Một cuốn phim tựa đề là Mask được
dựa trên câu chuyện có thật của một bé trai tên là Rocky Dennis. Em bị bệnh rất hiếm mà nó làm cho xương sọ và
mặt của em lớn hơn bình thường.
Hậu quả là khuôn mặt của Rocky
thì méo mó và biến dạng khủng khiếp. Dáng
vẻ kỳ quái của em làm cho nhiều người phải tránh xa em, và nhiều người khác lại
nhạo cười em.
Qua tất cả những điều đó, Rocky
không bao giờ thấy thương hại chính mình. Em cũng không tức giận. Em cảm thấy buồn về diện mạo của mình, nhưng
em chấp nhận điều đó như một phần của cuộc đời.
Một ngày kia, Rocky và chúng bạn
đến thăm một khu giải trí. Chúng đi vào
một “căn phòng đầy tấm gương” và cười thích thú khi nhìn đến thân hình và diện
mạo của chúng bị các tấm gương làm méo mó.
Bỗng dưng Rocky nhìn thấy điều gì
đó làm em sững sờ. Một tấm gương làm méo
mó diện mạo dị thường của em cách nào đó mà nó làm cho khuôn mặt của em trở nên
bình thường – ngay cả đẹp trai lạ lùng.
Lần đầu tiên, chúng bạn của Rocky
nhìn thấy em trong một cách hoàn toàn mới. Chúng nhìn thấy ở bên ngoài những gì bên trong
con người em: một người thực sự xinh đẹp.
Điều gì đó giống như vậy đã xảy
ra cho Đức Giêsu trong bài phúc âm hôm nay. Trong sự biến hình của Người, các môn đệ của Đức
Giêsu đã nhìn thấy Người trong một phương cách hoàn toàn mới. Lần đầu tiên họ nhìn thấy ở bên ngoài những gì
bên trong của Người: là Con Thiên Chúa vinh hiển, xinh đẹp.
Điều này nêu lên một câu hỏi. Tại sao sự biến hình của Đức Giêsu lại được đặt
vào các bài đọc mùa Chay, mà chúng thường ảm đạm, thay vì các bài đọc mùa Phục
Sinh, thường đối diện với sự vinh hiển của Đức Giêsu?
Câu trả lời nằm trong bối cảnh của sự biến hình trong
bài Phúc Âm. Sự kiện này xảy ra sau khi
Đức Giêsu nói với các môn đệ là Người phải lên Giêrusalem để chịu đau khổ và chịu
chết.
Khi ông Phêrô nghe Đức Giêsu nói
điều này, ông lớn tiếng nói, “‘Lạy Chúa đừng để việc đó xảy ra cho Thầy!’ Đức
Giêsu quay lại và nói với ông Phêrô, ‘Xatan, hãy tránh xa ta! Anh cản lối Thầy,
vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người’.”
(Mt 16:22-23)
Các ông Phêrô, Giacôbê, và Gioan
có lẽ cần một mũi thuốc bổ tinh thần chích vào cánh tay sau cảm nghiệm chấn động
này.
Có lẽ đó cũng là lý do tại sao
Giáo Hội lại đưa biến cố Biến Hình vào các bài đọc mùa Chay. Giáo Hội muốn cho chúng ta một mũi thuốc bổ
tinh thần trước khi giúp chúng ta chú ý đến những đau khổ của Đức Giêsu trong
Thứ Sáu Tuần Thánh.
Nhưng còn có một lý do khác tại
sao sự biến hình lại được đưa vào các bài đọc mùa Chay. Đó là vì sự biến hình có sự tương đồng kinh ngạc
với sự thống khổ trong một khu vườn.
Cũng như sự thống khổ trong khu
vườn, nó xảy ra trên một ngọn núi – Núi Cây Dầu, sự biến hình cũng xảy ra trên
một ngọn núi – Núi Tabo.
Và giống như sự thống khổ trong
khu vườn, sự biến hình cũng chỉ được chứng kiến bởi ba môn đệ: Phêrô, Giacôbê,
và Gioan.
Và giống như sự thống khổ trong
khu vườn, nó xảy ra vào ban đêm, sự biến hình cũng xảy ra vào ban đêm. Và trong cả hai trường hợp, các môn đệ thiếp
ngủ trong khi Đức Giêsu vẫn tỉnh thức, cầu nguyện.
Sau cùng, và đây là lý do quan trọng,
hai sự kiện này – sự thống khổ và sự biến hình – bổ sung cho nhau.
Trên núi Tabo, ba môn đệ được thấy
Đức Giêsu trong một giây phút xuất thần, khi thiên tính của Người chiếu tỏa qua
một phương cách chưa từng có.
