CHÚA KI TÔ - VUA VŨ TRỤ

 

CHỈ VỀ TÌNH YÊU

“Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê” 

“Thách thức của Tin Mừng là nó vẫn dang dở mà chúng ta được mời gọi viết ra bằng những việc bác ái.  Chúa Kitô muốn Giáo Hội luôn là một Giáo Hội đi ra như Ngài đã đi ra, bỏ trời xuống thế.  Ngài hướng chúng ta đi vào con đường một chiều, không có vé khứ hồi: “Đi ra từ chính mình!”  Hy sinh mạng sống vì người khác và bắt đầu con đường tự hiến.  Đó là tình yêu!  Vì Ngài sẽ luận thưởng mỗi người chỉ về tình yêu!” - Đức Phanxicô. 

Kính thưa Anh Chị em,

“Ngài sẽ luận thưởng mỗi người chỉ về tình yêu!”  Tin Mừng lễ Chúa Kitô Vua nói với chúng ta về cuộc phán xét cuối cùng.  Với hình ảnh sống động của dụ ngôn chiên đứng bên hữu, dê đứng bên trái, Chúa Giêsu cho thấy đó sẽ là cuộc xét xử ‘chỉ về tình yêu!’ 

Gioan Thánh Giá nói, “Vào buổi chiều của cuộc đời, chúng ta sẽ bị phán xét chỉ về tình yêu!”  Ignatiô Loyola thì nói, “Tình yêu được thể hiện nhiều bằng việc làm hơn là lời nói!”  Mỗi việc bác ái chúng ta làm ‘là làm’ cho Chúa Kitô, “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống…”  Và còn hơn thế, “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta!” 

Vương quyền của Chúa Kitô hoàn toàn khác vương quyền thế gian.  Nó đơn giản là thực tại căn bản của mọi sự tồn tại: “Tình yêu!”  Tình yêu sẽ là tiếng nói cuối cùng, cũng là tiếng nói đầu tiên.  Với Chúa Kitô, vương quyền đó lên tiếng từ một chiếc nôi khiêm tốn, máng cỏ; và sau cùng, từ một ngai vàng rất khó chịu, thập giá!  Vậy mà, trên đó ghi: “Giêsu Nazareth, Vua Do Thái.”  Chúa Kitô hiển trị từ thập giá tự hiến nên Ngài cũng luận thưởng chúng ta bằng mức độ ‘thập giá tự hiến’ của mỗi người, nghĩa là ‘chỉ về tình yêu!’

 Vì thế, những con chiên được cứu là những ai đã giúp đỡ kẻ khác.  Chúa Giêsu không khen ngợi họ vì họ cầu nguyện nhiều mà vì việc lành họ làm.  Cầu nguyện là quan trọng, nhưng ngần ấy không đủ!  Ngài muốn tình yêu dành cho Ngài phản ánh qua tình yêu dành cho tha nhân.  Điều kỳ lạ là nhiều người trong số những người được cứu lại không nhận ra rằng, họ thực sự đang giúp đỡ chính Ngài.  Ngài đang ở nơi những ai cần giúp đỡ, nơi các thành viên trong gia đình tôi, nơi các đồng nghiệp; nơi ông chủ khó tính hoặc các bạn cùng lớp của tôi hoặc ngay cả nơi những người ăn xin hôi hám.

Thật đáng sợ khi nghĩ rằng những con dê hư mất không nhất thiết là “người xấu.”  Họ không bị khiển trách vì đã làm điều ác.  Chúa không buộc tội họ gây chiến tranh, buôn người hay khủng bố; đúng hơn, Ngài trách họ về tội thiếu sót, những điều họ không làm, “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn…”  Bạn và tôi có thể nghĩ mình là những Kitô hữu tốt vì không gian lận, không xem phim xấu hay bỏ lễ Chúa Nhật; nhưng việc bác ái từ thiện cũng rất quan trọng.  Hãy làm những việc này mà không bỏ bê những việc khác. 

