CON ĐƯỜNG VỀ ÁNH SÁNG
Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52
Một nhóm sinh viên tổ chức tham quan
mỏ than Scottish ở Anh Quốc. Mỗi sinh viên được phát một nón bảo hộ của thợ mỏ,
đằng trước nón có gắn bóng đèn nối với một bình điện đeo ở thắt lưng.
Người hướng dẫn đưa họ vào buồng thang
máy xuống tận đáy hầm than. Tới nơi, ông đề nghị các sinh viên bật đèn trên nón
bảo hộ vì con đường dẫn đến khu khai thác tối đen như mực. Mái vòm chỉ cao một
mét hai, nên mọi người phải cúi rạp xuống khi di chuyển. Than được chở trên
băng tải và đổ vào các toa trên đường ray.
Ngay trước khi nhóm sinh viên đến khu
khai thác, người hướng dẫn nói: "Các bạn hãy tắt tất cả các đèn trên
nón". Mọi người đều làm theo. Không ai thấy gì cả. Mọi vật đều một màu đen.
Trong tăm tối, người thợ mỏ nói: "Hãy cố gắng nhìn kỹ vào ngón tay của
bạn". Chẳng ai thấy gì cả. Một vài người bắt đầu sợ hãi. Rồi người thợ mỏ
nói một câu mà các sinh viên không bao giờ quên được: "Đây là tình trạng
của những người mù".
Tất cả các sinh viên đều hiểu ra.
Bị mù thì không bao giờ thấy được ánh sáng hoặc bất cứ thứ gì khác. Họ cũng
hiểu tại sao những người thợ mỏ lại thích bầu trời trong xanh và ánh nắng rực
rỡ của mặt trời.
Qua đó chúng ta hiểu được ý nghĩa ca
khúc của “Đôi mắt” với ca từ dễ thương của Nhạc sĩ Xuân Hồng mà có lẽ ai trong
chúng ta cũng biết.
Mẹ cho em đôi mắt sáng
ngời,
Để nhìn đời và để làm
duyên.
Mẹ cho em đôi mắt màu đen,
Để thương để nhớ, để ghen
để hờn.
Đôi mắt em là cửa ngỏ tâm
hồn,
Là bài thơ hay nhất,
Là
lời ca không dứt,
Là
tuyệt tác của thiên nhiên.
Đôi mắt là cửa ngõ tâm hồn,
là tuyệt tác thiên nhiên…
Riêng đối với những người đang yêu thì tất
cả cuộc sống, đặc biệt là tình yêu trong trẻo trong đôi mắt như thi sĩ Lưu
Trọng Lư đã viết hai câu thơ:
Mắt
em là một dòng sông,
Thuyền ta bơi lặng trong dòng
mắt em.
Đôi mắt là cửa ngõ tâm hôn, anh mù Báctimê
mù từ lúc mọi sinh, cuộc sống đối với anh là một màu đen tối từ ngày lúc sinh,
được Chúa chữa cho sáng mắt và anh đã đi theo Ngài.
Trên đường đi Giêrusalem như đã loan báo ba lần (x. Mc
8,31-33; 9,30-32; 10,32-34), Đức Giêsu
và các môn đệ đến Giêrikhô. Theo các
nhà khảo cổ học, Giêrikhô là một thành phố cổ xưa nhất thế giới, đã có người cư ngụ
từ năm 7.800 trước Chúa Giáng sinh, với những di tích đồn lũy có từ 7.000 năm
trước Chúa Giáng sinh. Giêrikhô tọa lạc về phía đông bắc Giêrusalem, nằm ở 250m dưới măt biển, tại
một ốc đảo trong vùng trũng bên sông Giođan nên cảnh vật thiếu
sức sống, hoang vắng, lúc nào cũng thấp thoáng bóng dáng thần chết. Tên Giêrikhô
trong tiếng Do Thái có nghĩa là "thành phố mặt trăng", chắc chắn để kỷ
niệm việc thờ kính trong dân gian xa xưa: Vị thần của ban đêm.
Đức Giêsu và đoàn người đã không dừng lại Giêrikhô như bao
nhiêu khách hành hương từ miền Bắc Galilê đi dọc theo sông Giođan lên
Giêrusalem để dự lễ Vượt, thì đây là chặng đường cuối cùng, vì chỉ cách thủ đô
35 cây số. Vì thế, Giêrikhô là biểu tượng cho "công việc tiến vào miền đất
hứa" ngay sau khi vượt qua sông Giođan. Đối với Đức Giêsu cũng vậy, đó là
con đường dẫn đến Giêrusalem, dẫn tới Ngày mai (Mc 11,1).
