BỔN MẠNG THÁNG 12


NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

03/12

Lễ thánh Francois Xavier

Chị Tho

08/12

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm

(Immaculée)

* Bổn mạng Học Viện             

* Chị Diễm Lan

13/12

Lễ thánh Lucie

Lễ thánh Odile

* Chị Quý Phương

* Chị Mỹ

14/12/2003

Gia Đình Đaminh Thánh Thể được Sát Nhập với Hội dòng Đaminh Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi Monteils. 

Mỗi nhà xin 1 lễ Tạ Ơn và Cầu Nguyện cho Tỉnh dòng

26/12

Lễ thánh Étienne

Chị Sen

27/12

Lễ thánh Jean Tông đồ

Dì Nga.

Ghi chú:

Từ ngày 16/12 đến ngày 24/12: làm Tuần Cửu Nhật mừng lễ Giáng Sinh.

 

LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

 

 

NGÀY

LỄ GIỖ

03/12

Ông cố Micae - Thân phụ Dì Trưởng

11/12

Ông cố Phanxicô Xaviê- Thân phụ chị Mỹ Tiên

Ông cố Giuse - Thân phụ chị  Mỹ

14/12

Ông cố Phêrô - Thân phụ chị Lệ

22/12

Bà cố Maria - Thân mẫu chị Lan (Cathérine)


ÁNH SÁNG THIÊN ĐÀNG

 

ÁNH SÁNG THIÊN ĐÀNG


Có 2 em bé song sinh trong bụng mẹ. Một em bé hỏi em bé còn lại:

- Cậu có tin vào cuộc sống sau khi rời khỏi đây?

- Sao, đương nhiên. Chắc hẳn phải có gì đó sau khi rời khỏi đây. Có thể chúng ta ở đây để chuẩn bị cho chính chúng ta ở giai đoạn tiếp theo – Em bé thứ 2 trả lời.

- Vô lý – Em bé kia đáp lại – Chẳng có cuộc sống nào sau khi rời khỏi đây cả. Cuộc sống đó sẽ như thế nào chứ?

Em bé thứ 2 trả lời:

-  Tớ không biết, nhưng có thể sẽ có nhiều ánh sáng hơn ở đây. Có thể chúng ta sẽ đi bằng chân và ăn bằng miệng. Có thể chúng ta sẽ có những cảm giác mà bây giờ chúng ta không hiểu được.

 Em bé đầu tiên trả lời:

- Thật là ngớ ngẩn. Đi bằng chân là điều không thể. Và ăn bằng miệng? Thật kỳ quái. Dây rốn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bất cứ thứ gì chúng ta cần. Nhưng dây rốn rất ngắn. Cuộc sống sau khi rời khỏi đây là hoàn toàn phi lý.

- Nhưng tớ vẫn nghĩ có điều gì đó khác biệt hơn ở đây. Có thể chúng ta sẽ sống mà không cần nhờ vào cái dây rốn này nữa.

- Vô lý. Và hơn nữa nếu có cuộc sống sau khi rời khỏi đây, tại sao không ai quay trở lại đây sau khi đã đi ra ngoài? Rời khỏi đây chắc chắn là kết thúc cuộc sống của chúng ta, và sau khi rời khỏi đây sẽ không có gì ngoài bóng tối, sự im lặng và sự lãng quên. Nó không mang chúng ta đến đâu cả – Em bé đầu tiên nói.

- Tớ không biết nữa – Em bé thứ 2 trả lời – Nhưng chắc chắn là chúng ta sẽ gặp Mẹ và bà ấy sẽ chăm sóc chúng ta.

- Mẹ? Cậu thật sự tin là có Mẹ? Thật nực cười. Nếu Mẹ tồn tại thì bà ấy đang ở đâu bây giờ? – Em bé đầu tiên hỏi. Bà ấy ở quanh chúng ta. Chúng ta được bao phủ bởi Mẹ. Chúng ta là Mẹ. Chúng ta đang sống trong Mẹ. Nếu không có bà ấy, thế giới của chúng ta không thể tồn tại – Em bé thứ 2 trả lời.

