Bổn Mạng và lễ Giỗ Tháng 6

 THÁNG 6

 

NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

07/06/1978

Gia Đình Đaminh Thánh Thể được Khai Sinh

Mỗi nhà xin 1 lễ Tạ Ơn và Cầu Nguyện cho Tỉnh dòng

13/06

Lễ thánh Antoine de Padoue

Chị Phạm Thị Dung

24/06

Lễ Sinh nhật thánh Jean Baptiste.

Chị Hoa

29/06

Lễ thánh Pierre và Paul, Tông đồ.

* Chị Thật

* Chị Thiều

Làm Tuần Cửu Nhật cầu nguyện cho các chị có nghi thức Khấn Dòng.        

 

LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

 

NGÀY

LỄ GIỖ

05/06

Ông cố Gioan Baotixita - Thân phụ Dì Nga

17/06/2000

Ông cố Micae - Thân phụ chị Việt

10/06

(26/04 ÂL)

Ông cố Giuse - Thân phụ chị Thịnh

20/06

(18/05 ÂL)

Ông cố Đaminh - Thân phụ chị Hằng-chị Nhung

28/06

Ông cố Giuse - Thân phụ chị Thật

30/06

Ông cố Anrê - Thân phụ Dì Thủy

 


"Giới răn Mới"

 

GIỚI RĂN MỚI ở đâu?



Từ khi có con người xuất hiện trên địa cầu, thì đã có yêu thương. Yêu thương hạn hẹp nhất là giữa người nam và người nữ, để làm phát sinh ra những con người mới. Yêu thương mở rộng thì coi mọi người là anh em. Khổng Tử với thuyết “tứ hải giai huynh đệ,” Mạnh Tử thì nói rõ hơn bổn phận với những anh em (huynh đệ) đó, bằng thuyết Kiêm Ái : Yêu tất cả. Đức Phật với chủ trương từ bi cũng chẳng muốn loại trừ ai ra khỏi quĩ đạo yêu thương. Và trong Cựu Ước, sách Luật Lêvi 19,18 đã ghi rõ lệnh của Đức Chúa: “Hãy yêu thương người khác như chính mình.” Tức là đâu đâu, thời nào cũng có yêu thương. Vậy tại sao khi nói với các môn đệ trong bữa ăn ly biệt, Đức Giêsu lại nói : Thầy ban cho anh em một điều răn mới, mà chẳng thấy mới ở chỗ nào, vì cũng là nội dung : hãy yêu thương nhau.

Chuyện yêu thương đã xưa như trái đất, cũ như con người mà Chúa Giêsu lại cứ gọi là mới. Vậy vì Chúa cố ý gọi là mới – mới đến nỗi Ngài gọi đó là luật của riêng Ngài : Đây là điều răn của Thầy (Ga 15,12), nên ta thử tìm hiểu xem, giới luật mới, mới ở điểm nào ?

Người ta đã tìm ra được ba, bốn điểm “mới”. Thánh Âu-cu-tinh cũng có một bài phân tích rất hay về cái mới này : những con người mới hát bài ca mới. Hôm nay chỉ nói 2 điểm. Gọi là Luật mới : vì nó mới trong tư cách và mới trong thế cách.

 

1) Mới trong tư cách

Khi một quốc gia được tuyên bố độc lập, hoặc khi có cuộc đảo chánh hay thay ngôi đổi chủ, người ta viết một Hiến pháp mới. Hiến Pháp là luật căn bản của một Nước. Nhiều khi cùng một thể chế, nhưng có sự đổi ngôi, thay vị, người ta cũng viết Hiến pháp mới, như Hiến Pháp đệ II Cộng hoà của Việt Nam thời TT Thiệu so với Đệ I Cộng Hoà thời TT Diệm. Ở Pháp có Hiến pháp đệ ngũ cộng hoà thời TT De Gaulle... Những Hiến pháp đó cũng lấy lại những chất liệu trong hiến pháp cũ hay Hiến pháp của những quốc gia tiên tiến… nhưng vẫn mang tên là Hiến pháp mới, Hiến pháp của riêng Nước mình, vì đây là Hiến Pháp của một nước, một dân tộc trong tư cách mới, trong vị thế mới.

