Lúc bắt đầu Thánh lễ
Vọng Phục sinh đêm nay, trước khi làm phép lửa và nến Phục sinh, chúng ta đã
đứng trong bóng tối. Sau đó lửa từ nến phục sinh bắt đầu xua tan đen tội lỗi,
của sự chết và lan tỏa đến mỗi người chúng ta niềm vui của sự sống lại. Lửa đó
tượng trưng cho Đức Kitô Phục sinh, là Ánh Sáng đích thật chiếu soi cuộc đời
chúng ta.
1. Ánh sáng soi chiếu giúp
chúng ta tiến bước trên nẻo đường vượt qua
Đêm
hôm nay là đêm Vượt qua. Là Kitô hữu, chúng ta cũng cần có những cuộc vượt qua.
Nhờ Ánh Sáng của Đức Giêsu Kitô phục sinh soi chiếu, chúng ta có thể vượt qua
những lỗi lầm yếu đuối, các cám dỗ đam mê, những thú vui nhục dục, để lên đường
tiến về phía trước trong hành trình đức tin. Tâm tình này đã được thi sĩ Trầm Thiên Thu diễn
tả trong bài thơ:
VƯỢT QUA VỚI CHÚA
Ngôi Hai Thiên Chúa
Vượt Qua
Vượt qua bóng tối,
vượt qua tử thần
Bước vào cõi sống vinh
quang
Đời đời đồng trị vĩnh
hằng với Cha
Đời con nhiều chuyến
vượt qua
Nào là đau khổ, ưu tư,
bàng hoàng
Nào là tội lỗi, hoang
mang
Nào là sợ hãi, nhọc
nhằn, lo âu
Nào là khiếp nhược, u
sầu,…
Bao điều con phải sớm
chiều vượt qua
Cúi xin Thánh Tử Hiền
Hòa
Giúp con đủ sức vượt
qua với Ngài!
2. Ánh sáng giúp chúng ta phân định phải trái trong đời sống.
Các
ĐGH gần đây nhấn mạnh rằng con người ngày nay đang bị ảnh hưởng bởi chủ thuyết
tương đối hóa. Thuyết này khởi đi từ việc cho rằng “Con người là thước đo
mọi sự” (theo Protagoras). Từ đó người ta khẳng định mọi sự chỉ là tương đối, có thể
thay đổi thể
chế của con người.
Chủ
thuyết “tương
đối” ảnh hưởng đến mọi lãnh vực. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là
thứ tương đối tôn giáo, khi cho rằng mọi tôn giáo đều có giá
trị như nhau, đạo nào cũng tốt. Từ đó có chủ trương tương đốiluân lý, khi cho rằng một hành vi nào đó đúng hay sai, tốt hay xấu là tùy thuộc
vào quy định của con người, chứ không tùy thuộc vào một giá trịluân lý duy nhất và
phổ quát nào cả.
Vì
lấy con người lấy bản thân làm trung tâm, làm tiêu chuẩn đo lường mọi sự (câu
chuyện về tuyển thư ký) nên thuyết này khiến người ta sống vật vờ và
mập mờ, nửa trắng nửa đen, nửa nạc nửa mỡ, hoặc hai mặt.
Về sự vật hay các hành
vi, tự nó nếu không có sự phân định sáng suốt của con người thì làn ranh giữa
đúng và sai, tốt và xấu cũng, chỉ là một sợi tơ mong manh. Có bài sưu tầm sau
đây rất đáng cho chúng ta suy nghĩ: bài này nói về HAI MẶT:
SỰ THẬT có 6 chữ
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!
TÌNH YÊU có 7 chữ
PHẢN BỘI cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.
Chữ YÊU là ba chữ
HẬN là ba, giống nhau.
Người say men Hạnh phúc
Kẻ thành Lý Mạc Sầu.
BẠN BÈ có năm chữ
KẺ THÙ đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật
Hôm nay chìa.. dao găm.
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!
TÌNH YÊU có 7 chữ
PHẢN BỘI cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.
Chữ YÊU là ba chữ
HẬN là ba, giống nhau.
Người say men Hạnh phúc
Kẻ thành Lý Mạc Sầu.
BẠN BÈ có năm chữ
KẺ THÙ đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật
Hôm nay chìa.. dao găm.
Từ VUI có ba chữ
Tiếng SẦU cũng chỉ ba.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.
Chữ KHÓC có bốn chữ
CƯỜI cũng vậy, giống in.
Ai “giòn cười, tươi khóc”
Ấy cảm thọ nhận chìm.
Cuộc sống là HAI MẶT,
Giới tuyến một đường tơ.
Chấp nhận mà không vướng
Nhẹ bước qua hai bờ.
Tiếng SẦU cũng chỉ ba.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.
Chữ KHÓC có bốn chữ
CƯỜI cũng vậy, giống in.
Ai “giòn cười, tươi khóc”
Ấy cảm thọ nhận chìm.
Cuộc sống là HAI MẶT,
Giới tuyến một đường tơ.
Chấp nhận mà không vướng
Nhẹ bước qua hai bờ.
Chúng
ta đang ở trong thời đại bảo hòa thông tin, tất cả mọi thứ đều được phơi bày
trên cùng một trang web của internet. Ở đó, làn ranh phân định giả-thật,
tốt-xấu lại càng rất mong manh hơn cả sợi tơ. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng cần
có một lăng kính để phân biệt tốt-xấu, cần một luồng ánh sáng chân thật để phân
định giả-thật, đúng-sai.
Xin
Ánh Sáng Phục Sinh giúp chúng ta không sống mập mờ tương đối, nhưng biết phân
định đúng sai, tốt xấu dựa theo tiêu chuẩn Tin Mừng Đức Giêsu Kitô Phục Sinh.
Lát
nữa, chúng ta cầm trên tay cây nến sáng: xin Đức Kitô Phục Sinh biến đổi tâm
hồn chúng ta nên giống những ngọn nến cháy, vừa chan hoà ánh sáng Phục Sinh nơi
mình, vừa có sức lan tỏa Niềm Vui Tin Mừng cho người khác. Trong niềm vui Chúa sống lại, tôi xin cầu chúc
niềm vui, bình an và thiện hảo của Đức Kitô Phục Sinh ở lại mãi trong cuộc đời
của mọi người chúng ta. Hallêluia.
Lm. Joseph Ngô Ngọc Khanh, OFM