Bổn mạng và lễ giỗ tháng 4

 

THÁNG 4


 

NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

12/04

Lễ thánh Marie Joseph Moscati

Chị Phạm Thị Nga 

27/04

Lễ thánh Zite de Lucques        

Chị Hoạt

29/04

Lễ thánh Catherine de Sienne        

Chị Lan (Catherine)


LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

 

 

NGÀY

LỄ GIỖ

01/04

Ông cố Antôn- Thân phụ chị Lan (Francoise Romaine)

11/ 04

Chị Marie Rosa Nguyễn Thị Lan Phương

21/04

Mẹ Anastasie (Đấng Sáng Lập)

24/04

Bà cố Inê - Thân mẫu chị Thảo (Dominique)

30/04

Ông cố Phanxicô Xaviê - Thân phụ Dì Cẩm

"Hãy đứng lên và trở về!"

 

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY ( Năm C )

 


 

 

“Thưa cha con đã lỗi phạm …” . Sự trở về của người con thứ, đã mở ra cho anh cơ hội được nhận lại vào nhà cha, được gọi là con, và lãnh lấy phần gia nghiệp của cha.

Xin cho chúng ta biết nhìn ra tội của mình, từng xúc phạm đến Chúa, đến mọi người, để nhờ hối cải ăn năn, chúng ta cũng sẽ được tha thứ, và nhất là được mặc lấy phẩm giá người con trong gia đình Thiên Chúa.

 

Có một câu chuyện xảy ra bên Mỹ. Một gia đình nọ rất hiếm hoi. Cả hai ông bà chỉ có một cậu con trai duy nhất. Thế nhưng thật bất hạnh. Thay vì lo học hành và đi theo sự dạy bảo của cha mẹ, cậu lại chỉ thích chơi bời đàn đúm cùng bạn bè xấu. Lần nọ, cậu lén cha mẹ lấy một số tiền lớn rồi ra đi. Được một thời gian thì tiền hết, bạn bè cũng cũng từ bỏ cậu mà đi. Trong lúc tuyệt vọng, cậu nhớ đến cha mẹ và muốn được trở về mái ấm gia đình. Thế nhưng mặc cảm vì mình đã phạm tội tày trời, nên cậu cứ nấn ná không dám trở về. Cậu bèn nghĩ ra một cách là viết cho cha mẹ lá thư. Trong thư, cậu nói với cha mẹ nếu còn thương và muốn đón nhận cậu về nhà thì cha mẹ hãy treo bộ quần áo của cậu vẫn mặc trên cành cây trước nhà. Đúng ngày ấy cậu sẽ đi qua. Nếu thấy có bộ quần áo treo phía trước, cậu sẽ trở về. Còn nếu không có thì cậu sẽ ra đi vĩnh viễn. Nhận được thư, cả hai ông bà nhấp nhổm chờ đợi. Sau khi bàn bạc, cả hai quyết định sẽ treo tất cả quần áo của cậu trước nhà để cậu thấy mà biết được ý muốn của cha mẹ và trở về cùng gia đình.

Câu chuyện thật cảm động. Nó lay động, thức tỉnh lương tâm mỗi người con, nhận ra sai trái của mình mà trở về với người cha có tên là Thiên Chúa – Một Thiên Chúa khoan dung và giầu lòng thương xót.

Tình yêu của Người Cha ấy đã từng có mặt ngay trong buổi đầu của công trình sáng tạo, cứ lớn dần lên theo với thời gian, được lộ rõ nét qua lịch sử dân Chúa. Tấm lòng Người Cha luôn hối tiếc về những tai hoạ đã gửi đến để thức tỉnh con cái Israel. Sau khi bắt dân đi đày Ai- cập, thì chính Thiên Chúa đã bằng quyền năng và tình thương, cứu thoát họ khỏi đất nô lệ, đưa họ vào sa mạc, cho họ uống nước nơi mạch suối Mêriba, nuôi họ bằng manna và chịm cút. Tình yêu ấy vẫn không ngừng chảy khi thấy dân Chúa đang phải từng ngày đối mặt với cái nóng hừng hực, cái lạnh căm căm nơi sa mạc. Vì vậy, qua Giôsuê hôm nay, Ngài quyết định đưa họ vào miền đất tốt tươi và rộng lớn, đó là miền đất chảy sữa và mật, cho họ được sống cảnh an cư lạc nghiệp.