Năm 1250 trước Công nguyên tại núi Si-nai, bán đảo Ai cập, Đức Chúa đã ký một giao ước với Mô-sê để thành lập một Dân tộc: Dân Israel – Dân của Chúa. Hiến Pháp của Dân Israel là thập giới ghi trên bia đá. Máu để ký giao ước là máu chiên bò được rảy trên bàn thờ và trên Dân.

1283 năm sau tức năm 33 sau Công nguyên, Đức Giêsu đã ký một giao ước mới – dĩ nhiên là sẽ có lề luật mới. Luật không ghi trên bia đá nữa, mà ghi trong trái tim bằng Thần khí (Ed 31, 25-28 ) và máu để ký giao ước mới là Máu Chúa : “Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới.” Tuy Giao ước mà Đức Giêsu ký vẫn còn dây mơ rễ má với giao ước cũ, dân mà Đức Kitô thiết lập vẫn liên tục với dân cũ, nhưng đã được gọi là Dân mới rồi. Dân tộc mới, Giao ước mới, thì lề luật phải mới và người dân sống trong tư cách mới. Công đồng Vatican II mô tả Nước mới, Dân mới này như sau: (số 9):

Có Thủ lãnh (Tổng thống, Chủ tịch, Vua) là Đức Kitô.

Có biên giới là vô biên (không chỉ gói gọn trong nước Israel)

Có cùng đích là Nước Trời.

Có Hiến Pháp là điều răn mới

Có Qui chế – quốc tịch là chức vị và sự tự do của con cái Chúa.

Vậy ta có thể tóm điểm mới thứ nhất như thế này : Đây là luật mới, vì ở trong một Dân mới là Giáo Hội, một Nước mới là Nước Trời. Và người dân trong nước này có quốc tịch mới, vị thế mới, tư cách mới là con cái Chúa.

Yêu người khác trong tư cách mình là con Chúa, chứ không phải trong tư cách người nô lệ, như nô tì Isaura nữa !

 

2) Mới trong thế cách

Tức là mới trong cách thế. Nói nôm na hơn, mới nơi chữ như.

Khi chúng ta nói đẹp : đẹp như tiên giáng trần, đẹp như Tây Thi, đẹp như Điêu Thuyền… thì khác, mà “đẹp” như Chung vô Diệm thì lại khác xa ! Nó khác, nó mới là ở chữ như.

Khi chúng ta nói về mầu sắc, thí dụ trắng, thì có thể trắng như vôi, trắng như tuyết, trắng như trứng gà bóc… mỗi cái như là một cái khác…

Cũng như căn nhà trước đây ta quét vôi trắng : trắng như vôi. Nay ta cạo vôi ra, xịt sơn nước Thái Lan, ta có căn nhà mới, trắng tinh !

Cũng là yêu thương, nhưng yêu thương trong luật cũ thì “yêu tha nhân như chính mình.” Còn yêu thương trong Luật mới là yêu thương như Chúa yêu ta. “Thầy ban cho anh em giới luật mới là : hãy yêu nhau như chính Thầy đã yêu anh em”. Mà Chúa yêu ta với cách thế nào, ta đã rõ : yêu đến cùng. Yêu đến hi sinh mạng sống vì người mình yêu.

Hai người tình, yêu nhau sẵn sàng chết cho nhau ; người mẹ kia bị ung thư đã không hoá trị, xạ trị, để cho bào thai được sống. Khi con đỏ hít hơi chào đời, mẹ trút hơi lìa đời. Con vuông mà mẹ không tròn. Người mẹ đó là nữ thánh Gioanna.

