CHÚA ĐẾN GẶP BẠN NGAY TRONG TÂM HỒN GIỮA NHỮNG YẾU ĐUỐI
Chúa dạy chúng ta xây nhà trên
đá. Lời dạy vững chắc ấy dẫn đến nơi nền
đất chắc chắn, dù không thấm nước, đôi khi rẽ quanh co ngang dọc, theo những
con đường hẹp, để tránh những đầm lầy hoặc những khu rừng ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Ai được hướng dẫn như thế, có thể có cảm
tưởng rằng, mình đang đi mà không có mục tiêu rõ ràng, và có thể bị mất niềm
tin vào người đang chỉ đường cho mình. Khi điều ấy xảy ra, là người đi đường, bạn phải
mở rộng tâm hồn và giãi bày những gì đang làm bạn lo lắng. Vì thế bạn sẽ được giúp đỡ để hiểu rằng, điều mà đối với bạn dường
như là một cuộc lang thang vô ích, thì thực ra không gì khác là chính sự yếu đuối và
bước đi không không chắc chắn của bạn.
Vì
vậy, để tránh ảo tưởng và không để bị mình bị cuốn theo, khi mà bạn ít mong đợi
nhất, bởi những chuyển động nội tâm làm mê hoặc những ai không có kinh nghiệm
trong những điều thiêng liêng, thì điều cần thiết là hãy sửa soạn tâm hồn cho
thời điểm mà Thiên Chúa ghé thăm bạn.
Có
những người nhận được ơn đặc biệt của Chúa một cách chắc chắn đến độ không thể
nghi ngờ. Có những người khác (phần đông
là như thế) nhận biết danh Chúa ngang qua sự giáo dục mà họ thụ hưởng: họ phải
học hành và trải nghiệm và nhận biết chân lý khi họ được dạy dỗ. Có những người khác, như thánh Tông Đồ Phaolô nói trong thư gửi tín hữu Roma (Rm 1:18-21) có thể bị mê hoặc bởi
sự hoàn hảo của các tạo vật.
Thế
nhưng, có một nơi mà Chúa làm cho ta cảm thấy gần gũi với những tâm hồn cao cả,
đó là chiều sâu của trái tim và những khát khao cư ngụ nơi đó. Đó là khát khao về sức sống tràn đầy và một vùng đất mà ở nơi đó sống
tự do và an toàn, đó là khát vọng đánh thức mọi tạo vật trên thế giới, đó là
nơi chắc chắn mà Thiên Chúa tỏ lộ chính Ngài…
Bạn
có thể hiểu điều này khi đọc câu chuyện về tổ phụ Abraham: tiếng nói của Chúa
thúc giục ông từ bỏ mọi thứ để bắt đầu theo một hành trình vô định: ông đi mà
không biết mình đi đâu, nhưng ông có lời hứa của Chúa (Ta sẽ chỉ cho ngươi). Những lời vang vọng trong trái tim ấy lại chẳng phải là tiếng vọng
của niềm khao khát về cuộc sống trọn vẹn, về vùng đất mà với ông, chính là nhà
hay sao?
Tôi
cũng muốn chỉ cho bạn một nơi khác mà Chúa đến gặp chúng ta. Đó là sự yếu đuối. Bạn cũng thế, cũng giống như
bao người khác, bị đe dọa bởi sự mong manh dễ vỡ. Bất cứ khi nào nó xuất hiện, bạn không chịu nổi và tìm cách che giấu
nó. Thực tế, bạn cảm thấy yếu đuối,
bất lực, và bị đe dọa. Như thế, nếu từ sâu thẳm tâm hồn
mình, bạn có khả năng chấp nhận rằng, tôi yếu đuối, mong manh, không thể mình tự
cứu mình, thì khi đó, bạn có thể cảm nhận được sự hiện diện tốt lành của Thiên
Chúa, vì Ngài là người Cha đích thực, nâng đỡ bạn và an ủi bạn.
Hãy
xem cách Thiên Chúa đối xử với tổ phụ Abraham, như đối xử với một người bạn. Tổ phụ đã nhận được lời Thiên Chúa hứa, và Chúa đã thực hiện lời
Ngài hứa. Chắc chắn không phải vì mưu trí
hay vì các cách thức nỗ lực, mà tổ phụ Abraham trở thành bạn của Chúa, mà vì tổ
phụ đã học tin tưởng Thiên Chúa, để chiến thắng những lo lắng của bản thân. Tổ phụ biết Chúa khi một cách rõ ràng, điều mà ông khao khát, đã đến
với ông như một quà tặng. Vì thế, hãy để cho Chúa, ngang
qua cuộc sống, dẫn dắt bạn đến sự nhận biết hoàn hảo về sự không thể của bạn, về
sự bất lực của bạn: khi bạn ở đáy vực thẳm, ngước mắt nhìn lên, bạn sẽ được hưởng
niềm vui từ sự cao cả vô hạn của Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Vì
thế, đừng hình dung những điều vĩ đại, chẳng hạn những điều đôi khi được kể về
một số vị thánh đã có những cuộc hoán cải to lớn hoặc đã phải đối mặt với những
hoàn cảnh đặc biệt, để thay đổi cuộc sống của các vị một cách hoàn toàn và ngay
lập tức. Thay vào đó, hãy suy xét về cái
nghèo là tình trạng chung của hầu hết mọi người.
Chúng
ta càng yếu đuối, thì càng có xu hướng che giấu sự yếu đuối mong manh của mình. Và với thói quen, chúng ta sẽ dần dần tự thuyết
phục và tin rằng, chúng ta thực sự như chúng ta tưởng tượng hoặc như chúng ta
muốn. Vì thế, nếu chúng ta yếu đuối,
chúng ta cố gắng che giấu bằng cách tỏ ra mạnh mẽ. Chúng ta giống như con vật nhỏ bé, cố gắng xù lông để có vẻ lớn
hơn và cố gắng tỏ ra nguy hiểm hơn để đe dọa đối thủ, nhưng sự thường là vô
ích…
Tứ
Quyết SJ - Chuyển ngữ từ tiếng Ý
Cuốn
sách: Maestro di San Bartolo, Abbi a cuore
il Signore, Introduzione di Daniele Libanori, (San Paolo 2020).