Tuy nhiên, tình yêu ấy không phải lúc nào cũng được trân quí đón nhận. Câu truyện hai người con trong bài Phúc âm hôm nay là một minh hoạ.

Sống trong gia đình, nhưng đứa con thứ vẫn mơ tưởng về một cuộc sống ngang tàng trụy lạc. Vì vậy, dù cha còn sống, anh vẫn đang tâm đòi chia phần gia tài. Người cha không tiếc vì gia sản phải chia, mà đau đớn vì tình nghĩa đang mất. An chơi đàng điếm được một thời gian thì nó phung phí hết tài sản. Trong cơn túng thiếu và đói khát, nó mới chợt nhớ về nhà và muốn trở về. Tội nó đã lớn mà lý do trở về lại chỉ vì miếng ăn hèn hạ. Nó không về vì tình cha, vì thương mái ấm gia đình mà chỉ để được no dạ. Ay vậy mà khi nó trở về, từ xa người cha đã nhìn thấy nó. Chạnh lòng thương, ông chạy lại ôm nó hôn lấy hôn để. Ông không hề hạch tội, chì chiết, cũng chẳng tra hỏi lý do, xua đuổi. Vì nó là quan trọng nhất đời ông. Ông tha thứ không phải vì nó đáng thương mà vì ông là một người cha. Chính tình yêu khoan dung lượng thứ đã biến ngày người con trở về thành ngày hội vui : “Vì con Ta đã chết nay sống lại….”

   Đau đớn với con thứ, ông còn khổ với con cả. Sống bên cha nhưng lại như người dưng nước lã. Nó gần cha về không gian nhưng lại xa về tình cảm. Nó không chia niềm vui với cha và không dành cho em mảy may lòng thương xót. Nó tặng cha mình trái tim bằng gỗ và đứa em quả tim bằng chì. Dù vậy ông vẫn yêu thương vì ông là một người cha. Lời lẽ của người cha yêu thương đã đánh thức người con cả mù lòa, giúp anh được nhìn thấy. Anh thấy đó là cha, là em anh. Anh thấy trước nay anh chỉ sống như người nô lệ. Hôm nay anh mới thực là con.

Là người đầu tiên lãnh nhận vòng tay tha thứ từ nơi Thiên Chúa Cha, thánh Phaolô không ngừng mong mỏi cho anh chị em cũng biết quay về với Chúa. Ngài quả quyết : Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã giao hoà chúng ta – và qua thập giá, chúng ta đã trở nên tạo vật mới, vì tất cả những gì cũ đã qua đi.

Kính thưa ông bà anh chị em,

Soi mình vào dụ ngôn, chúng ta dường như bắt gặp khuôn mặt mình ở nơi người con cả lẫn người con thứ. Đây là lúc thuận tiện, đây là giờ cứu rỗi. Chúng ta hãy mau mắn trở về với Thiên Chúa là Cha của mỗi chúng ta :

-    “Thưa cha, Con đã lỗi phạm đến trời và đến cha”. Biết bao lần chúng ta cũng đã mang trong mình thái độ của người con thứ : chối bỏ tình Cha để đi theo tiếng gọi của thế gian, thỏa mãn cho những đam mê tiền bạc vật chất, cùng bản năng thấp hèn, nhậu nhoẹt say sưa, coi trọng bản thân mà xem thường lời nhắc nhở của các bề trên. Chúng  ta có thấy mình cần phải trỗi dậy trở về, để được sưởi ấm bằng tình Cha, và lớn lên trong tình huynh đệ với anh em không?