Và xa hơn tình vợ chồng, tình mẹ con, tình bạn, ta có tình đồng loại : người tù số 16670 tại trại tập trung Auschwitz tức linh mục phan sinh Maximilianô Kolbe, người Ba Lan đã chết thay cho người tù khác Francois Ga-jo-nic-zek. Đó là những gương mẫu về chữ như : Yêu người như Chúa yêu ta. Yêu người như Thầy yêu thương.

Có một bà đạo đức kia bệnh nặng. Bạn bè đến thăm an ủi, và cầu nguyện : Lạy Chúa, Chúa biết người này yêu Chúa biết bao! Bà bệnh liền chen vào : Các bạn đừng thưa với Chúa như thế. Các bà có biết khi Maria và Matta đến với Chúa để nói về Lazaro, em họ đang bệnh nặng, các bà ấy nói gì không ? Các bà không thưa với Chúa: thưa Thầy, kẻ yêu Thầy đang bệnh, mà là kẻ Thầy yêu mến đang bệnh. Bà bệnh nói tiếp, không phải tình yêu tôi đối với Chúa làm tôi lành bệnh, mà là tình Chúa yêu tôi làm tôi mạnh sức. Tức là không phải yêu như tôi đây yêu Chúa, mà là như Chúa yêu tôi đây. Tôi yêu Chúa thì có hạn, nhưng Chúa yêu tôi thì vô cùng.

Thánh Phaolo đã nói đến chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng của tình Chúa yêu con người (x. Ep 3, 18). Và cũng có người đã tìm ra chiều cao, sâu, rộng dài của tình yêu Chúa như thế này :

Yêu người như người yêu người là bậc thấp, là luật cũ của Cựu Ước.

Yêu người như Chúa yêu người là bậc cao, là luật mới của Tân Ước.

Nhưng chúng ta còn được kêu gọi đạt tới cái mới tinh, cái cao chót vót của luật yêu thương nữa. Yêu người như Chúa yêu Chúa : Xin cho họ nên một. Như Cha và Con là một. (Vợ chồng yêu nhau nên một, tuy hai là một, nhưng vẫn còn ranh giới vì còn trong thân xác, nên tuy một mà hai. Còn yêu như Chúa Cha yêu Chúa Con trong Chúa Thánh Thần thì nên một trọn vẹn).

Chúng ta phải làm sao, trong Vương Quốc mới, giấy căn cước của ta ghi dấu vết riêng không phải là nốt ruồi trên mép, vết sẹo nơi tai… mà là yêu thương. “Kìa họ yêu nhau đến chừng nào.” (x. Cv 1-2). “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các các yêu thương nhau, … như Thầy yêu các con.”

Năm nay là Năm Đức Tin, cha ông của chúng ta truyền đức tin lại cho chúng ta và đã từng làm được chuyện đó : Chính trong bản báo cáo dài 98 trang khổ lớn của cha Gaspar d'Amaral viết bằng tiếng Bồ Đào Nha từ kinh đô Thăng Long ngày 31-12-1632 gửi cha André Palmeiro ở Macao, chẳng những thuật lại những kết quả truyền giáo lớn lao, mà còn ghi nhận rằng "người lương dân gọi bổn đạo là những người theo đạu yêu nhău". Thật là tuyệt vời! Người lương không biết đặt tên cho nhóm người theo đạo mới này là đạo gì, đã nghĩ ngay đến cách họ sống mà đặt tên : Đạu yêu nhău. Mặc dầu đây là bản văn tiếng Bồ Đào Nha, nhưng tác giả có chêm một số chữ Quốc ngữ thời đó, như đạu, yêu nhău (ley de se amar), đàng ngoày, đàng tlão, đàng tlên ..., là thứ chữ Palmeiro chẳng hiểu gì, cả đến người Việt cũng chưa biết.

