Suy Niệm Chúa Nhật 13 Thường Niên B

 

ĐAU KHỔ VÀ SỰ CHẾT

 


Những vấn nạn lớn nhất của con người mọi thời đại, đó là sự dữ và sự chết.  Kể từ khi hiện hữu, con người không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho vấn nạn này.  Tại sao có sự dữ?  Tại sao con người phải đau khổ và phải chết?  Sau khi chết con người sẽ về đâu?  Bên kia sự chết là gì?  Người ta tìm mọi cách can thiệp cho con người thoát khỏi cái chết, nhưng vô hiệu.  Đối diện với đau khổ và sự dữ, nhiều người đã mất niềm tin vào Thiên Chúa, thậm chí phủ nhận sự hiện hữu của Ngài.

 Thiên Chúa không làm ra cái chết.  Ngài chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong.  Thiên Chúa cũng không là tác giả của sự dữ.  Sách Khôn Ngoan khẳng định với chúng ta như thế (Bài đọc I).  Sách Khôn Ngoan được viết khá muộn, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, tức là rất gần với Chúa Giê-su.  Nội dung cuốn sách này là những suy tư về thân phận con người, khuyến khích lòng hiếu thảo và nhất là nhằm củng cố đức tin nơi người Do Thái.  Ngài luôn yêu thương con người, và đã thể hiện tình yêu ấy bằng công cuộc sáng tạo cũng như bằng những điềm thiêng dấu lạ trong lịch sử.  Khi khẳng định: Thiên Chúa không làm ra cái chết và sự dữ, tác giả nói với chúng ta: cái chết là nguyên nhân của quỷ dữ ghen tỵ; đau khổ nhiều khi đến từ chính con người.

 Sự chết cũng gắn liền với kiếp sống nhân sinh.  Con người đã có ngày sinh ắt có ngày tử.  Chẳng ai sống mãi trên thế gian này.  Nhìn theo khía cạnh nhân sinh, cái chết cũng là điều may mắn đối với con người.  Bởi lẽ nếu mọi người từ tạo thiên lập địa mà không chết thì không biết thế giới sẽ ra sao?

 Đã là con người hiện hữu trên trần gian, không ai tránh khỏi đau khổ.  Con Thiên Chúa nhập thể làm người cũng đã trải qua đau khổ như chúng ta và đã phải chết.  Chúa Giê-su đón nhận đau khổ trong tình yêu thương nhân loại.  Tình yêu sẽ hóa giải đau khổ, hoặc ít ra sẽ giúp chúng ta nghị lực để vượt lên đau khổ.  Một số người đã tự tìm đến cái chết khi đối diện với đau khổ.  Họ đã không tìm được niềm hy vọng và ý nghĩa cuộc đời.

 Đức Giê-su đến trần gian để khẳng định: Thiên Chúa làm chủ sự sống.  Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải là của kẻ chết . Ngài tạo dựng con người không phải để trở về với cát bụi, nhưng để sống hạnh phúc mãi mãi.  Như thế, nếu quỷ dữ ghen tương gây nên cái chết, thì Thiên Chúa tình yêu sẽ ban cho con người được sống.  Để chứng minh Thiên Chúa có quyền năng trên sự chết, Chúa Giê-su đã làm cho bé gái 12 tuổi, con ông trưởng hội đường tên là Gai-ô, đã chết được sống lại.  Thân nhân gia đình và hàng xóm của ông khi thấy bé gái đã chết, liền khuyên can đừng mời Chúa Giê-su đến nữa, vì họ không tin một người đã chết có thể sống lại.  Đức Giê-su đã làm cho bé gái sống lại trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

 Thánh Mác-cô diễn tả ông trưởng hội đường như một người có đức tin vững vàng, qua lời van xin: “Con bé nhà tôi sắp chết rồi.  Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu chữa và được sống.  Lời van xin này cho thấy, ông tin chắc vào quyền năng của Chúa Giê-su, và dù con ông có chết, cũng sẽ được hồi sinh.  Cùng một chủ đề đức tin, tác giả đan xen hai phép lạ trong một trình thuật.  Đó là người phụ nữ bị bệnh đã mười hai năm, các thầy thuốc đều đã bó tay.  Trong tình trạng đó, bà tin chắc rằng nếu bà chạm tới áo Chúa Giê-su, thì bà sẽ được chữa lành.  Sự thể đã xảy ra như vậy.  Bà đã được chữa lành ngay tức khắc.  Cả hai người – ông trưởng hội đường và người phụ nữ – đều là những gương mẫu về đức tin cho chúng ta.