-    “Bao năm qua, cha đối xử với con như một người làm công”. Sống giữa gia đình, trong tình thương của Cha. Vậy mà đứa con cả vẫn mang tâm trạng của kẻ làm thuê, người làm mướn. Đây có thể cũng từng là cách sống của chúng ta với Chúa khi giữ đạo cách môi mép hình thức : Đi lễ vì thói quen – đọc kinh vì sợ chê khô đạo - làm một vài việc thiện để lấy tiếng là rộng rãi, tham gia hội đoàn để kéo bè kéo cánh. Chúng ta có thấy mình cần thay đổi cái nhìn và cách sống, cho xứng với phẩm giá của một người con trong gia đình Thiên Chúa không?

-    “ Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã giao hòa với chúng ta. Nơi thập giá, Ngài còn làm cho chúng ta nên tạo vật mới”. Cái chết của Chúa với nước và máu đổ ra, đã thanh luyện và trả lại cho chúng ta phẩm giá cao quí của kẻ làm con. Chúng ta có nhìn ra điều ấy để biết luôn gắn bó với Chúa qua việc hết lòng thờ phượng Chúa, giữ các giới răn, lãnh các bí tích, thực hành đời sống công chính, nhất là luôn có cái nhìn nhân hậu khoan dung với anh chị em tội lỗi, và không khinh dể ai yếu kém hơn mình không ?

Câu chuyện của người Cha và 2 đứa con bất hiếu không chỉ đưa chúng ta đi qua vùng đất hoang lạnh của tâm hồn, mà còn thúc đẩy chúng ta mạnh dạn đứng dậy trở về :

Về với Cha để được giao hòa tha thứ.

Về với Cha để được ấp ủ yêu thương. 

Vì nhà Cha là hạnh phúc thiên đường.

Quên sầu vương hết đau thương tím lịm.  Amen.

 

 


Năm Thánh và Ân xá

 

Năm Thánh



Nguồn gốc Năm Thánh trong Kinh Thánh

I. Ngày Shabbat:

   1.Nguyên ngữ:

       Shabbat bắt nguồn từ 1 động từ gốc trong tiếng Semit, có nghĩa là: DỪNG (làm việc), NGHỈ VIỆC. NGHỈ NGƠI

    2. Nền tảng việc cử hành ngày Shabbat:

          * St. 2, 2-3 / Xh. 20, 8-11: Thiên Chúa sáng tạo: nghỉ, hoàn tất, chúc lành ngày VII

          *Đnl. 5, 15: Thiên Chúa cứu độ, giải phóng Dân vượt Biển Đỏ/ thoát Ai cập.

          *Đnl. 5,14: Lý do nhân đạo.

      3.Nhận xét:

         -   Shabbat trở thành dấu chỉ Giao ước

    Shabbat: ngày nghỉ trong tuần để dâng hiến Thiên Chúa, dành riêng (amshegulah)

          -  Shabbat trở nên: Luật quan trọng, từ thời Lưu đày (- VI)  là một đặc tính của Do thái giáo (cf. Mcb)

II.Năm Shabbat: (năm Hưu lễ)

      1.Nền tảng KT: Lv. 25, 1-7

      2.Nội dung cử hành:

          -Thời gian: 7 năm/lần: canh tác trong 6 năm+ 1 năm: ngưng trồng trọt. Mọi người đều được hưởng mọi hoa màu. Đất nghỉ ngơi, phục hồi. Con người kính Chúa.

      3.Mục đích:

         Lý do Tôn giáo: Xác nhận Chủ quyền Tuyệt đối của Thiên Chúa trên đất đai /Thánh hóa thời gian, con người.

        Lý do Xã hội: Con người chia sẻ áo cơm cho nhau, sống tình huynh đệ/ Củng cố, phát triển, phục hồi đất đai, phương tiện sản xuất.

      4.Nhận xét: Chu kỳ sinh học/con số 7: sự viên mãn / tái tạo hồng cầu.

  Đọc thêm

Thay đổi lối sống để kháng bệnh (TTCN. 01.02.04)

• Thưa ông, nhìn rộng hơn một chút, tại sao gần đây con người liên tiếp phải đối đầu với hết đợt dịch bệnh này đến đợt khác?

- Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc: Đó là vấn đề môi trường và mối tương quan giữa con người với môi trường. Rừng xanh bị tàn phá cạn kiệt, băng Nam cực tan chảy, chất thải công nghiệp tràn lan, khói bụi ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính... Chính các sự biến đổi không bình thường của môi trường này đã trực tiếp và gián tiếp làm cho thế giới vi sinh vật biến đổi theo. Có những loại virus trước đây không có bây giờ bất ngờ xuất hiện. Có những loại virus trước đây bình thường, "hiền lành", nay trở nên cực kỳ nguy hiểm, khi khống chế. Với tình hình này, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo sẽ cịn tồi tệ hơn. Trong 30 năm tới, nhân loại có thể sẽ phải đối đầu với 30 loại virus mới. Chúng đều nguy hiểm, khó lường trước và có thể gây ra các đợt dịch bệnh hàng loạt.

Nếu tạm gác sang các biện pháp y tế chuyên môn, mỗi con người chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ mình trong "thời dịch bệnh” tràn lan này?

- Con người và virus dịch bệnh cũng có những mối tương quan với nhau. Con người khỏe mạnh có thể đề kháng virus dịch bệnh. Virus cũng có thể để kháng lại những gì con người tung ra để trị nó. Vấn đề cơ bản ở đây là mỗi bản thân con người cần thiết phải khỏe và từng thế hệ phải khỏe hơn để có thể chống chọi, tồnbtại trong thời đại nhiều dịch bệnh này. Điều oái ăm là rất nhiều người hiện nay lại đang trở nên yếu đi. Sự ỷ lại vào vật dụng hiện đại, lười biếng lao động, tập luyện cơ thể, sự ăn uống, sinh hoạt vô độ đều là những nguyên nhân trong xu hướng yếu dần của con người....

 Mỗi người chúng ta nên chọn một lối sống điều hịa: cĩ lm việc, cĩ vui chơi, tránh tham vọng quá nhiều dẫn đến trạng thái quá độ, căng thẳng rồi bệnh tật. Trong ăn uống, mỗi người cũng cần bớt lạm dụng quá nhiều những thứ sẽ không tốt cho cơ thể như đường, mỡ, rượu bia, thuốc lá; tăng cường chất xơ rau quả, đạm thực vật... Lối sống lành mạnh này cộng với sự tập luyện cơ thể phù hợp, tránh sa vào tệ nạn xã hội sẽ tạo ra sức khỏe cho mỗi người. Đây cũng chính là một trong những biện pháp cơ bản để tự bảo vệ mình trước những căn bệnh khó lường của thời đại.

III.Năm Toàn Xá.

1.Từ ngữ: Toàn xá, Năm Thánh. Một từ gợi lên niềm vui:

-La ngữ: Yubilaeum

-Do thái: Yobel: sừng cừu đực, tù và

2.Nền tảng Kinh Thánh: Lv, 25, 8-28

“Ngươi sẽ tính bảy tuần năm, 7*7 năm, thời gian 7 tuần năm sẽ là 49 năm, ngươi sẽ cho tù và rân rân vọng khắp nơi vào tháng 7, ngày 10 tháng ấy: vào ngày xá tội, người sẽ cho tù và vọng khắp nơi trong toàn xứ sở ngươi. Các người sẽ thánh hóa năm thứ 50, và các ngươi sẽ rao trong xứ ân xá cho toàn thể dân cư tro ng xứ. Đối với các ngươi, đó sẽ là Yobel, mỗi người sẽ về lại những sở hữu của mình, về lại thị tộc (gia đình) minh. Năm thứ 50 sẽ là Yobel đối với các ngươi ".

Như vậy:

    a) Thời gian 50 năm /lần, ngày 10.7 khởi đầu bằng tiếng tù và trên toàn thể đất nước.

    b) Cử hành: Những gì được cử hành trong năm S cũng được cử hành trong năm Yobel.

Nhưng triệt để hơn, sâu xa hơn và long trọng hơn. Năm Y của Do thái trong Cựu ước được cử hành như :

* một năm Thánh: thánh hóa, dâng hiến đặc biệt cho Thiên Chúa: chủ quyền tối cao của Thiên Chúa.