Anh Chị em,

“Như mục tử tách biệt chiên với dê.”  Bênêđictô XVI nói, “Nếu thực hành tình yêu thương người lân cận theo sứ điệp Tin Mừng, chúng ta sẽ nhường chỗ cho quyền thống trị của Chúa Kitô và Vương Quốc Ngài được hiện thực hoá giữa chúng ta.  Thay vào đó, nếu mỗi người chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình thì thế giới sẽ chỉ có thể sụp đổ!”  Hãy giàu có không chỉ về của cải mà còn về lòng đạo đức; không chỉ bằng vàng mà còn cả đức hạnh! 

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con kết thúc đời mình với lũ dê trong ngày phán xét.  Giúp con đi vào con đường một chiều yêu thương ngay hôm nay mà không cần vé khứ hồi!”  Amen!

 

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 

Nỗ lực cộng tác

 

THƯỢNG ĐẾ CHỈ CHO MỘT CHIẾC GIÀY

Có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách.

Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình.

Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày có bày bán những đôi giày rất đẹp nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng:

“Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ?”

Ông chủ nhìn xuống chân của cậu bé và hiểu ngay vấn đề, ông ấy cầm lấy đôi giày rồi nói:

“Được thôi cháu bé, bây giờ ta sẽ nói với Thượng Đế”.

Sau đó ông ấy cầm đôi giày và đi vào bên trong.

Một lúc sau, ông chủ đi ra, nhưng trên tay chỉ cầm có mỗi một chiếc giày rồi đưa cho cậu bé và nói:

“Cháu bé, Thượng Đế nói rằng Ngài chỉ cho cháu một chiếc giày thôi, cháu phải tự nghĩ cách kiếm tiền để mua chiếc còn lại.”

Cậu bé hỏi:

“Vậy cháu phải kiếm bao nhiêu tiền thì mới mua được chiếc giày còn lại?”

Ông chủ nói:

“2 đô la.”

Cậu bé lại nói:

“Được rồi ạ, cháu sẽ nghĩ cách kiếm tiền, nhưng chú nhất định phải giữ cho cháu chiếc giày còn lại nhé.”

Ông chủ cười nói:

“Cháu cứ yên tâm.”

Sau khi về nhà và tiết kiệm được 2 đô la bằng cách nhặt ve chai, cậu bé vui vẻ chạy đến cửa hàng để trả tiền. Ông chủ đã khen ngợi cậu bé và đưa cho cậu chiếc giày còn lại. Kể từ đó, cậu bé đã có một đôi giày mới rất đẹp.

Khi lớn lên, cậu bé đã từng làm nhiều nghề như nhân viên cứu hộ, bình luận viên, phát thanh viên rồi bước vào giới nghệ thuật và trở thành một ngôi sao nổi tiếng.

Vào năm 1980, cậu bé ấy đã trở thành Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, cũng chính là Tổng thống Ronald Reagan.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, có một lần ông Ronald Reagan được phóng viên hỏi về việc có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự trưởng thành của ông là gì, ông đã kể về câu chuyện

“Thượng Đế chỉ cho 1 chiếc giày” khi ông còn nhỏ.

Ông Reagan cho biết:

“Sau này tôi mới biết được giá gốc của đôi giày đó là 38 đô la, một nửa giá cũng đến 19 đô la nhưng ông chủ cửa hàng chỉ lấy của tôi 2 đô la để dạy cho tôi một điều rằng: Thượng Đế sẽ không cho bạn tất cả những gì bạn muốn, Ngài chỉ cho bạn một phần mà thôi, bạn phải tự mình nỗ lực để lấy phần còn lại.”

Thượng Đế sẽ không cho bất cứ ai quá nhiều hay quá ít. Ngài cho bạn một phần và bạn phải tự mình nỗ lực để có được phần còn lại.