 “Lòng tin của con đã chữa con.  Lời Chúa Giê-su cho thấy điều kiện duy nhất để đón nhận ơn Chúa là lòng tin.  Liền sau đó, Chúa cũng nói với ông trưởng hội đường, khi người ta báo tin con ông đã chết: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi.  Đức tin luôn là điều kiện cần thiết để ta đón nhận ơn Chúa, kể cả trong những lúc gian nan nhất của cuộc đời.  Đức tin Ki-tô giáo khẳng định với chúng ta: sự chết thực ra chỉ là sự biến đổi trạng thái hiện hữu.  Sự chết cũng là cánh cửa mở ra để ta bước vào thế giới mới.  Những ai sống tốt lành thánh thiện, sau khi chết sẽ được hưởng vinh quang Chúa hứa cho những người công chính.  Chỉ có hạnh phúc đời sau mới lý giải được sự công bằng trong đời sống con người.  Như thế, dưới lăng kính Ki-tô giáo, sự dữ và sự chết bớt đi màu sắc ảm đạm thê lương, và bừng lên niềm hy vọng nơi tình thương nhiệm màu của Thiên Chúa.

 Dù cắt nghĩa thế nào đi nữa, đau khổ và sự chết vẫn đè nặng trên mỗi chúng ta.  Sự chết đến từ ghen tương của quỷ dữ, nhưng sự chết cũng đến từ chính chúng ta, hoặc do chính bản thân hoặc do người khác gây ra.  Quả vậy, khi gieo rắc hận thù, bạo lực, chiến tranh là gieo rắc đau khổ sự chết.  Thánh Phao-lô đưa ra lời khuyên: mỗi người góp phần giảm thiểu đau khổ bằng những nghĩa cử chia sẻ bác ái (Bài đọc II).  Ngài khuyên giáo dân Cô-rin-tô, lúc đó khá ổn định về vật chất, hãy quan tâm đến những người đang lâm cảnh túng thiếu.  Khi cùng nhau cổ võ những việc thiện, chắc chắn cái ác sẽ bị đẩy lui.

 

TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

 

Suy niệm Chúa nhật XII Thường Niên B

 

SAO NHÁT THẾ

 


Trình thuật “Đức Giê-su dẹp yên sóng gió” được cả ba Tin Mừng Nhất lãm ghi lại, và không khác biệt nhau nhiều.  Tuy vậy, chỉ có Tin Mừng Mát-thêu và Mác-cô ghi lại lời quở trách của Chúa Giê-su: “Sao nhát thế.”  Lời này cũng có nghĩa: “Tại sao lại sợ?”; “Đức tin nơi các anh còn yếu lắm” và: “Các anh nghĩ tôi là ai mà lại sợ hãi như vậy?”

 

Chúa Giê-su không dửng dưng trước nỗi thống khổ của nhân loại.  Sau một ngày truyền giáo mệt nhọc, Người mệt mỏi và cần nghỉ ngơi.  Ở đây, Tin Mừng cho chúng ta một minh chứng: Đức Giê-su là Thiên Chúa quyền năng và cũng là Người thật.  Là con người, Người mệt mỏi kiệt sức; là Thiên Chúa, Người quát mắng cuồng phong và làm cho biển cả trở lại an bình.

 

Chắc chắn cơn cuồng phong này phải mạnh mẽ và dữ dằn lắm.  Bởi lẽ các môn đệ là những người dân chài chuyên nghiệp, được luyện từ nhỏ để quen với sóng gió, mà lúc này các ông hoảng sợ, tưởng chừng như sắp chết đến nơi.  Lời van nài của các ông đã cho thấy nỗi sợ hãi lớn lao thế nào.  Tuy vậy, khi các ông chấm dứt nỗi hoảng sợ vì bão tố, thì lại là lúc các ông hoảng sợ trước quyền năng của vị Thầy.  Vì vậy, các ông run rẩy nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”  Trong truyền thống Kinh Thánh, biển tượng trưng cho quyền năng của ma quỷ và sự dữ.  Biển như một con quái vật, có thể nuốt chửng và hủy diệt tất cả.