* một năm Giải phóng: Tưởng nhớ lại kỳ công Chúa đã thực hiện để đưa Dân qua biển Đỏ, thoát ách nô lệ Ai cập. Họ nhận ra và công bố mọi người đều là anh em và bình đẳng với nhau: trả tự do cho nô lệ, đoàn tụ gia đình, trở về quê hương

* một năm công bằng: hướng về Yave, Dân thanh tẩy, sám hối vì những bất trung thất tín của mình. Thể hiện tâm tình đó qua việc huỷ bỏ nợ nần, hận thù. Hoàn trả lại đất đai, phẩm vật quý giá cho khổ chủ. Năm tha thứ để thiết lập lại trật tự và bình đẳng.

* một năm của tạo thành: Chủ quyền của Thiên Chúa.

3. Nhận xét:

+ Do thái giáo cử hành năm thánh rất long trọng, sốt sắng và triệt để, mang tính tích cực.

+ Nhấn mạnh tính xã hội với mục đích:

 - khôi phục sự bình đẳng trong dân Chúa.

 - tạo điều kiện cho các gia đình mất của cải, tự do cá nhân.

 - thiết lập sự quân bình giữa mọi tầng lớp trong xã hội, xây dựng sự công bằng xã hội để mọi người nhận ra nhau là anh em trong tha thứ, hòa bình và yêu thương.

+ Không chú trọng tính cách sám hối, không nhấn mạnh tội lỗi, nhưng làm nổi bật tính vui tươi, tưng bừng của những người được Thiên Chúa thương xót, giải cứu và yêu thương.

+ Tuy nhiên, những thực hành đáng trân trọng ấy chỉ mới là hình bóng, là sự loạn báo và chuẩn bị. Năm Thánh đích thực chỉ khởi sự tại Hội đường Nazarethus lời công bố của Đức Giêsu: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi. Vì Chúa đã xúc dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4, 18-19).

 

 

 

 

Hai Ngọn Núi

 

HAI NGỌN NÚI

 



Một cuốn phim tựa đề là Mask được dựa trên câu chuyện có thật của một bé trai tên là Rocky Dennis.  Em bị bệnh rất hiếm mà nó làm cho xương sọ và mặt của em lớn hơn bình thường.

 

Hậu quả là khuôn mặt của Rocky thì méo mó và biến dạng khủng khiếp.  Dáng vẻ kỳ quái của em làm cho nhiều người phải tránh xa em, và nhiều người khác lại nhạo cười em.

 

Qua tất cả những điều đó, Rocky không bao giờ thấy thương hại chính mình.  Em cũng không tức giận.  Em cảm thấy buồn về diện mạo của mình, nhưng em chấp nhận điều đó như một phần của cuộc đời. 

 

Một ngày kia, Rocky và chúng bạn đến thăm một khu giải trí.  Chúng đi vào một “căn phòng đầy tấm gương” và cười thích thú khi nhìn đến thân hình và diện mạo của chúng bị các tấm gương làm méo mó.

 

Bỗng dưng Rocky nhìn thấy điều gì đó làm em sững sờ.  Một tấm gương làm méo mó diện mạo dị thường của em cách nào đó mà nó làm cho khuôn mặt của em trở nên bình thường – ngay cả đẹp trai lạ lùng.

 

Lần đầu tiên, chúng bạn của Rocky nhìn thấy em trong một cách hoàn toàn mới.  Chúng nhìn thấy ở bên ngoài những gì bên trong con người em: một người thực sự xinh đẹp.

 

Điều gì đó giống như vậy đã xảy ra cho Đức Giêsu trong bài phúc âm hôm nay.  Trong sự biến hình của Người, các môn đệ của Đức Giêsu đã nhìn thấy Người trong một phương cách hoàn toàn mới.  Lần đầu tiên họ nhìn thấy ở bên ngoài những gì bên trong của Người: là Con Thiên Chúa vinh hiển, xinh đẹp.

 

Điều này nêu lên một câu hỏi.  Tại sao sự biến hình của Đức Giêsu lại được đặt vào các bài đọc mùa Chay, mà chúng thường ảm đạm, thay vì các bài đọc mùa Phục Sinh, thường đối diện với sự vinh hiển của Đức Giêsu?