Với tư cách là người con, hãy yêu nhau như Chúa yêu, vậy là ta chu toàn luật mới của Chúa.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Bổn Mạng và Lễ Giỗ tháng 5

THÁNG 5

 


NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

10/05

Lễ thánh Solange

Chị Hạnh

13/05

Lễ Mẹ Thánh Thể

Bổn mạng Tu Viện Mẹ

Thánh Thể

(Xuân Đường)

 

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Chị Nhi

(Ngày, tháng tùy theo mỗi năm)

26/05

Lễ thánh Philippe Néri

Chị Hiên 

28/05

Marie Anne de Paredes

Chị Hoa

30/05

Lễ thánh Jeanne

Chị Hải

 

LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

 

NGÀY

LỄ GIỖ

18/05

Bà cố Maria - Thân mẫu chị Benoit Hường

20/05

Ông cố Phêrô - Thân phụ chị Nhi

22/05

Ông cố Giuse - Thân phụ chị Tươi.

25/05

Ông cố Giacôbê - Thân phụ chị

27/05

(05/04/2001 ÂL)

Ông cố Gioan Baotixita - Thân phụ chị Tuyết

31/05

Ông cố Px Xaviê - Thân phụ chị Hải (Goretti)

 


Tình Yêu đáp lại Hận Thù

 

Tình Yêu đáp lại Hận Thù

 




  Ngày Lễ Lá cho ta chứng kiến những đổi thay bất ngờ của cuộc đời và của lòng người. Dân chúng vừa mới hân hoan cầm cành lá đón tiếp Chúa đã lập tức quay lại la ó kết án Chúa. Chúa Giêsu vừa mới long trọng vào thành như một ông vua nay đã phải đứng trước toà Philatô như một tử tội. Giuđa vừa ăn chung một bánh, uống chung một chén với Thầy đã vội vàng ra đi nộp Thầy. Các môn đệ vừa mới ngồi đồng bạn với Thầy nay đã bỏ trốn. Phêrô vừa mới hăng hái thề sống chết bên Thầy đã mau chóng hèn nhát chối Thầy.

  Những biến cố dồn dập, những đợt sóng thù hận giận dữ dâng cao đến tột đỉnh như muốn nghiền nát Chúa Giêsu. Nhưng Người vẫn luôn giữ được tâm hồn bình an thanh thản, thái độ quan tâm ân cần và trái tim chan chứa yêu thương.

  Trước hết ta thấy Người thanh thản và chủ động bước vào cuộc Thương khó khi Người nói với các môn đệ: “Thầy ước ao dự bữa tiệc Vượt qua với các con”. Trước cái chết ai cũng run sợ. Nếu chết là hết thì cái chết thật là đáng sợ. Nhưng với Chúa Giêsu, chết là về cùng Chúa Cha. Người yêu mến Chúa Cha, khao khát kết hiệp với Chúa Cha, nên Người thanh thản bước vào cuộc khổ nạn để được về cùng Cha.

  Quân lính hung hãn đến bắt Chúa Giêsu, nhưng Người vẫn hiền hoà không kháng cự.

  Bị  vây bọc trong bầu khí sát máu, Người vẫn cư  xử với lòng nhân hậu khoan dung. Không lo cho an nguy của bản thân, giữa lúc khó khăn khốn đốn vẫn mở rộng bàn tay nhân ái chữa lành vành tai bị đứt của người đày tớ vị thượng tế.

  Khi Giuđa  đến hôn mặt Chúa Giêsu, Người vẫn đối xử một cách lịch sự, tế nhị. Đối lại tội phản nghịch tày trời, Người chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở, hy vọng đánh thức lương tâm người học trò mê tiền mà đi đến phản bội.

  Lúc  đang xét xử, dù phải chịu nhục nhã cay đắng, Người vẫn quan tâm đưa mắt nhìn Phêrô. Vị đại diện các môn đệ, sau khi chối Thầy, đã nhận được ánh mắt âm thầm của Thầy. Ánh mắt hiền dịu mà đau khổ. Ánh mắt trách móc thì ít mà tha thiết van xin thì nhiều. Ánh mắt nhân từ tha thứ đã khiến Phêrô ray rứt khôn nguôi.