 

Thiên Chúa có quyền năng trên biển cả, vì Ngài là Đấng sáng tạo mọi loài, trong đó có đại dương.  Sức mạnh của biển cả dù có ghê gớm đến đâu cũng nằm trong sự kiểm soát của Đấng Tạo Dựng.  Bài đọc I nói với chúng ta về nhân vật Gióp.  Đang an lành sung sướng đầy đủ, ông bỗng mất hết.  Những người bạn đến thăm đưa ra nhiều lý lẽ để giải thích cho những đau khổ mà ông đang gánh chịu.  Ông Gióp không bằng lòng với cách lý luận đổ lỗi cho quá khứ của ông.  Ông đã muốn đưa cả Thiên Chúa ra tòa!  Mặc dù ở trong tâm trạng đó, ông không hề xúc phạm đến Ngài.  Đoạn văn chúng ta nghe hôm nay là lập luận của Thiên Chúa.  Đúng hơn là lời giáo huấn của Ngài.  Qua đó, Ngài muốn khẳng định với ông Gióp và các người bạn: Ngài là Đấng Sáng tạo quyền năng, có quyền ra ranh giới cho đại dương.  Bài Sách thánh này được đọc cùng với trình thuật Chúa Giê-su dẹp yên sóng gió, sẽ nêu bật nội dung giáo huấn chứng minh Đức Giê-su là Thiên Chúa.  Người có quyền năng trên mọi sự, như Người đã chứng tỏ qua các phép lạ.

 

Cuộc sống của chúng ta được so sánh như cuộc vượt đại dương.  Cuộc đời này là chốn khách đày, là biển cả mênh mông.  Dù ở bậc sống nào và trong hoàn cảnh nào, mỗi người phải chống chọi với bão tố phong ba.  Chẳng có ai từ khi sinh ra đến khi qua đời đều được hoàn toàn yên hàn thư thái.  Những cơn cuồng phong đang nổi lên xung quanh chúng ta, đó là bệnh tật, tang tóc, chia lìa, tai nạn, bạo lực, khó khăn tài chính, ô nhiễm môi trường…  Chúng ta có cảm tưởng như tất cả đều đang đổ xô về phía chúng ta.  Chính trong bối cảnh này mà Chúa Giê-su nói với chúng ta như Người đã nói với các môn đệ năm xưa: “Sao nhát thế?  Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?”  Các môn đệ là những người trước đó đã chứng kiến các phép lạ Chúa Giê-su làm.  Tuy vậy; vào giữa cơn phong ba, lòng tin của các ông vẫn bị chao đảo.  Đức tin của chúng ta đôi khi cũng bị chao đảo như vậy.  Chúng ta có thể tin vào Thiên Chúa trong những lúc bình an hạnh phúc, nhưng khi gặp thử thách gian nan, chúng ta bị cám dỗ nghi ngờ lòng nhân hậu của Thiên Chúa.  Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta tự vấn lương tâm: đức tin của tôi vào Chúa ở mức độ nào?  Lòng xác tín vào sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời của tôi như thế nào?  Làm thế nào để tôi sẵn sàng đón nhận những biến cố đau thương của cuộc đời với tinh thần đức tin?  Tin Mừng hôm nay khẳng định với chúng ta: mặc dù cuộc sống đầy thử thách phong ba, chúng ta vẫn có thể sống bình an thanh thản, nếu chúng ta tin Chúa Giê-su đang hiện diện trong cuộc đời.  Lời Chúa đem lại cho chúng ta niềm hy vọng giữa những chông gai của cuộc sống.  Tuy vậy, để tìm được bình an, một điều kiện quan trọng là phải mời Chúa Giê-su đến hiện diện trên “chiếc thuyền cuộc đời” của chúng ta.  Giữa sóng gió phong ba, Người đang hiện diện ở đây, giữa cuộc sống này.

 

Trong những lời giáo huấn của cho cộng đoàn Cô-rin-tô, thánh Phao-lô cho thấy niềm xác tín nơi bản thân ngài.  Một khi cảm nhận sâu xa sự hiện diện của Đức Giê-su trong cuộc đời, thánh nhân không còn lo lắng sợ sệt gì nữa.  Không có gì trên trần gian có thể làm cho ngài buông rời Chúa Giê-su.  Nếu ngài còn sống ở trần gian, là vì ngài sống cho Chúa và sống vì Chúa.

 

Xin Chúa Giê-su giúp chúng ta luôn kiên vững đức tin, nhất là những lúc bi đát đau buồn của cuộc sống.  Amen!

 

TGM Giu-se Vũ Văn Thiên

 

Lời Mời Gọi Đến Với Cái Cao Đẹp Hơn

                             LỜI MỜI GỌI ĐẾN VỚI CÁI CAO ĐẸP HƠN


Năm 1986, tiểu thuyết gia người Czech, Ivan Klima, đã xuất bản một loạt bài tự thuật với tựa đề, Những mối tình đầu của tôi (My First Loves).  Những bài này mô tả một số đấu tranh đạo đức khi ông còn là thanh niên theo thuyết bất khả tri đang tìm kiếm câu trả lời mà không có một khung luân lý rõ ràng để tạo khuôn khổ cho những đấu tranh đó.  Thời đó, ông là một thanh niên đầy đam mê tình dục nhưng ngập ngừng không dám hăng hái về tình dục, mà thời đó, những người đồng lứa với ông dường như chẳng dè dặt đến thế.  Đến giờ ông vẫn sống độc thân, nhưng không rõ vì sao, chắc chắn không phải vì lý do tôn giáo rồi, vì ông là người theo thuyết bất khả tri.  Tại sao ông lại sống như vậy?  Ông đang sống có trách nhiệm hay đơn giản chỉ là ông quá căng thẳng và thiếu táo bạo?