Suy niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

 

TỬ ĐẠO - NGƯỜI LÀM CHỨNG

 




Thật là lạ lùng khi mà các bài đọc trong Thánh lễ mừng các Thánh Tử Đạo hôm nay lại chỉ toàn nói đến niềm vui.  Đặc biệt là lời đáp trong Thánh Vịnh hôm nay: “Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.  Vậy đâu là lý do để Giáo Hội chọn những bài đọc này?

 

Nếu cứ theo cách nghĩ của người đời thì làm sao có thể ca lên lời Thánh Vịnh nói trên, khi mà trong suốt gần 300 năm bị bách hại, người Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua biết bao nhiêu gian nan thử thách: nào là gông cùm, tù tội, nào là đòn vọt, xích xiềng...  Với 6 triều vua cùng 53 sắc dụ cấm đạo đã cướp đi mạng sống của trên 130 ngàn người Công Giáo.  Họ đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ niềm tin của mình.

 

Có lẽ, không chỉ giáo đoàn Việt Nam, mà trong suốt dọc dài của lịch sử Giáo Hội, người tín hữu Chúa Kitô dường như đều gắn liền với những cuộc bách hại.  Trong thời Giáo Hội sơ khai, các tín hữu cũng bị bách hại dữ dội, thế nhưng các ngài vẫn không hề nao núng.  Sách Công vụ Tông Đồ thuật lại rằng, mặc dù bị đánh đập, hành hạ, nhưng khi các Tông đồ ra khỏi hội đường của người Do Thái thì “lòng đầy hân hoan vì thấy mình xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Chúa Giêsu Kitô.

 

Cũng vậy, các thánh Tử Đạo Việt Nam – cha ông chúng ta – đã cảm thấy hãnh diện vì được chịu khổ nhục vì đạo Chúa.  Không những thế, các ngài còn đón nhận những hình khổ cũng như cái chết một cách vui mừng, mà không một chút nao núng, như trường hợp của Thánh Phêrô Đoàn Công Quý: "Dù trăng trói, gông cùm tù rạc, Chén ngục hình xiềng tỏa chi nề.  Miễn vui lòng cam chịu một bề.  Cho trọn đạo trung thần hiếu tử."; hay trường hợp của Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc: "Đông qua tiết lại thời xuân tới.  Khổ tạm mai sau hưởng phúc an.  Làm kẻ anh hùng chi quản khó.  Nguyện xin cùng gặp chốn thanh nhàn."

 

Đã có một thời, thậm chí ngay cả ngày hôm nay, nhiều người không cùng niềm tin với chúng ta vẫn còn tỏ ra dè dặt về danh xưng “Tử Đạo.  Có lẽ vì hai chữ “Tử Đạo” dễ khiến người ta liên tưởng đến những cuộc thánh chiến hay những cuộc đánh bom tự sát chăng?

 

Nhưng đối với trường hợp của các thánh Tử Đạo Việt Nam thì không như vậy.  Mặc dù các ngài ở những bậc sống khác nhau, xuất thân từ những môi trường không giống nhau: có vị là Giám mục, có vị là linh mục, rồi thầy giảng, trùm trưởng, giáo dân; thậm chí có vị còn nắm giữ những trọng trách trong triều đình như Thánh Micae Hồ Đình Hy.  Tuy nhiên, các ngài đều có một điểm chung đó là tình mến Chúa thiết tha và lòng yêu mến quê hương nồng nàn.  Cái chết của các ngài không hề mang màu sắc của sự thù hận, nhưng phát xuất từ một niềm tin, như lời Thánh Micae Hồ Đình Hy: "Tâu bệ hạ, đã 30 năm phục vụ dưới ba triều vua, lúc nào hạ thần cũng là người hết lòng yêu nước.  Nay hạ thần cam chịu mọi cực hình để nên giống Đức Kitô."

 

Nguyên ngữ của chữ Tử Đạo (Martyr) có nghĩa là “Người làm chứng.  Ngày hôm nay, có lẽ không còn những cuộc bách hại đẫm máu, những tra tấn, gông cùm, tù tội…, hoặc ít ra là không gắt gao như thời của các Thánh Tử Đạo - cha ông chúng ta.  Tuy nhiên, người tín hữu sống đạo hôm nay, vẫn phải đối mặt với muôn vàn thử thách.

