được những lý thuyết và tuân giữ đầy đủ mà quan trọng hơn là tôi hiểu được ý nghĩa và thường xuyên cật vấn mình là tại sao mình sống như thế. Luôn bám chắc vào bản lề trên, tự khắc tôi và bạn sẽ cảm thấy được sự cần thiết của việc thinh lặng, cầu nguyện, khổ chế và hi sinh.
Vai trò ngôn sứ của các tu sĩ phải trải dài suốt cả đời thánh hiến. Sẽ không thiếu những bước thăng trầm, không được lắng nghe nhưng lời ngôn sứ vẫn phải vang vọng không ngừng. Đảm nhận vai trò ngôn sứ đồng nghĩa với việc đón nhận sự chống đối, sự bách hại…như Thầy Giêsu đã từng nói với các môn đệ năm xưa. Cần lắm một tấm lòng thủy chung của các nữ tu đối với Đấng Lang Quân. Các nữ tu đã từng được coi là “ái nữ của Giáo hội”, và vẫn mãi giữ được vị trí này. Đời tu còn tồn tại hay không chờ đợi chính câu trả lời nơi chứng tá và sứ vụ của các tu sĩ hôm nay.
HOA ĐẤT


THÁNG 1


THÁNG 1


NGÀY
LỄ
QUAN THẦY
01/01
Lễ Mẹ Thiên Chúa
Bổn Mạng Tu Viện
MẸ THIÊN CHÚA
03/01
Lễ Thánh Genevièvè
Chị Chúc
25/01
Lễ thánh Phaolô TĐ Trở lại
Dì Cẩm
27/01
Lễ thánh Angèle Merici
Chị Lành
31/01
Thánh Gioan Boscô, Lm
Chị Vy

LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN


NGÀY
LỄ GIỖ

27/01

 

27/01/2009

(02/01/2009 ÂL)

Ông cố Antôn - Thân phụ chị Hữu

Bà cố Anna - Thân mẫu Dì Nhơn

31/01/2007

(13/12/2006 ÂL)

 

31/01/2016

(22/12/2015 ÂL)

Ông cố Giuse - Thân phụ Chị Phương (Lourdres)

Bà cố Catarina – Thân mẫu Dì Nga


  