 Ông cũng không chắc và đã tự hỏi mình: nếu tôi chết và có Thiên Chúa rồi tôi gặp Thiên Chúa, thì Ngài sẽ nói gì với tôi?  Thiên Chúa có trừng phạt tôi vì đã căng thẳng hay Ngài sẽ khen ngợi tôi vì đã đưa sự cô tịch của mình lên một tầm cao hơn?  Thiên Chúa sẽ thất vọng về tôi hay sẽ chúc mừng tôi vì đã đi hành trình cuộc đời mà không cần sự khuây khỏa?

 Khi viết quyển sách này, Klima chẳng biết câu trả lời cho câu hỏi đó.  Ông không chắc Thiên Chúa sẽ nói gì với ông và liệu có lúc nào Thiên Chúa mỉm cười hoặc cau mày về ông không.  Dù câu trả lời có thế nào, tôi nghĩ rằng ở đây có một bài học học sâu sắc, là cách Klima tạo khuôn khổ cho lựa chọn luân lý của mình.  Với ông, đây không phải là vấn đề phạm tội hay không, nhưng là vấn đề xử lý sự cô tịch và căng thẳng sao cho tạo nên sự cao đẹp của linh hồn.  Mới nhìn qua, dĩ nhiên, nó có vẻ là một việc vị kỷ, bởi vì cố gắng trở nên đặc biệt cũng có thể tạo nên một sự kiêu ngạo đầy tính phán xét.  Tuy nhiên, sự cao đẹp thật sự của linh hồn không phải là thứ nỗ lực vì bản thân nó, nhưng là một thứ nỗ lực vì sự tốt đẹp của tha nhân.  Một người cao đẹp không cố trở nên tốt đẹp để tách tầm bản thân so với người khác.  Một người cao đẹp thì cố gắng sống tốt để tạo nên một ngọn hải đăng dẫn đường cho sự ổn định, tôn trọng, nhân hậu và khiết tịnh cho những người khác.

 Tôi tin rằng, đây có thể là xuất phát điểm thứ hai cho thần học luân lý và linh đạo luân lý.  Xuất phát điểm đầu tiên dĩ nhiên là căn bản hơn.  Nó tập trung vào việc giữ Mười Điều răn, và hầu hết bắt đầu với một lời cảnh báo tiêu cực “ngươi chớ…”  Ở mức độ căn bản, thần học luân lý và linh đạo luân lý rất đồng nhất với đạo đức học, là xác định đúng sai, có tội hay không có tội. T uy nhiên, giữ Mười Điều răn và xác định cái gì có tội hoặc không, dù là một nỗ lực quan trọng tiên quyết và không thể du di, nhưng chỉ là căn cứ thiết yếu cho thần học và linh đạo luân lý mà thôi, hệt như số học căn bản là căn cứ thiết yếu cho toán học cao cấp vậy.  Khi đã đạt được căn cứ thiết yếu đó, thì nhiệm vụ thật sự mới bắt đầu, là đấu tranh để nhân hậu hơn, là mặc lấy trái tim của Chúa Kitô, là trở thành một thánh nhân để tạo một thế giới tốt đẹp hơn cho tha nhân.

 Cho tôi mạo muội đưa ra một ví dụ trần tục để minh họa điều này.  Lúc tôi là chủng sinh học về thần học luân lý, một hôm nọ chúng tôi được kiểm tra với những câu hỏi khác nhau về luân lý tình dục.  Có câu hỏi rằng thủ dâm có tội hay không có tội.  Nó có phải là rối loạn cố hữu hay không?  Nó là tội trọng hay chỉ là tội rất nhẹ?  Chúng ta có thể nói gì về vấn đề này về mặt đạo đức?