 

Câu trả lời nằm trong bối cảnh của sự biến hình trong bài Phúc Âm.  Sự kiện này xảy ra sau khi Đức Giêsu nói với các môn đệ là Người phải lên Giêrusalem để chịu đau khổ và chịu chết.

 

Khi ông Phêrô nghe Đức Giêsu nói điều này, ông lớn tiếng nói, “‘Lạy Chúa đừng để việc đó xảy ra cho Thầy!’ Đức Giêsu quay lại và nói với ông Phêrô, ‘Xatan, hãy tránh xa ta! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người’.” (Mt 16:22-23)

 

Các ông Phêrô, Giacôbê, và Gioan có lẽ cần một mũi thuốc bổ tinh thần chích vào cánh tay sau cảm nghiệm chấn động này.

 

Có lẽ đó cũng là lý do tại sao Giáo Hội lại đưa biến cố Biến Hình vào các bài đọc mùa Chay.  Giáo Hội muốn cho chúng ta một mũi thuốc bổ tinh thần trước khi giúp chúng ta chú ý đến những đau khổ của Đức Giêsu trong Thứ Sáu Tuần Thánh.

 

Nhưng còn có một lý do khác tại sao sự biến hình lại được đưa vào các bài đọc mùa Chay.  Đó là vì sự biến hình có sự tương đồng kinh ngạc với sự thống khổ trong một khu vườn.

 

Cũng như sự thống khổ trong khu vườn, nó xảy ra trên một ngọn núi – Núi Cây Dầu, sự biến hình cũng xảy ra trên một ngọn núi – Núi Tabo.

 

Và giống như sự thống khổ trong khu vườn, sự biến hình cũng chỉ được chứng kiến bởi ba môn đệ: Phêrô, Giacôbê, và Gioan.

 

Và giống như sự thống khổ trong khu vườn, nó xảy ra vào ban đêm, sự biến hình cũng xảy ra vào ban đêm.  Và trong cả hai trường hợp, các môn đệ thiếp ngủ trong khi Đức Giêsu vẫn tỉnh thức, cầu nguyện.

 

Sau cùng, và đây là lý do quan trọng, hai sự kiện này – sự thống khổ và sự biến hình – bổ sung cho nhau.

 

Trên núi Tabo, ba môn đệ được thấy Đức Giêsu trong một giây phút xuất thần, khi thiên tính của Người chiếu tỏa qua một phương cách chưa từng có.

 

Trên núi Cây Dầu, ngược lại, họ nhìn thấy Đức Giêsu trong giây phút thống khổ, khi nhân tính của Người chiếu tỏa qua một phương cách chưa bao giờ được thấy trước đó.

 

Núi Tabo và núi Cây Dầu tiết lộ sự tương phản kinh ngạc về nhân tính và thiên tính của Đức Giêsu. 

 

Hai biến cố trên các núi này là các mặt không thể tách biệt của một đồng tiền.  Chúng cho chúng ta thấy toàn thể Đức Giêsu trong một cách toàn thể: nhân tính và thiên tính của Người.

 

Và ngay ở đây, các biến cố trên hai ngọn núi này chứa đựng một thông điệp quan trọng, thực tiễn cho chúng ta.

 

Cũng như Đức Giêsu, chúng ta cũng có hai chiều kích về chúng ta.  Trong mỗi người chúng ta đều có điều gì đó mà nó nhân bản và điều gì đó mà nó thánh thiêng.  Trong mỗi người chúng ta đều có một tia sáng của Adong và một tia sáng của Thiên Chúa.

 

Cũng như Đức Giêsu trên núi Tabo, chúng ta cũng cảm nghiệm những giây phút xuất thần, khi tia sáng của Thiên Chúa chiếu qua thật rực rỡ đến độ hầu như làm chúng ta mù lòa.  Chúng ta cảm thấy thật gần với Thiên Chúa đến độ dường như có thể chạm đến Người.