 

Văn hóa thực dụng và lối sống hưởng thụ thời nay, một cách nào đó, đã và đang cản trở chúng ta thực thi các đòi hỏi của Tin Mừng.  Giữa thế giới văn minh, tiện nghi, việc đạo được nhiều thuận lợi, biết đâu, có khi chúng ta lại dễ dàng chối bỏ niềm tin của mình?  Đó là khi chúng ta sống ích kỷ, chỉ chăm lo đến ốc đảo của riêng mình; đó là khi chúng ta bỏ qua lời thề ước của hôn nhân để ngoại tình; đó là khi những người mẹ giết con bằng hành vi phá thai; đó là khi những người trẻ sống một cách buông thả; đó là khi chúng ta coi trọng những cuộc nhậu nhẹt say sưa hơn là các giờ kinh lễ; đó là khi chúng ta chia rẽ, hận thù và phá vỡ mối giây hiệp nhất trong cộng đoàn...

 

Làm sao để chúng ta có thể vẫn ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, là điều không hề đơn giản.  Chúa muốn chúng ta là nắm men vùi trong đống bột.  Men không được tách khỏi bột, và men cũng không được biến chất thành bột. Bởi vì nếu như thế, men sẽ trở nên vô ích.  Cũng như muối mà mất đi chất mặn thì chỉ còn cách đổ ra đường để cho người ta chà đạp lên…

 

Sẽ khó có thể nói được rằng Tử đạo ở thời nào hay nơi nào khó hơn.  Bởi vì, mỗi thời, mỗi nơi, đều có những khó khăn thử thách riêng.  Các vị Tử đạo cha ông chúng ta, đã phải hứng chịu những bách hại, đặc biệt là những gian khổ về mặt thể lý, như đòn vọt, gông cùm, tù tội… còn chúng ta ngày hôm nay, mặc dù không chịu những thử thách tương tự, thế nhưng để giữ đạo và sống đạo cho đúng với ơn gọi làm người Kitô hữu của mình, chúng ta đã phải tử đạo mỗi ngày, mà người ta vẫn gọi là “những người tử đạo trắng.”

 

Người Kitô hữu sống đạo hôm nay được kể như người đang “lội ngược dòng đời.”  Đang khi thế gian chạy theo tiền bạc và hưởng thụ, tìm mọi cách để vun vén cho bản thân, chúng ta lại được mời gọi sống cho tha nhân, và mưu cầu hạnh phúc cho người khác.  Đang khi cuộc sống hôm nay đầy dẫy những lọc lừa, gian dối, chúng ta lại được mời gọi sống ngay thẳng và làm chứng cho sự thật.  Đang khi thế gian coi nhẹ phẩm giá con người, chúng ta được mời gọi tôn trọng sự sống và bảo vệ những mầm sống đó ngay từ những giây phút đầu tiên trong thai bào.  Đang khi mối quan hệ gia đình, sự thủy chung trong đời sống vợ chồng ngày một trở nên lỏng lẻo, chúng ta lại được gọi mời sống trung thành với nhau cho đến chết…  Và mỗi lần sống như thế, là mỗi lần chúng ta tử đạo. 

 

Mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, mỗi người chúng ta đều được mời gọi trở nên những chứng nhân cho Đức Kitô qua đời sống yêu thương phục vụ.  Nhờ đó, Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô sẽ được lan tỏa đến tận cùng trái đất.

 

Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời!  Chúa đã hy sinh mạng sống mình vì lòng yêu mến Chúa Cha và yêu thương loài người chúng con.  Xin hãy dạy chúng con biết đáp đền tình yêu lớn lao ấy bằng chính cuộc sống chứng tá của chúng con.  Xin cho chúng con giữ được vị mặn của muối, và độ nồng của men, để đem đến cho cuộc đời này một sức sống mới.  Amen!