 Sau khi cân nhắc các ý kiến khác nhau của các học viên, giáo sư đã trả lời rằng: “Tôi không nghĩ vấn đề quan trọng là liệu hành động này có phải là tội hay không.  Có một cách tốt hơn để tạo khuôn khổ cho nó.  Ý kiến của tôi về vấn đề này như sau: Tôi không đồng ý với ai nói đây là tội nặng, nhưng cũng không đồng ý với ai nói rằng chuyện này chẳng có vấn đề gì về đạo đức.  Vấn đề ở đây không hẳn là chuyện nó có phải là tội hay không, mà là vấn đề, chúng ta muốn xử lý sự căng thẳng này ở mức độ nào, theo kiểu thỏa hiệp hay theo kiểu anh hùng.  Trước vấn đề này, tôi cần tự vấn rằng, tôi muốn thực hiện sự cô tịch ở mức độ nào?  Linh hồn tôi có thể cao đẹp đến mức nào?  Tôi có thể chấp nhận xử lý sự căng thẳng này để tạo nên một cộng đoàn trong sạch hơn trong thân thể Chúa Kitô hay không?”

 Ở mức độ thứ hai này, thần học và linh đạo luân lý không còn là mệnh lệnh mà là một lời mời, mời gọi chúng ta đến với sự cao đẹp hơn nữa của linh hồn vì thế giới này.  Tôi có thể nhân hậu hơn không?  Tôi có thể bớt nhỏ nhen không?  Tôi có thể chịu đựng sự căng thẳng mà không xoa dịu nó?  Tôi có thể tha thứ nhiều hơn không?  Tôi có thể yêu thương một người khác biệt với tôi về tính khí và hệ tư tưởng không?  Tôi có thể làm thánh không?  Các thánh không nghĩ nhiều về chuyện việc gì là tội và việc gì không.  Đúng hơn, các ngài nghĩ: việc gì yêu thương hơn?  Việc gì cao thượng hơn và việc gì nhỏ nhen hơn?  Việc gì phục vụ thế giới tốt hơn?

Trong Tin Mừng nhất lãm, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng bằng từ “Metanoia”, một từ ngụ ý rộng hơn nhiều so với bản dịch “sám hối.”  Metanoia là một lời mời gọi chúng ta hãy có một ý thức cao hơn, một tấm lòng cao thượng hơn, bỏ đi những hoang tưởng, nhỏ nhen và tự đại.

 Rev. Ron Rolheiser, OMIng cho sự ổn định, tôn trọng, nhân hậu và khiết tịnh cho những người khác.

 Tôi tin rằng, đây có thể là xuất phát điểm thứ hai cho thần học luân lý và linh đạo luân lý.  Xuất phát điểm đầu tiên dĩ nhiên là căn bản hơn.  Nó tập trung vào việc giữ Mười Điều răn, và hầu hết bắt đầu với một lời cảnh báo tiêu cực “ngươi chớ…”  Ở mức độ căn bản, thần học luân lý và linh đạo luân lý rất đồng nhất với đạo đức học, là xác định đúng sai, có tội hay không có tội. T uy nhiên, giữ Mười Điều răn và xác định cái gì có tội hoặc không, dù là một nỗ lực quan trọng tiên quyết và không thể du di, nhưng chỉ là căn cứ thiết yếu cho thần học và linh đạo luân lý mà thôi, hệt như số học căn bản là căn cứ thiết yếu cho toán học cao cấp vậy.  Khi đã đạt được căn cứ thiết yếu đó, thì nhiệm vụ thật sự mới bắt đầu, là đấu tranh để nhân hậu hơn, là mặc lấy trái tim của Chúa Kitô, là trở thành một thánh nhân để tạo một thế giới tốt đẹp hơn cho tha nhân.

 Cho tôi mạo muội đưa ra một ví dụ trần tục để minh họa điều này.  Lúc tôi là chủng sinh học về thần học luân lý, một hôm nọ chúng tôi được kiểm tra với những câu hỏi khác nhau về luân lý tình dục.  Có câu hỏi rằng thủ dâm có tội hay không có tội.  Nó có phải là rối loạn cố hữu hay không?  Nó là tội trọng hay chỉ là tội rất nhẹ?  Chúng ta có thể nói gì về vấn đề này về mặt đạo đức?

 Sau khi cân nhắc các ý kiến khác nhau của các học viên, giáo sư đã trả lời rằng: “Tôi không nghĩ vấn đề quan trọng là liệu hành động này có phải là tội hay không.  Có một cách tốt hơn để tạo khuôn khổ cho nó.  Ý kiến của tôi về vấn đề này như sau: Tôi không đồng ý với ai nói đây là tội nặng, nhưng cũng không đồng ý với ai nói rằng chuyện này chẳng có vấn đề gì về đạo đức.  Vấn đề ở đây không hẳn là chuyện nó có phải là tội hay không, mà là vấn đề, chúng ta muốn xử lý sự căng thẳng này ở mức độ nào, theo kiểu thỏa hiệp hay theo kiểu anh hùng.  Trước vấn đề này, tôi cần tự vấn rằng, tôi muốn thực hiện sự cô tịch ở mức độ nào?  Linh hồn tôi có thể cao đẹp đến mức nào?  Tôi có thể chấp nhận xử lý sự căng thẳng này để tạo nên một cộng đoàn trong sạch hơn trong thân thể Chúa Kitô hay không?”