- Tớ không nhìn thấy Mẹ, nên về mặt logic, chắc chắn là bà ấy không tồn tại – Em bé đầu tiên đáp.

Em bé thứ 2 trả lời:

-  Đôi khi, khi bạn im lặng, thật sự tập trung và lắng nghe, cậu có thể nhận ra sự có mặt của Mẹ, cậu có thể nghe được giọng nói đầy yêu thương của mẹ, từ trên cao gọi xuống.

Cũng như 2 em bé song sinh, ngày xưa tôi cũng từng hỏi: những người đã lìa trần, sau khi chết họ sẽ đi về đâu?

Những người lớn đã giải thích cho tôi về một thế giới bên kia gọi là Thiên Đàng.  

Bây giờ tôi đã được hiểu rõ hơn về thiên đàng, một thế giới bên kia không ai biết sẽ như thế nào, nhưng có thể sẽ có rất nhiều ánh sáng, được chăm sóc và yêu thương. Hiện tại trần gian này chỉ là một bào thai, nơi ở tạm thời của cung Lòng Thương Xót Chúa và có tự do chờ đợi để được nhìn thấy ánh sáng của Thiên Đàng. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết: Tôi nay ở trọ trần gian, mai kia về chốn xa xăm cuối trời.”

Đối với người Kitô hữu, chết không phải là hết mà là cửa ngõ của sự sống mới - sự sống trường sinh bất tử được Thiên Chúa tái tạo. 

Bởi vì, thân phận con người chỉ là một kiếp bụi tro, phù sinh và mong manh.

Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì,
hẳn Người nhớ: ta chỉ là cát bụi.
Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi,
tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
một cơn gió thoảng là xong,
chốn xưa mình ở cũng không biết mình. (TV 103,14-16)

Nên quy luật sống và chết là hai kỳ công do Thiên Chúa an bài. Thật kỳ diệu khi nghĩ về mầu nhiệm sự sống và sự chết, hai tình trạng này luôn tồn tại trong thế giới để con người được nhận ra đầy đủ giá trị của sự hiện hữu trong Thiên Chúa.

Trong sự hiệp thông này theo Karl Rahner: “cái chết không thể cô lập con người và cũng không thể ngăn cách được sự liên đới giữa người sống và người đã chết”.

Bên cạnh đó, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI cho thấy: người chết đi vào mối dây hiệp thông với người khác trong mầu nhiệm Thân Mình của Đức Ki-tô. Sự hiệp thông giữa người chết và người sống là ở chỗ nếu có một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu có bộ phận nào vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung” (1Cr 12, 26-27).

Thế nên, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, mọi người được gia nhập vào gia đình duy nhất của Thiên Chúa. Trong gia đình này không ai sống một mình mà: sống cùng- sống với – sống cho nhau. Không những sống với người còn đang lữ hành, mà còn sống cho những người đã qua đời.

Bầu khí của tháng cầu nguyện cho các linh hồn giúp tôi cảm nghiệm sâu sắc giá trị của sự liên kết với ông bà tổ tiên là huyết nhục đã lưu truyền cho nhau cái hồn của nguồn cội, của văn hóa và những giá trị tinh thần khác. Thật cao cả và thiêng liêng, “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

Quên một người đã khuất là làm cho họ hai lần chết”. Khi tôi nhớ đến các ngài, tôi hiểu rằng mình không chỉ thể hiện tâm tình thảo hiếu “uống nước nhớ nguồn”, mà còn giúp đưa các ngài vào sự sống bất diệt qua ơn nghĩa của tôi với Chúa. Và giá trị hơn hết, tôi đã biểu hiện niềm tin của tôi vào Thiên Chúa và sự sống vĩnh cửu đời sau.

Ngày nay, trước những nghịch cảnh đang xảy ra trong thời đại dịch Covid với biết bao nhiêu con người ra đi lặng lẽ, tôi khao khát sự hiệp thông của tôi và người thân đã khuất được nối kết với nhau trong lời cầu nguyện, trong Thánh lễ, những việc bác ái, hy sinh thầm lặng là món quà để tất cả mọi người được gặp nhau trên Thiên Đàng.