 

Lm Jos. Nguyễn Văn Tuyên

Trở Về Nguồn

 

Tiểu sử những Mẹ Anastasie để lại

1833, ngày 17 tháng 11 Alexandrine Conduché ra đời, tương lai là Mẹ Anastasie, tại Compeyre, thuộc Tỉnh Aveyron, miền nam nước Pháp.

Sự ra đời1 của Marie Alexandrine Conduché2 Compeyre

Năm 1833, ngày thứ mười bảy của tháng mười một, vào lúc bốn giờ chiều, Jean-Pierre Combes, Thị Trưởng văn phòng thị chính Compeyre, thuộc thành phố Millau, tỉnh Aveyron, xác nhận sự hiện diện của Joseph Conduché, thợ đóng giày, 31 tuổi, là người dân làng Compeyre.

Ông tới giới thiệu một đứa trẻ, giới tính nữ, sinh ngày hôm nay ở Compeyre, ngày 17 tháng 11, lúc 3 giờ sáng, khai rằng đứa trẻ là con của ông và bà Marie Jeanne Artières, vợ chính thức, 33 tuổi và muốn đặt tên cho con trẻ là Marie Alexandrine.

Thông báo và lời khai có sự hiện diện của Jean Louis Martin3, 38 tuổi, và Jean Antoine Galibert, 53 tuổi, cả hai là nông dân và là người dân làng Compeyre.

Người khai người làm chứng đã sau khi được nghe đọc lại biên bản, ngoại trừ Galibert, vì ông nói không biết.

Rửa tội4 của Marie Alexandrine Conduché

Năm một ngàn tám trăm ba mươi ba, ngày mười bảy tháng mười một, Maria Alexandrine Conduché đã được rửa tội bởi chúng tôi, cha phó xứ đã ký ; sinh ngày hôm nay, lúc ba giờ sáng, bởi cặp hôn nhân chính thức ông Joseph Conduché, chủ tiệm đóng giày và bà Maria Jeanne Artières, người dân làng Compeyre, khai sinh của bé đã được đăng ký ở tòa thị chính của Compeyre ; cha đỡ đầu Guillaume Conduché, chủ sở hữu nhà đất, Bác của ; mẹ đỡ đầu là Marie Meljac, người dân ở làng Compeyre. Cha đỡ đầu đã ký cùng với chúng tôi, còn mẹ đỡ đầu không nói không biết (Lafon vic. Conduché) (trích sổ lưu rửa tội, cưới và an táng của giáo xứ Compeyre, 1830-1837, tờ giấy 23, mặt sau hoặc trang 45.)

1837

Alexandrine bắt đầu việc học ngôi trường của Giáo xứ Compeyre.

1847

Tháng 6 : Alexandrine đã rời Compeyre đến Tizac.

Tháng 11 : Alexandrine bắt đầu dạy học chữ đã mở một lớp học cho trẻ tại làng Tizac.

1848

Ngày cầu nguyện cho người qua đời : Alexandrine đã dời đến ở Bor-et-Bar pour để giúp đỡ cha Gavalda.

1849

Ngày 10 tháng ba : Alexandrine vào tu viện Saint-Julien.

Ngày 14 tháng sáu : Alexandrine được nhận áo dòng đổi tên thành Sœur Marie-Anastasie, ý nghĩa của Anastasie là « sống lại ».

Ngày 31 tháng mười hai : Sœur Marie-Anastasie rời tu viện Saint-Julien trở về Bor.

1850

Ngày 1 tháng một : Sœur Marie-Anastasie trở thành hiệu trưởng ngôi trường mới thành lập của Giáo xứ Bor. Tại đây đã để lại dấu ấn thời sơ khai của Hội Dòng Đa Minh Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi Monteils.

1851

Ngày 8 tháng 10 : tuổi 18, Sœur Marie-Anastasie đã khấn dòng trở thành Giáo tập.

1862

Ngày10 tháng 10 : Sœur Marie-Anastasie đã được các Soeurs bầu làm Bề trên Cộng đoàn.