 Ở mức độ thứ hai này, thần học và linh đạo luân lý không còn là mệnh lệnh mà là một lời mời, mời gọi chúng ta đến với sự cao đẹp hơn nữa của linh hồn vì thế giới này.  Tôi có thể nhân hậu hơn không?  Tôi có thể bớt nhỏ nhen không?  Tôi có thể chịu đựng sự căng thẳng mà không xoa dịu nó?  Tôi có thể tha thứ nhiều hơn không?  Tôi có thể yêu thương một người khác biệt với tôi về tính khí và hệ tư tưởng không?  Tôi có thể làm thánh không?  Các thánh không nghĩ nhiều về chuyện việc gì là tội và việc gì không.  Đúng hơn, các ngài nghĩ: việc gì yêu thương hơn?  Việc gì cao thượng hơn và việc gì nhỏ nhen hơn?  Việc gì phục vụ thế giới tốt hơn?

 Trong Tin Mừng nhất lãm, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng bằng từ “Metanoia”, một từ ngụ ý rộng hơn nhiều so với bản dịch “sám hối.”  Metanoia là một lời mời gọi chúng ta hãy có một ý thức cao hơn, một tấm lòng cao thượng hơn, bỏ đi những hoang tưởng, nhỏ nhen và tự đại.

 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

THÔNG BÁO THÁNH LỄ KHẤN DÒNG NĂM 2024

 

THÔNG BÁO

THÁNH LỄ KHẤN DÒNG NĂM 2024

Thánh lễ Tạ Ơn và Nghi thức Khấn Dòng của Chị em Hội dòng Đaminh Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi Monteils – Tỉnh Dòng Đức Mẹ La Vang Việt Nam, sẽ được cử hành vào lúc 09h00 sáng Thứ Bảy, ngày 15 – 06 – 2024 tại Thánh đường Giáo xứ Tân Xuân. Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc chủ tế.

Nhờ hồng ân Thiên Chúa và lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang. Năm nay Tỉnh Dòng Đức Mẹ La Vang Việt Nam chúng con vui mừng có các chị em tuyên khấn:

Bốn Chị tuyên Khấn Trọn đời

1.    Marie Claire Trương Thị Thìn

2.    Marie Luc Đoàn Thị Hà

3. Marie Étienne Nguyễn Thị Sen

4. Marie Vincent de Paul Nguyễn Thị Lương

Ba Chị tuyên Khấn Lần đầu

1.    Marie du Calvaire Lê Thị Dung

2.    Marie Thomas Nguyễn Thị Thành

3.    Marie Roseline Vũ Thị Thảo

Cảm tạ Chúa vì Ngài đã khơi lên trong những người chị em quyết định đáp trả lời lời mời gọi sống thánh thiện của tình yêu thuở ban đầu với Đấng Tình Quân Giêsu qua giao ước thánh hiến "Này con xin đến để thực thi ý Ngài" (Dt 10,9).

Và lời đáp trả ơn gọi ấy vẫn tiếp tục vang vọng theo dòng thời gian, trong từng hoàn cảnh, trong mọi biến cố của cuộc đời.

Như thế, sự tuyên khấn được đính kèm sự nhắc nhở về linh đạo Đaminh - Anastasie; niềm vui của hồng ân tuyên khấn được trao ban món quà động lực sống tinh thần Đaminh - Anastasie. Ngày lễ tuyên khấn sẽ ghi khắc trong tâm hồn các chị em một niềm xác tín tin yêu và dâng hiến. Để rồi, việc tuyên khấn giúp chị em xác quyết bước theo Chúa và hoàn toàn thuộc về Chúa trong linh đạo Đaminh - Anastasie. Niềm xác tín ấy sẽ trở thành những tia sáng phản chiếu ánh sáng tình yêu của Chúa Kitô và làm cho ánh sáng ấy được lan tỏa qua chính đời sống thánh hiến đích thực của các chị.

Nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang ban cho quý chị luôn mãi son sắt, trọn vẹn, trung thành với ơn gọi và sứ mạng để ngày càng được trở nên đồng hình, đồng dạng với Đấng Tình Quân Giêsu.

 


Suy niệm Chúa nhật X Thường niên B

 

HỌ HÀNG VỚI CHÚA


Cách nay ít năm, tại bệnh viện Milwankee, có một bé sơ sinh mù và còn bị chuẩn đoán là đần độn bẩm sinh do bại liệt não.  Sau khi sanh ít ngày, người mẹ đã nhẫn tâm bỏ đứa con sơ sinh tật nguyền.  May mắn cho em, một chị y tá tên là May Lempke, thấu hiểu tình trạng bé sơ sinh bị bỏ rơi đồng nghĩa với cái chết, đã nhận em về nuôi.