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA

Chúa Giêsu chịu phép rửa năm A
Lời Chúa: Mt 3,13-17


Chúng ta có ngạc nhiên không khi nghe nói Chúa Giêsu chịu phép rửa? Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng hoàn toàn thánh thiện không liên lụy với tội lỗi, thế nhưng sao Ngài lại đến xin Gioan làm phép rửa cho Ngài?
Phép rửa của Gioan chỉ là phép rửa trong nước, là một hình thức ăn năn thống hối, không có hiệu lực tha tội. Ngài muốn chịu phép rửa không phải để xin ơn tha tội, nhưng là muốn hòa mình vào đám người đang đến với Gioan, nghe lời ông giảng và tỏ lòng ăn năn thống hối. Chúa Giêsu muốn chứng tỏ rằng Ngài đến là để kêu goi người ta ăn năn thống hối để đón nhận ơn cứu độ Ngài mang đến cho họ.
Chúa Giêsu đến xin ông Gioan làm phép rửa cho Ngài, làm cho ông sững sờ, vì ông biết ai đang xin ông làm phép rửa: “Chính tôi mới cần được Thầy làm phép rửa…” Gioan công nhận mình là người tội lỗi và cũng công nhận Chúa Giêsu là Đấng vô tội. Nhưng cần phải… giữ trọn đức công chính, tức là làm theo ý Chúa.
Trước mặt Chúa, tất cả chúng ta đều là kẻ tội lỗi. Chúng ta cần đươc thanh tẩy. Và Chúa Giêsu đã đến mang lại cho chúng ta, không phải một phép rửa bằng nước mà trong Thánh Thần. Chúa Giêsu được dìm trong dòng nước chứng tỏ Ngài trở thành như chúng ta để nâng chúng ta lên. Đây phải chăng là một cách diễn tả lại mầu nhiệm Nhập Thể? Ngài lên khỏi dòng nước và một điều xảy ra, nhiệm mầu, mà thánh sử xem như trời mở ra. Chúa Giêsu mở cửa trời cho tất cả những ai nhìn nhận mình tội lỗi và thành tâm thống hối theo vết chân Ngài. Từ nay cửa trời không còn đóng kín nữa và một thời mới đã mở ra cho chúng ta. Thánh Thần Chúa đổ xuống trên Ngài dưới hình thức chim bồ câu. Điều đó chứng tỏ Chúa Giêsu tràn đầy Thánh Thần. Sứ vụ của Ngài là mang ơn cứu chuộc đến và con người tội lỗi chúng ta sẽ được Thánh Thần thanh tẩy để trở thành con người mới trong Thánh Thần như thánh Phaolô nói.
Một hiện tượng khác xảy đến, đó là Chúa Cha từ trời phán: “Này là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Cả Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện trong biến cố này, chứng tỏ rằng việc cứu chuộc là việc của cả Ba Ngôi Thiên Chúa, chứ không riêng gì của Chúa Giêsu. Đây chính là một sự tỏ hiện rõ ràng tình yêu của Chúa Cha đối với chúng ta. Thánh Gioan đã nói: “Chúa Cha đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một mình cho thế gian”. Và đúng thế, Chúa Cha đã tuyên bố một cách minh nhiên cho chúng ta biết: “Đây là Con yêu dấu của Ta”. Không những Chúa Cha chứng thực mà chính Thánh Thần Chúa cũng chứng thực khi đến đáp trên Chúa Giêsu. Vì thế, nhờ Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần, chúng ta được nhận vào gia đình của Chúa Cha, chúng ta trở nên con Thiên Chúa.
Con Thiên Chúa! Chúng ta có cảm thấy vui mừng khi nghĩ rằng mình là con Chúa không? Đúng ra chúng ta hãy vui mừng cất lên lời tạ ơn như Đức Mẹ đã tạ ơn: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, lòng trí tôi nhảy mừng trong Chúa… Vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ”. Được làm con Thiên Chúa là một hồng ân lớn lao vượt quá trí tưởng tượng của chúng ta, vì thế một số đông trong chúng ta không cảm thấy gì cả. Nghe nói vậy thôi. Chúa đã đoái thương chúng ta, sai Con Một đến giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi, mở cửa Nước Trời cho chúng ta, biến chúng ta thành con Chúa. Cả một tình thương trời bể mà chúng ta không ý thức đủ! Nguyện xin Chúa Thánh Thần soi dẫn tâm trí chúng ta, để chúng ta hiểu biết tình thương Chúa hơn và đáp lại.
Mấy người trong chúng ta vui mừng khi đọc kinh của Chúa Giêsu dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”? Thánh Phanxicô Assisi, một ngày nọ đi với một thầy trong dòng. Vì đường còn xa, thánh nhân đề nghị với thầy là mình đọc kinh lạy Cha. Khi đến cổng nhà dòng, thánh nhân hỏi thầy: “Thầy đọc bao nhiêu kinh?” Thầy vui mừng đáp: “Thưa Cha, con đọc được hai trăm năm chục kinh. Thầy hỏi lại: “Còn Cha?” Thánh nhân đáp: “Tôi đọc chưa được một kinh”. Thầy ngạc nhiên, thánh Phanxicô mới giải thích: “Tôi chỉ nói được tiếng lạy Cha mà thôi, vì khi tôi nói tiếng lạy Cha, tôi vui mừng và cảm thấy hạnh phúc đến nỗi tôi không thể nói gì khác”. Ước chi chúng ta cũng cảm thấy hạnh phúc như thánh nhân khi nghĩ rằng chúng ta được gọi Chúa là Cha. Chúng ta có một người cha vô cùng đáng mến mà chúng ta không mấy yêu thương. “Hãy nên trọn lành như Cha anh em ở trên trời là Đấng trọn lành”. Chúa Giêsu ước mong như thế. Chúng ta đừng làm cho Ngài thất vọng, đừng để cho những gì Ngài làm cho chúng ta ra vô ích.
Để giúp chúng ta trở nên con của Chúa Cha, Chúa Giêsu không ngại liều mạng cho chúng ta. Ngài hóa thân thành một của ăn để cho chúng ta nuốt Ngài vào cơ thể chúng ta để cùng sống với chúng ta, giúp chúng ta trở nên những đứa con mà Chúa Cha yêu mến. Chớ gì khi nhìn đến chúng ta, Cha trên trời có thể nói: “Đây là con Ta rất yêu dấu, Cha hài lòng về con”.
Lm. Trầm Phúc