1863

Vào ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi : Sœur Marie-Anastasie đã khấn trọn và đã được bầu làm Bề trên Tổng quyền của Hội Dòng.

1875

Hội Dòng được chính thức ghép vào gia đình Đa Minh, được thành lập bởi Thánh Đa Minh Guzman.

1878

Ngày 21 tháng : Ngày Phục Sinh, Mẹ Anastasie đã trút hơi thở cuối cùng tại Bor.

1885

Một nhóm các Soeurs đã vượt biện Đại tây dương, theo lời mời của các cha Đa Minh và đến định cư tại thành phố Uberaba, Brazil.

Tóm tắt lịch sử

Ngày 12 tháng một năm 1831, Compeyre Pháp, Joseph Conduché, thợ đóng giày, một con người có tính tình hiền lành và rộng lượng, một con người tìm sức mạnh trong đức tin để đối phó với tình thế khó khăn của cuộc sống, đã cưới Marie-Jeanne Artières, một gia đình đã đóng góp nhiều ơn gọi cho Giáo Hội. Marie-Jeanne một người phụ nữ đạo đức can đảm, nhưng sức khỏe yếu, rất tận tâm với gia đình và hết lòng yêu mến Thiên Chúa.

Alexandrine Conduché, người sẽ trở thành mẹ Marie Anastasie, sinh tại Compeyre, ngày 17 tháng 11 năm 1833, thuộc giáo xứ của Địa phận Rodez, trong một gia đình rất công giáo. Gia đình Conduchés, đã đặt ba người con gái của họ dưới sự bảo hộ của Đức Mẹ Maria, và hết lòng sùng kính Mân Côi : Alexandrine được kế thừa từ ba mẹ một phẩm chất đạo đức vững mạnh, một phẩm chất đã giúp cho gia đình này một cuộc sống cao thượng hơn so với hoàn cảnh khó khăn vật chất của họ.

Compeyre là một ngôi làng nằm giữa những hẻm núi của vùng Tarn, xa những tiếng ồn ào của đô thị, một nơi rất an bình, thanh tịnh và tràn ngập ánh sáng, cho một đời sống ẩn dật. Đang còn rất trẻ, Alexandrine đã được kín múc ở đây hương vị của sự cô tịch và thinh lặng, sự cô tịch và thinh lặng chính là cơ hội để bước vào đối thoại với Thiên Chúa.

Vào lúc 4 tuổi, Alexandrine đến trường ở Compeyre, rồi lên 8 tuổi ở Aguessac. Năm 11 tuổi Alexandrine được rước lễ lần đầu, cô đã chuẩn bị rất kỹ càng cho thời khắc này và tâm hồn của Alexandrine đã đong đầy tình yêu Thiên Chúa, nhờ thời điểm được học hỏi ngôi trường của Giáo xứ.

Lúc mẹ của Alexandrine đổ bệnh, cha chưa việc làm ổn định, Alexandrine đã phải nghỉ học để thay mẹ lo công việc nhà cửa.

Tháng 6 năm 1847, cha cậu của Alexandrine, linh mục Artières, cha xứ Tizac, đã đề nghị để giúp cháu. Lúc này xứ Tizac chưa trường học, cha xứ rất bận tâm khi thấy trẻ nhỏ bị mù chữ. Ngài đã nhờ cháu mình dạy cho các trẻ nhỏ vào cuối mùa thu. Alexandrine còn rất trẻ, đã tham gia vào việc mục vụ của Giáo Hội với vài trò là cô giáo trong ngôi làng nhỏ Tizac.