 

Chị May cùng chồng đặt tên cho đứa con nuôi đặc biệt của mình là Leslie.  Họ thay nhau xoa bóp cho Leslie hằng đêm, cầu nguyện cho Leslie hằng ngày.  Chị May khóc suốt vì Leslie đau đớn.  Leslie càng lớn, sự chăm sóc Leslie càng nhiêu khê: chị May phải khéo léo cột Leslie vào chiếc ghế để em khỏi té nếu chị muốn rời em.

 

Một ngày nọ, May thấy dường như Leslie có những biểu hiện khác thường khi nghe những bản nhạc.  Thế là, vợ chồng chị mua một cây đàn piano cũ và tranh thủ đánh đàn cho Leslie nghe; mua nhiều băng đĩa hoà tấu hy vọng Leslie được vui.

 

Bỗng vào một đêm đông năm 1971, vợ chồng May nghe thấy ai đó đang chơi bản hoà tấu dương cầm số 1 của Tchaikovsky.  Họ thức dậy để xem tiếng đàn lạ từ đâu.  Họ sửng sốt thấy Leslie đang vẹo mình trước đàn và chơi nhuần nhuyễn bản nhạc.  Từ đó, các bản nhạc Leslie đã nghe như đã tồn trữ trong óc và nay đang tuôn ra trên đôi tay của cậu.  Leslie giờ đây đã 28 tuổi, đi lại vẫn khó khăn, nói năng vẫn ngọng ngịu, nhưng là một tài năng âm nhạc.  Các bác sĩ giải thích: Leslie bị chậm phát triển về trí tuệ do não bị tổn thất nhưng lại cực kỳ tài năng.  Tài năng đó được duy trì và bộc phát nhờ tình yêu đặc biệt của cha mẹ nuôi là vợ chồng chị May Lempke (theo Reader’s Digest).

 

Đứng trước nghịch cảnh Leslie, liên hệ do máu huyết đã chào thua liên hệ do đức ái.  Hôm nay trong Tin Mừng, Đức Giêsu đang giới thiệu mối liên hệ đức ái đó.  Một cách nào đó, Đức Giêsu đã gọi mối liên hệ này là họ hàng của Ngài.

 

Thiết lập họ hàng thiêng liêng

 

Trong xã hội có nhiều mối liên hệ.  Rộng nhất là mối liên hệ đồng loại, rồi đến chủng tộc màu da.  Hẹp hơn là mối liên hệ đồng bào.  Nhỏ hơn là mối liên hệ đồng hương liên kết những người chung nơi chôn nhau cắt rốn.  Cuối cùng là mối liên hệ họ hàng huyết tộc nảy sinh do sự đồng một dòng máu di truyền.  Ngoài ra còn có mối liên hệ đồng môn, đồng nghiệp, đồng chí, đồng cảnh ngộ và bạn kết nghĩa…

 

Trong các mối liên hệ ấy, mối liên hệ họ hàng huyết tộc là phổ biến nhất, cụ thể nhất, và xét trong lãnh vực tự nhiên thường là bền chặt nhất.  Thế mà, khi đề cập đến mối liên hệ này, Đức Giêsu đã đặt vấn đề: “Ai là mẹ, là anh em ta?”  Mẹ và anh em theo nghĩa thường thì một em bé còn bế ngửa cũng biết và cảm nhận được!  Sao Chúa lại hỏi vậy?  Ở đây, Đức Giêsu đang mạc khải một mối liên hệ, đối với Ngài, mật thiết nhất và bền vững vĩnh cửu mà mối liên hệ máu huyết đứng bên sẽ trở nên quá nhỏ bé.  Đó là mối liên hệ họ hàng thiêng liêng phát sinh do đức Tin, phát triển nhờ đức Ái, và kiên trì nhờ đức Cậy trông.  Chất lượng của mối dây liên kết họ hàng thiêng liêng này hệ tại mức độ của sự thực hành lời Chúa.  Một người con càng thương cha mẹ thì càng dễ vâng lời, và càng vâng lời thì tình nghĩa con cái với cha mẹ càng thêm chất lượng.  Cũng vậy, một người chỉ thực sự là con cái Chúa khi biết đón nhận thánh ý Chúa và càng thực thi thánh ý Chúa thì tình nghĩa với Chúa càng thêm chất lượng.  Đức Giêsu gọi người đó là mẹ và là anh em của Ngài.