  Trên  đường lên Núi Sọ, dù vai phải mang cây thánh giá nặng nề, dù bản thân yếu mệt và tủi nhục, Người vẫn còn đứng lại an ủi những người phụ nữ khóc lóc, an ủi đám dân đã tố cáo, đã kết án Người.

  Trên thập giá, lúc đớn đau đã thấm vào đến tận xương tuỷ, lúc sức lực đã cạn mòn, Người vẫn còn quan tâm lắng nghe người trộm lành.

  Còn hơn thế nữa, Người tha thứ cho những sĩ quan, những binh lính đã hành hạ. Người không chỉ tha thứ mà còn cầu nguyện xin Chúa Cha tha cho tất cả mọi người có dính líu vào việc xử án Người.

  Tình yêu thương của Người là làn ánh sáng xé tan bóng đêm thù hận, chiếu soi cả những người ghét ghen. Tình yêu thương của Người giống như loài gỗ quý nhuốm cả hương thơm vào lưỡi búa đã đốn ngã nó (Fulton Sheen). Tình yêu của Người như đoá hoa sen. Bùn lầy có dậy lên cũng không nhiễm được vào đoá hoa tinh khiết thánh thiện. Tình yêu của Người là tình yêu nguyên tuyền không vẩn một chút oán hờn giận ghét, vượt lên trên tất cả những hận thù, nhỏ nhen, hèn nhát, phản bội. Giữa những hung hãn tàn bạo, Người vẫn yêu thương. Giữa những phản bội, Người vẫn tha thứ. Tình yêu của Người đã thắng.

  Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.

  KIỂM  ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Thời nay người ta thay đổi tất cả thật nhanh chóng. Thay đổi quần áo, giầy dép, điện thoại và cả bạn bè, vợ chồng nữa. Bạn có bị cuốn theo nếp sống thay đổi nhanh chóng này không?

  2. Tình yêu của Chúa Giêsu đã chiến thắng. Bạn hiểu điều này thế nào qua cuộc thương khó của Chúa?

  3. Đạo Công giáo là đạo bác ái. Bạn sống đạo như thế nào khi bị phản bội, bị oan ức và thiệt thòi?

-ĐTGM. Ngô Quang Kiệt -

CAN ĐẢM

 

        CAN ĐẢM

         CHỈ LÀ MỘT TỪ, 

         MỘT CÁCH THỨC HIỆN HỮU 

        CỦA NGƯỜI ANASTAĐây là một vài dòng muốn gợi lên sự chuẩn bị của các chị em chúng ta cho sứ vụ ở vùng xa xôi này, một sự chuẩn bị nhằm giúp chị em thực hiện các dự án tuyệt vời và đối mặt với nhiều tình huống khác nhau, đôi khi khó khăn. Các chị em đã vẽ lên sự can đảm của mình từ di sản và tâm hồn của Đấng sáng lập.

Hội dòng trẻ của Mẹ Anastasie, tại Bor, Aveyron, đã tỏa sáng ở Rouergue và xung quanh. Các tập sinh đang gia nhập với số lượng ngày càng tăng. Mẹ Anastasie truyền cho họ lòng sùng kính và niềm tin lớn lao vào Chúa.

Mẹ mong muốn những nữ tu mạnh mẽ và can đảm với sự quyết tâm, kiên cường, biết cách cho đi và có khả năng vượt qua những thử thách. Nhưng ai có thể trao cho các chị sức mạnh và sự can đảm để đối mặt với cuộc sống đang chờ đợi các chị? Gương mẫu của Mẹ Anastasie, luôn chăm chỉ, thanh thản, bình yên và cầu nguyện, biến đổi những người trẻ tuổi từng ngày. Sự bình yên của tâm hồn nằm ở sự ngay thẳng và giản dị, Mẹ Anastasie nói.