Một ngày kia, khi đọc cuốn sách Bắt chước Đức Mẹ, trong chương tựa đề « Hãy dâng hiến cho Chúa từ lúc còn trẻ », Alexandrine rơi vào dòng chữ sau : « Gương của con sẽ có người bắt chước : tiếp nối bạn sẽ là những cô gái sẽ dâng hiến với niềm vui trong đền thờ của Vua các vua ». Lúc này Alexandrine thì thầm : « Tôi cũng vậy, tôi sẽ một giữa những gái ấy ! Tôi sẽ là tu sĩ»

Mặc dù nhiều công việc nhưng Alexandrine không bao giờ quên chăm sóc đời sống nội tâm. Alexandrine có một tình yêu lớn đối với đòi sống cầu nguyện. Từ đây Thiên Chúa đã hướng dẫn Alexandrine hướng về sứ mệnh giáo dục, trong sự thầm lặng tại nhà xứ ở Tizac, tại nơi đây Chúa đã chuẩn bị cho Alexandrine con đường bước theo gương Đức Mẹ trung thành.

Khi đã xác định được Chúa mời gọi, Alexandrine đã theo lời khuyên của cha cậu để thực hiện và đi theo ơn gọi của mình. Cha sở Tizac đã hỏi ý kiến cha Gavalda, người bà con, là cha sở Bor, người đã nghĩ đến việc thành lập một dòng tu trong giáo xứ của mình. Biết được điều


này, cha Gavalda rất vui và đã nối kết Alexandrine với người cháu họ của ngài là Virginie Gavalda, từ đây ước mơ thành lập dòng của ngài đã được bắt đầu.

Để bắt đầu cho nền tảng của việc lập dòng, hai cô gái này cần được đào tạo, cha Gavalda đã gửi hai cô cháu này vào tập viện của dòng các Soeurs Đức Bà ở Saint julien d’Empare. Lúc nhận tu phục, Virginie đã trở thành Sr Saint Joseph và Alexandrine , Sr Anastasie.

Anastasie chưa bao giờ quên niềm vui thời ở Tập viện. Sau này Sr Anastasie đã nói « Tôi chỉ sống có sáu tháng ».

Cha Gavalda đã vội vã đưa hai người cháu về giáo xứ. Sr Anastasie và Sr Saint Joseph trở lại Bor ngày 31 tháng 12 năm 1849, ngày hôm sau, đã bắt đầu lớp học, từ đây cái nền của Hội Dòng đã được đặt.

Vì Sr Saint Joseph lớn hơn, nên đã được đặt làm Bề trên ở tuổi 24 ; Sr Anastasie được giao nhiệm vụ lo cho trường học, ở tuổi 17.

Sau khi gặp gỡ các bề trên của Giáo phận, cha sở Bor đã được Giám mục Giáo phận chấp nhận cho phép hai Soeurs được khấn dòng và đón nhận 3 ơn gọi mới vào Tập viện. Nghi thức đã được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ.

Vào năm 1850, Giám mục Croizier công nhận sự thành lập của nhà Dòng Bor, Dòng được công nhận dưới tên các Srs Dòng ba Đa Minh.

Ngày 8 tháng 10 năm 1851, vào lễ Đức Mẹ Mân Côi, Sr Anastasie trở thành Giáo Tập Viện đúng theo giáo luật. Ngài lúc đó tâm hồn của Cộng đoàn. Sr Joseph, vào thời điểm này, thể hiện nhiều khó khăn trong việc sống đời sống tu trì, không khả năng từ bỏ đời sống đời tu yêu cầu. Sr Marie-Anastasie đã tìm nhiều cách để giúp đỡ Sr Saint Joseph, đã nhiều đêm thức trắng để chăm sóc Sr Saint Joseph đang bị bệnh.

Với thời gian hoàn cảnh của Sr Saint Joseph càng trở nên trầm trọng hơn và tinh thần tu sĩ ngày càng mờ nhạt đi, tâm lý ngày càng bị kích thích và trở nên buồn tẻ. Đây là một khoảng thời gian hết sức khó khăn cho Sr Saint Joseph. Tháng 9 năm 1862, với sự đồng thuận của các Bề trên Giáo phận, Sr Saint Joseph rời Hội Dòng. Trong một thời gian rất ngắn, hình ảnh của Hội Dòng đã thay đổi diện mạo. Nhìn vào tinh thần và gương của Sr Marie Anastasie, các Soeurs đã thêm động lực có trải nghiệm mới về đời sống tu trì : sự thinh lặng, sự chiêm niệm, nhân đức khổ hạnh, đức vâng lời, đời sống cầu nguyện.