 

Trong những giây phút này, chúng ta bàng hoàng thấy cuộc đời thật xinh đẹp biết chừng nào.  Chúng ta yêu quý mọi người.  Chúng ta ôm hôn bạn bè và tha thứ cho kẻ thù.

 

Đàng khác, giống như Đức Giêsu trong núi Cây Dầu, chúng ta cũng cảm nghiệm những giây phút thống khổ.  Trong những giây phút này, tia sáng Adong xuất hiện thật bén nhọn trong chúng ta đến độ tia sáng của Thiên Chúa lập lòe và như muốn tắt.

 

Trong những giây phút này, cuộc đời thật thê thảm.  Chúng ta cảm thấy không có ai yêu thương chúng ta.  Chúng ta nhìn thấy lỗi lầm nơi bạn hữu, và chúng ta nguyền rủa kẻ thù.  Chúng ta hồ nghi sự hiện diện của Thiên Chúa.

 

Khi các giây phút thống khổ và xuất thần này xảy đến, chúng ta phải nhớ đến hai ngọn núi: Núi Tabo và núi Cây Dầu.  Chúng ta phải nhớ lại rằng Đức Giêsu cũng kinh qua các thăng trầm trong cuộc đời của Người.

 

 Chúng ta phải nhớ đến những gì quan trọng hơn.  Chúng ta phải nhớ rằng trong cả hai trường hợp, trong sự xuất thần của Người trên núi Tabo, và trong sự thống khổ của Người trên núi Cây Dầu, Đức Giêsu đã cầu nguyện.

 

Nếu sự cầu nguyện là cách Đức Giêsu đáp trả với các giây phút này thì đó cũng phải là cách chúng ta đáp ứng với chúng.

 

Và nếu chúng ta làm như thế, cũng như Đức Giêsu trong sự biến hình trên núi Tabo, chúng ta cũng sẽ nghe Cha chúng ta nói với chúng ta, “Đây là Con ta, người mà ta đã chọn…” Và giống như Đức Giêsu trong sự thống khổ trên núi Cây Dầu, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được bàn tay chữa lành của Cha chúng ta chạm đến chúng ta.

 

Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu nguyện:

Lạy Thiên Chúa là Cha của chúng con,
xin cho chúng con biết đến những giây phút xuất thần
như Đức Giêsu đã biết trên núi Tabo.
Khi những giây phút này xảy đến,
xin giúp chúng con thi hành những gì Đức Giêsu đã làm.
Xin giúp chúng con quay về với Ngài trong sự cầu nguyện
và xin cho chúng con được nghe những gì Ngài nói với chúng con,
“Con là đứa con được chọn của ta.”

Và, lạy Cha, cũng giống như vậy,
khi những giây phút thống khổ xảy đến cho chúng con,
như chúng đã xảy ra cho Đức Giêsu trên núi Cây Dầu,
xin giúp chúng con thi hành những gì Đức Giêsu đã làm.
Xin giúp chúng con quay về với Ngài trong sự cầu nguyện
Và xin giúp chúng con cảm được bàn tay chữa lành của Ngài
chạm đến chúng con.

 

Lm. Mark Link S.J.

Bổn Mạng Tháng 3

 

THÁNG 3


 

NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

09/03

Lễ thánh Françoise Romaine

Chị Lan

15/03

Lễ thánh Louise de Marillac

Chị Giêng

19/03

Lễ thánh Joseph

* Dì Thủy

* Chị Kim Tiên

* Bổn mạng Tập viện

Ghi chú:

Từ ngày 10/03 đến 18/03: làm Tuần Cửu Nhật kính Thánh Giuse -  Bảo trợ Tỉnh dòng.

 

LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

 

 

NGÀY

LỄ GIỖ

05/03/1977

(16/01/1977 ÂL)

Ông cố Bênêdicto - Thân phụ Dì Nhơn

14/03

Ông cố Gioan Baotixita - Thân phụ chị Loan

16/03

Ông cố Lôrenxô - Thân phụ chị Thảo (Dominique)

17/03/1997

(09/02/1997 ÂL)

Bà cố Anna - Thân mẫu chị Hoa

25/03/2021

Ông cố Giuse - Thân phụ chị Sáng