Lời cầu nguyện sốt sắng, lòng trung thành với ơn gọi và lòng tin tưởng hoàn toàn vào Chúa giúp các chị em sống theo ý Chúa, ngay cả trước khi ý Chúa trở nên rõ ràng. Lòng can đảm để đối mặt với điều chưa biết là công trình của Chúa, không hối tiếc, chỉ có lòng nhiệt thành đáp lại tiếng gọi của Ngài một cách can đảm.

Không chậm trễ, sau một cuộc tĩnh tâm, các nữ tu, tất cả đều trung thành với Chúa, quảng đại và cởi mở với thánh ý Chúa, đã nghe thấy lời kêu gọi truyền giáo của Cha Cormier, người con đích thực của Thánh Đaminh. Hội dòng Đaminh non trẻ đã đáp lại lời kêu gọi "hiện diện" này và nhiều chị em tình nguyện: mang Tin mừng Lời Chúa đến vùng Tân Thế giới

Từ bây giờ, mỗi chị em sẽ chuẩn bị tâm hồn và sự ra đi tiếp theo của mình, nếu Chúa chọn. Không gì có thể thay đổi được suy nghĩ của chị em. Lòng can đảm giúp chị em đương đầu với sứ vụ chỉ phụ thuộc vào Chúa, vì chính Ngài đã gọi chị em đến Bor. Nhờ lời cầu nguyện, sự chuẩn bị nghiêm túc, sự cống hiến hoàn toàn cho Chúa và cho tha nhân, chị em đã kiên nhẫn chờ đợi cuộc khởi hành vĩ đại đến Brazil.

Và giờ đây, 140 năm đã trôi qua, với sự chào đón nồng nhiệt của các Anh em Đaminh tại Brazil và sự hỗ trợ của lời cầu nguyện của các nữ tu Bor, Tin Mừng Lời Chúa vẫn được rao truyền và ân sủng của Chúa vẫn soi sáng những trái tim rộng mở đón nhận niềm vui và tình yêu của Chúa.

Một lễ kỷ niệm đầy niềm vui và bình an!”.



Bổn mạng và lễ giỗ tháng 4

 

THÁNG 4


 

NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

12/04

Lễ thánh Marie Joseph Moscati

Chị Phạm Thị Nga 

27/04

Lễ thánh Zite de Lucques        

Chị Hoạt

29/04

Lễ thánh Catherine de Sienne        

Chị Lan (Catherine)


LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

 

 

NGÀY

LỄ GIỖ

01/04

Ông cố Antôn- Thân phụ chị Lan (Francoise Romaine)

11/ 04

Chị Marie Rosa Nguyễn Thị Lan Phương

21/04

Mẹ Anastasie (Đấng Sáng Lập)

24/04

Bà cố Inê - Thân mẫu chị Thảo (Dominique)

30/04

Ông cố Phanxicô Xaviê - Thân phụ Dì Cẩm

"Hãy đứng lên và trở về!"

 

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY ( Năm C )

 


 

 

“Thưa cha con đã lỗi phạm …” . Sự trở về của người con thứ, đã mở ra cho anh cơ hội được nhận lại vào nhà cha, được gọi là con, và lãnh lấy phần gia nghiệp của cha.

Xin cho chúng ta biết nhìn ra tội của mình, từng xúc phạm đến Chúa, đến mọi người, để nhờ hối cải ăn năn, chúng ta cũng sẽ được tha thứ, và nhất là được mặc lấy phẩm giá người con trong gia đình Thiên Chúa.