Trên núi Cây Dầu, ngược lại, họ
nhìn thấy Đức Giêsu trong giây phút thống khổ, khi nhân tính của Người chiếu tỏa
qua một phương cách chưa bao giờ được thấy trước đó.
Núi Tabo và núi Cây Dầu tiết lộ sự
tương phản kinh ngạc về nhân tính và thiên tính của Đức Giêsu.
Hai biến cố trên các núi này là
các mặt không thể tách biệt của một đồng tiền. Chúng cho chúng ta thấy toàn thể Đức Giêsu
trong một cách toàn thể: nhân tính và thiên tính của Người.
Và ngay ở đây, các biến cố trên
hai ngọn núi này chứa đựng một thông điệp quan trọng, thực tiễn cho chúng ta.
Cũng như Đức Giêsu, chúng ta cũng
có hai chiều kích về chúng ta. Trong mỗi
người chúng ta đều có điều gì đó mà nó nhân bản và điều gì đó mà nó thánh
thiêng. Trong mỗi người chúng ta đều có
một tia sáng của Adong và một tia sáng của Thiên Chúa.
Cũng như Đức Giêsu trên núi Tabo,
chúng ta cũng cảm nghiệm những giây phút xuất thần, khi tia sáng của Thiên Chúa
chiếu qua thật rực rỡ đến độ hầu như làm chúng ta mù lòa. Chúng ta cảm thấy thật gần với Thiên Chúa đến
độ dường như có thể chạm đến Người.
Trong những giây phút này, chúng
ta bàng hoàng thấy cuộc đời thật xinh đẹp biết chừng nào. Chúng ta yêu quý mọi người. Chúng ta ôm hôn bạn bè và tha thứ cho kẻ thù.
Đàng khác, giống như Đức Giêsu
trong núi Cây Dầu, chúng ta cũng cảm nghiệm những giây phút thống khổ. Trong những giây phút này, tia sáng Adong xuất
hiện thật bén nhọn trong chúng ta đến độ tia sáng của Thiên Chúa lập lòe và như
muốn tắt.
Trong những giây phút này, cuộc đời
thật thê thảm. Chúng ta cảm thấy không
có ai yêu thương chúng ta. Chúng ta nhìn
thấy lỗi lầm nơi bạn hữu, và chúng ta nguyền rủa kẻ thù. Chúng ta hồ nghi sự hiện diện của Thiên Chúa.
Khi các giây phút thống khổ và xuất
thần này xảy đến, chúng ta phải nhớ đến hai ngọn núi: Núi Tabo và núi Cây Dầu. Chúng ta phải nhớ lại rằng Đức Giêsu cũng kinh
qua các thăng trầm trong cuộc đời của Người.
Chúng ta phải nhớ đến những
gì quan trọng hơn. Chúng ta phải nhớ rằng
trong cả hai trường hợp, trong sự xuất thần của Người trên núi Tabo, và trong sự
thống khổ của Người trên núi Cây Dầu, Đức Giêsu đã cầu nguyện.
Nếu sự cầu nguyện là cách Đức
Giêsu đáp trả với các giây phút này thì đó cũng phải là cách chúng ta đáp ứng với
chúng.
Và nếu chúng ta làm như thế, cũng
như Đức Giêsu trong sự biến hình trên núi Tabo, chúng ta cũng sẽ nghe Cha chúng
ta nói với chúng ta, “Đây là Con ta, người mà ta đã chọn…” Và giống như Đức
Giêsu trong sự thống khổ trên núi Cây Dầu, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được bàn
tay chữa lành của Cha chúng ta chạm đến chúng ta.
Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu
nguyện:
Lạy Thiên Chúa là Cha của
chúng con,
xin cho chúng con biết đến những giây phút xuất thần
như Đức Giêsu đã biết trên núi Tabo.
Khi những giây phút này xảy đến,
xin giúp chúng con thi hành những gì Đức Giêsu đã làm.
Xin giúp chúng con quay về với Ngài trong sự cầu nguyện
và xin cho chúng con được nghe những gì Ngài nói với chúng con,
“Con là đứa con được chọn của ta.”
Và, lạy Cha, cũng giống như vậy,
khi những giây phút thống khổ xảy đến cho chúng con,
như chúng đã xảy ra cho Đức Giêsu trên núi Cây Dầu,
xin giúp chúng con thi hành những gì Đức Giêsu đã làm.
Xin giúp chúng con quay về với Ngài trong sự cầu nguyện
Và xin giúp chúng con cảm được bàn tay chữa lành của Ngài
chạm đến chúng con.
Lm. Mark Link S.J.