Khi được chọn lên làm Bề trên Tổng của Hội Dòng, Sr Marie-Anastasie vừa tròn 29 tuổi. Ngài đã dâng vai trò mới đảm nhận này trong vòng tay của Đức Trinh Nữ Maria, và nhận Mẹ như là người Mẹ người bảo hộ Hội Dòng, Thánh Giuse Đấng bảo trợ chính. Tính cách làm việc của Mẹ Marie-Anastasie luôn trong tinh thần cẩn trọng với cả trái tim. Trước khi quyết định bất cứ việc gì, mẹ luôn đặt câu hỏi, suy nghĩ, và cầu nguyện nhiều.

Với thời gian, vì làm việc quá sức và chay tịnh ngặt, nên sức khỏe của Mẹ Anastasie đã yếu dần và không còn sức lực của thể chất. Ngày 21 tháng 04 năm 1878, vào ngày chủ nhật phục sinh, khoảng 05 giờ chiều, trong khi chị em đang đọc kinh cầu các Thánh, Mẹ đã dần lịm đi trong vòng tay của Chúa.

 

1 Chứng nhận rửa tội đã được tìm thấy năm 1962, trong lúc tìm kiếm hồ tài liệu tại văn khố Giáo phận, nhân hội làm hồ sơ xin phong thánh cho Mẹ Anastasie. Xem tài liệu 1 trong sách "Lettres de Mère Anastasie 1er volume (1833 - 1967)"

 

2 Alexandrine, như cha của ngài, sẽ luôn Conduché. Xem tài liệu 1 cuốn "Lettres de Mère Anastasie 1er volume (1833 - 1967)"

 

3 Một trong những nhân chứng, Jean Louis Martin, có thể là bà con với bà nội của Alexandrine. Xem tài liệu 1 trong sách "Lettres de Mère Anastasie 1er volume (1833 - 1967)"

 

4 Tài liệu 2 trong sách "Lettres de Mère Anastasie 1er volume (1833 - 1967)"


Nguồn gốc sách tham khảo:

1.       "Trở về Nguồn: tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của Dòng các Sơ Đa Minh Monteils" của Cathérine Mounier - 1992

Tiểu sử của Mẹ Marie-Anastasie (theo cha Bernadot cha Lajeunie)

2.   " Đời sống và Việc làm của Mẹ Marie-Anastasie : Một con đường Yêu Thương và Vị Tha" của Maria de Lourdes Rossi Remenche và Miriam Cristina Ferreira Gulin – Curitiba năm 2008

3.     " Thư của Mẹ Anastasie, cuốn Ier (1833 - 1967)" Bản in thứ nhất, tiếng pháp - tháng 10 năm 2010.

BÀI HỌC TỪ MẸ ANASTASIE

Từ đầu tới chân tôi muốn một lời ca Alleluia

Từ đầu tới chân, tôi muốn được tràn ngập niềm vui sự bình an ;

Từ đầu tới chân, tôi muốn một lời ca Alleluia

Từ đầu tới chân, tôi muốn được tràn ngập niềm vui sự bình an.

Chính Anastasie đã dạy tôi hãy luôn cầu nguyện, vì công việc của các Thánh là cầu nguyện với Chúa Giêsu trong tình yêu ;


Chính Anastasie đã chỉ tôi con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực, ngài dạy rằng khi tiếng của Giêsu mời gọi bạn, hãy trung thành bước theo tiếng gọi đó.

Washington Abadio da Silva (Lời* nhạc)

* Lời được gợi hứng từ những bài viết về Mẹ Anastasie, Đấng sáng lập Dòng các Đa Minh Monteils, lời này được viết để tưởng nhớ về Mẹ Anastasie.