 

Có một câu chuyện xảy ra bên Mỹ. Một gia đình nọ rất hiếm hoi. Cả hai ông bà chỉ có một cậu con trai duy nhất. Thế nhưng thật bất hạnh. Thay vì lo học hành và đi theo sự dạy bảo của cha mẹ, cậu lại chỉ thích chơi bời đàn đúm cùng bạn bè xấu. Lần nọ, cậu lén cha mẹ lấy một số tiền lớn rồi ra đi. Được một thời gian thì tiền hết, bạn bè cũng cũng từ bỏ cậu mà đi. Trong lúc tuyệt vọng, cậu nhớ đến cha mẹ và muốn được trở về mái ấm gia đình. Thế nhưng mặc cảm vì mình đã phạm tội tày trời, nên cậu cứ nấn ná không dám trở về. Cậu bèn nghĩ ra một cách là viết cho cha mẹ lá thư. Trong thư, cậu nói với cha mẹ nếu còn thương và muốn đón nhận cậu về nhà thì cha mẹ hãy treo bộ quần áo của cậu vẫn mặc trên cành cây trước nhà. Đúng ngày ấy cậu sẽ đi qua. Nếu thấy có bộ quần áo treo phía trước, cậu sẽ trở về. Còn nếu không có thì cậu sẽ ra đi vĩnh viễn. Nhận được thư, cả hai ông bà nhấp nhổm chờ đợi. Sau khi bàn bạc, cả hai quyết định sẽ treo tất cả quần áo của cậu trước nhà để cậu thấy mà biết được ý muốn của cha mẹ và trở về cùng gia đình.

Câu chuyện thật cảm động. Nó lay động, thức tỉnh lương tâm mỗi người con, nhận ra sai trái của mình mà trở về với người cha có tên là Thiên Chúa – Một Thiên Chúa khoan dung và giầu lòng thương xót.

Tình yêu của Người Cha ấy đã từng có mặt ngay trong buổi đầu của công trình sáng tạo, cứ lớn dần lên theo với thời gian, được lộ rõ nét qua lịch sử dân Chúa. Tấm lòng Người Cha luôn hối tiếc về những tai hoạ đã gửi đến để thức tỉnh con cái Israel. Sau khi bắt dân đi đày Ai- cập, thì chính Thiên Chúa đã bằng quyền năng và tình thương, cứu thoát họ khỏi đất nô lệ, đưa họ vào sa mạc, cho họ uống nước nơi mạch suối Mêriba, nuôi họ bằng manna và chịm cút. Tình yêu ấy vẫn không ngừng chảy khi thấy dân Chúa đang phải từng ngày đối mặt với cái nóng hừng hực, cái lạnh căm căm nơi sa mạc. Vì vậy, qua Giôsuê hôm nay, Ngài quyết định đưa họ vào miền đất tốt tươi và rộng lớn, đó là miền đất chảy sữa và mật, cho họ được sống cảnh an cư lạc nghiệp.

Tuy nhiên, tình yêu ấy không phải lúc nào cũng được trân quí đón nhận. Câu truyện hai người con trong bài Phúc âm hôm nay là một minh hoạ.

Sống trong gia đình, nhưng đứa con thứ vẫn mơ tưởng về một cuộc sống ngang tàng trụy lạc. Vì vậy, dù cha còn sống, anh vẫn đang tâm đòi chia phần gia tài. Người cha không tiếc vì gia sản phải chia, mà đau đớn vì tình nghĩa đang mất. An chơi đàng điếm được một thời gian thì nó phung phí hết tài sản. Trong cơn túng thiếu và đói khát, nó mới chợt nhớ về nhà và muốn trở về. Tội nó đã lớn mà lý do trở về lại chỉ vì miếng ăn hèn hạ. Nó không về vì tình cha, vì thương mái ấm gia đình mà chỉ để được no dạ. Ay vậy mà khi nó trở về, từ xa người cha đã nhìn thấy nó. Chạnh lòng thương, ông chạy lại ôm nó hôn lấy hôn để. Ông không hề hạch tội, chì chiết, cũng chẳng tra hỏi lý do, xua đuổi. Vì nó là quan trọng nhất đời ông. Ông tha thứ không phải vì nó đáng thương mà vì ông là một người cha. Chính tình yêu khoan dung lượng thứ đã biến ngày người con trở về thành ngày hội vui : “Vì con Ta đã chết nay sống lại….”