Khi Chúa Giêsu và các môn đệ đang đi ra khỏi thành thì gặp
anh hành khất mù Báctimê, đang
ngồi ăn xin ở vệ đường, khi nghe biết Đức Giêsu thành Nadarét đi qua, liền kêu
lên: "Hỡi ông Giêsu con vua Đavít, xin thương xót tôi". Tước hiệu Con Vua
Đavit”, nghĩa là Đức Kitô, Đấng như các lời tiên báo của Ngôn sứ: Đấng Cứu Thế xuất
thân tự dòng dõi vua Đavit, Đấng được Thiên Chúa xức dầu bằng Thánh Thần. Ngày
mai ở Giêrusalem dân chúng cũng sẽ cầm cành lá vạn tuế trên tay để tung hô Đức
Giêsu cùng với tước hiệu “Hỡi con vua Đavít" (Mc 11,10). Dù rằng theo suy nghĩ con người "Vua"
thuộc dòng dõi Đavít mang theo cách hiểu lầm về chính trị "sẽ lập lại
vương quyền tại Israel" khi Đức Giêsu lên Giêrusalem là lên "nắm quyền",
nhưng Chúa Giêsu đã nhiều lần giải thích vương quyền của Ngài không theo kiểu
những quốc gia trần thế (x. Mc 10,42; Mt 27,11; Ga 18,33-36) Người đứng đầu bằng
cách làm người sau chót, là nô lệ và là vị vua được giương cao với vương miện bằng
gai nhọn để tất cả mọi người nhìn lên và tin thì được cứu độ. "Xin thương
xót tôi", tiếng Hy Lạp là "Kyrie Eleison". Sau này xuất phát một
truyền thống rất lâu đời của Giáo hội Đông phương dạy các tu sĩ ở Hy Lạp,
Libăng, Xyria, Ai Cập, Cappadoce vùng Sa mạc... phương thế tự thánh hóa mình nhờ
"lời cầu xin với Đức Giêsu bằng cách chỉ lặp đi lặp lại cách đơn sơ và
không biết mỏi mệt những từ này: Lạy Đức Giêsu, xin thương xót. Lạy Đức Giêsu,
xin thương xót".
Anh mù Bactimê tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu
trước mặt mọi người bằng cách lớn tiếng kêu cầu, bằng cử chỉ vứt bỏ áo choàng
(nhu cầu tối cần của anh), bằng cách nhảy lên, vội vã chạy tới Chúa, bất chấp mọi
cấm cản của những người chung quanh.
Người hành khất mù được sáng mắt nhờ đức tin như
Chúa Giêsu đã khẳng định “Đức tin của con đã cứu con” đối tượng đức tin duy nhất
là Đức Giêsu Nagiarét con vua Đavit mà anh đã đặt hết niềm tin vào. Nhờ đức tin
sống động ấy, anh mù đã sáng mắt và con hơn nữa anh thấy điều mà những người
sáng không được thấy như tin mừng Marco nhấn mạnh: “Anh liền xem thấy, rồi đi
theo Người” (Mc 10,52b), theo Ngài lên Giêrusalem.
Chúa Giêsu tiến về Giêrusalem ra khỏi Giêrikhô,
như ra khỏi bóng tối đê tiến về thành đô ánh sáng, thực hiện mầu nhiệm được cứu
độ, Ra khỏi thành bóng tối, Ngài cũng kéo anh mù Bectimê được khỏi tối tăm khi
cho anh được sáng nhờ đức tin của anh.
Chúng ta cũng duyệt lại đời sống của mình, có còn
ở trong bóng tối, như anh mù ở thành Giêrikhô – thành của bóng tối. Chúng ta
tín thác với thầy đang trong hành trình tiến về Giêrusalem, Đấng sẽ kéo chúng
ta về sự sáng.
Xin Chúa chữa niềm tin còn u tối… U tối của tội lỗi, của
bất toàn và của yếu đuối thân phận của con người… U tối của những suy nghĩ, u tối
trong cách hành xử với nhau.
Giúp
con sáng mắt Chúa ơi!
nhận
ra tình Chúa giữa đời gian nan.
giã từ bóng tối, vững vàng
niềm tin.
(Ánh sáng niềm tin, Monica Lệ Thi).
Lm.
Vinh Sơn SCJ, Sài gòn,24/10/2015