 

Khi Đức Giêsu đưa tiêu chuẩn xác định họ hàng dựa trên việc biết nghe và thực hành lời Chúa thì đồng thời Ngài cũng mặc nhiên cảnh báo có những trường hợp ngỡ là gần Chúa mà thật ra lại xa Ngài vời vợi.  Quả thế, những người có họ hàng máu huyết với Chúa, biết rõ về Chúa, gặp gỡ Chúa thường xuyên nhưng không bước theo Chúa bằng việc thực thi đường lối Chúa chỉ dạy vẫn mãi mãi là kẻ xa lạ với Chúa.

 

Cuộc đời Đức Giêsu diễn tả cho ta thấy một Thiên Chúa mê say con người: Ngài quên ăn quên nghỉ vì phần rỗi anh em (x. Ga 4, 5-34); Ngài nỗ lực đẩy lui Satan, không để cho ma quỷ tác oai tác quái nơi thế giới con người như kẻ “múa gậy vườn hoang.  Ai không đồng cảm với Chúa, không cùng Ngài trên một chiến tuyến chống lại Satan bằng việc nói không với Satan và nói có với Ngài trong đời sống… người đó luôn là kẻ xa lạ, thậm chí chống lại Ngài dù bề ngoài xem ra họ rất gần Ngài.  Kết cục, có lắm người phải ngã ngửa khi nghe Ngài kết luận: “Ta không hề biết các ngươi, xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!”  Trong số đó có người là đồng hương, quá gần gũi với Chúa và có cả những kinh sư, luật sĩ, những người vẫn mang danh là chuyên viên trong đạo.

 

Phá vỡ họ hàng thiêng liêng

 

Nếu vâng nghe lời Chúa giúp ta nên họ hàng nghĩa thiết với Chúa thì ngược lại, bất tuân lệnh là biến mình thành kẻ xa lạ với Ngài.  Sự bất tuân khởi đi bằng sự thiếu tín nhiệm.  Adam – Evà trước khi giơ tay hái quả cấm thì trong lòng đã dấy lên sự không tin Chúa tốt lành (x St 3, 1-6).  Anh em họ hàng của Chúa trước khi đi bắt Chúa thì lòng họ đã không tin việc Chúa làm là bình thường, là khôn ngoan.  Chỉ có lòng tín nhiệm tin tưởng tuyệt đối vào Chúa mới giữ con người sống trong đạo lý Chúa.  Mất tín nhiệm đồng nghĩa với khởi sự phản bội.  Không trung thành với đường lối Chúa biến người ta đang là kẻ nghĩa thiết họ hàng với Chúa thành kẻ xa lạ, và hơn nữa thành kẻ thù của Tình Yêu.  Adam – Evà sau khi trái lệnh Chúa, đã đánh mất tình thân với Chúa, chẳng còn cảnh ngày ngày gặp Chúa đàm đạo thân tình nữa (x. St 3, 8-10).

 

Thiếu lòng tin vững chắc vào sự sống đời sau dễ làm cho ta trái ý Chúa ở đời này.  Đúng vậy, mọi lỗi phạm thường do ta thiển cận, chỉ thấy cái được trước mắt mà không thấy cái mất lớn lao đằng sau.  Người ta sẵn sàng chịu thương chịu khó để hy vọng được mùa lúa bội thu; người ta chấp nhận khổ luyện để hy vọng chiến thắng.  Cũng vậy, khi đã xác tín vào phần thưởng phục sinh vinh quang vô tận Chúa dành cho kẻ nghĩa thiết với Chúa thì bằng mọi giá ta sẽ duy trì mối liên hệ họ hàng với Chúa.  Mọi sự từ bỏ ở đời này để vâng ý Chúa sẽ là chuyện nhỏ khi ta đã thấy được vinh quang lớn lao mai sau.

 

Howard kelly là một nhà sinh vật học nổi tiếng kiêm bác sĩ.  Lần kia, sau một ngày nghiên cứu, ông đến một nhà nghèo xin nước uống.  Một bé gái xuất hiện và ân cần biếu ông một ly sữa tươi mát.  Ông cám ơn và mong có dịp đền ơn bé.  Ít lâu sau, mẹ bé đau nặng, người ta chuyển mẹ bé tới một bệnh viện trên thành phố.  Cuối cùng bà khỏi bệnh nhưng không biết lấy tiền đâu để trả viện phí.  Như một phép lạ, bác sĩ chữa bệnh xuất hiện trên tay cầm phong bì bên trong viết: Viện phí đã được thanh toán để trả ơn một ly sữa.  Ký tên – Bác sĩ Kelly.   

 

Hy sinh cả đời thì có đáng gì so với vinh hạnh được là họ hàng của Chúa.

 

Trích Logos B