   Đau đớn với con thứ, ông còn khổ với con cả. Sống bên cha nhưng lại như người dưng nước lã. Nó gần cha về không gian nhưng lại xa về tình cảm. Nó không chia niềm vui với cha và không dành cho em mảy may lòng thương xót. Nó tặng cha mình trái tim bằng gỗ và đứa em quả tim bằng chì. Dù vậy ông vẫn yêu thương vì ông là một người cha. Lời lẽ của người cha yêu thương đã đánh thức người con cả mù lòa, giúp anh được nhìn thấy. Anh thấy đó là cha, là em anh. Anh thấy trước nay anh chỉ sống như người nô lệ. Hôm nay anh mới thực là con.

Là người đầu tiên lãnh nhận vòng tay tha thứ từ nơi Thiên Chúa Cha, thánh Phaolô không ngừng mong mỏi cho anh chị em cũng biết quay về với Chúa. Ngài quả quyết : Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã giao hoà chúng ta – và qua thập giá, chúng ta đã trở nên tạo vật mới, vì tất cả những gì cũ đã qua đi.

Kính thưa ông bà anh chị em,

Soi mình vào dụ ngôn, chúng ta dường như bắt gặp khuôn mặt mình ở nơi người con cả lẫn người con thứ. Đây là lúc thuận tiện, đây là giờ cứu rỗi. Chúng ta hãy mau mắn trở về với Thiên Chúa là Cha của mỗi chúng ta :

-    “Thưa cha, Con đã lỗi phạm đến trời và đến cha”. Biết bao lần chúng ta cũng đã mang trong mình thái độ của người con thứ : chối bỏ tình Cha để đi theo tiếng gọi của thế gian, thỏa mãn cho những đam mê tiền bạc vật chất, cùng bản năng thấp hèn, nhậu nhoẹt say sưa, coi trọng bản thân mà xem thường lời nhắc nhở của các bề trên. Chúng  ta có thấy mình cần phải trỗi dậy trở về, để được sưởi ấm bằng tình Cha, và lớn lên trong tình huynh đệ với anh em không?

-    “Bao năm qua, cha đối xử với con như một người làm công”. Sống giữa gia đình, trong tình thương của Cha. Vậy mà đứa con cả vẫn mang tâm trạng của kẻ làm thuê, người làm mướn. Đây có thể cũng từng là cách sống của chúng ta với Chúa khi giữ đạo cách môi mép hình thức : Đi lễ vì thói quen – đọc kinh vì sợ chê khô đạo - làm một vài việc thiện để lấy tiếng là rộng rãi, tham gia hội đoàn để kéo bè kéo cánh. Chúng ta có thấy mình cần thay đổi cái nhìn và cách sống, cho xứng với phẩm giá của một người con trong gia đình Thiên Chúa không?

-    “ Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã giao hòa với chúng ta. Nơi thập giá, Ngài còn làm cho chúng ta nên tạo vật mới”. Cái chết của Chúa với nước và máu đổ ra, đã thanh luyện và trả lại cho chúng ta phẩm giá cao quí của kẻ làm con. Chúng ta có nhìn ra điều ấy để biết luôn gắn bó với Chúa qua việc hết lòng thờ phượng Chúa, giữ các giới răn, lãnh các bí tích, thực hành đời sống công chính, nhất là luôn có cái nhìn nhân hậu khoan dung với anh chị em tội lỗi, và không khinh dể ai yếu kém hơn mình không ?

Câu chuyện của người Cha và 2 đứa con bất hiếu không chỉ đưa chúng ta đi qua vùng đất hoang lạnh của tâm hồn, mà còn thúc đẩy chúng ta mạnh dạn đứng dậy trở về :

Về với Cha để được giao hòa tha thứ.

Về với Cha để được ấp ủ yêu thương. 

Vì nhà Cha là hạnh phúc thiên đường.

Quên sầu vương hết đau thương tím lịm.  Amen.