Và rồi, chính niềm tin nối kết mọi người nhận ra cuộc sống này thật là ý nghĩa và ra đi làm chứng nhân về sự phục sinh của Đức Ki-tô – và chính Đức Ki-tô Phục Sinh – là nguyên lý và nguồn mạch cho tất cả mọi người ngày sau được sống lại vì Người đã mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu (GLCG: #655).

Đứng trước những nấm mồ của những người thân hôm nay, ngày mai tôi không biết sẽ ra sao, ngày cuối đời lại càng mù mịt. Vì thế, từ hôm nay tôi chỉ biết cầu nguyện liên lỉ để xin ơn Chúa giúp tôi luôn nhớ bất cứ lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng theo tiếng Chúa gọi và vững lòng trông cậy, phó thác cho Chúa cuộc sống và cái chết đời này để được sự sống đời sau bất diệt.

Kinh thánh đã mời gọi tôi một lối sống: "Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người." (Lc 21,34-36)

Xin Chúa cho con biết sống từng giây phút hiện tại, luôn ưu tiên đặt Chúa lên trên hết mọi sự trong việc chu toàn bổn phận làm người. Xin tình thương Chúa luôn che chở và giúp con biết nhận ra những dấu hiệu của sự sống vĩnh cửu trong cuộc đời, để con và những người thân đã khuất được gặp nhau trên nơi đầy ánh sáng của Thiên Đàng.


 BỔN MẠNG THÁNG 11


 

NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

03/11

Lễ thánh Martin de Porrès

  *Bổn mạng cộng đoàn Martin (Cung Kiệm)

*Chị Thu Thảo

17/11

Lễ thánh Élisabeth

Chị Hiền

21/11

Lễ Đức Mẹ dâng mình          

Bổn mạng các em

Thỉnh Sinh

22/11

Lễ thánh Cécile

Chị Nhung

27/11

Lễ thánh Cathérine Labourée

Chị Sáng

Ghi chú:

 

Từ ngày 21/11 đến ngày 23/11: làm Tuần Tam Nhật kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Bảo trợ Tỉnh dòng.


LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

NGÀY

LỄ GIỖ

08/11

Giỗ Anh Chị Em của Dòng Đaminh

20/11

Bà cố Mônica -Thân mẫu Chị Nhi

26/11

Bà cố Têrêsa -Thân mẫu Chị Lệ

28/11

Ông cố Tôma - Thân phụ Chị Diễm Lan


NGƯỜI TU SĨ SỐNG YÊU THƯƠNG GIỮA ĐẠI DỊCH COVID- 19

 

NGƯỜI TU SĨ SỐNG YÊU THƯƠNG GIỮA ĐẠI DỊCH COVID- 19

 

Con người sống trong thời điểm nào cũng cần được yêu thương và trao ban yêu thương cho người khác. Nhất là trong thời gian covid toàn thể giới sống trong lo sợ, trong thiếu thốn, cần được người khác giúp đỡ với trái tim yêu thương đặc biệt là những “Vùng đỏ”, những nơi đang phong tỏa. Đây là thao thức của những người lãnh đạo, của các Giám mục, linh mục và tất cả mọi người. Người tu sĩ của Chúa cũng không ngoại lệ, trái tim tâm tư đang hướng về tha nhân và dùng nhiều cách để giúp đỡ, chia sẻ với mọi người.

Đáp lại lời mời gọi của Đức cha Giáo Phận về việc tham gia chương trình phòng chống dịch Covid-19 đã có nhiều nhóm thiện nguyện với nhiều đợt đăng kí tham gia. Họ ra đi chỉ mong đến phục vụ những “Giêsu” đang đau khổ vì dịch bệnh. Trong số đó, có rất nhiều nữ tu là những chiến sĩ Kitô quả cảm dám lăn xả vào môi trường đầy hiểm nguy, bỏ lại sự an toàn bản thân để cùng sống và có thể cùng chết với anh chị em mình, khi Thiên Chúa muốn.

Nhiều tu sĩ đã bị lây bệnh trong thời gian đi phục vụ. Một chị dòng MTGXL chia sẻ: Mặc dù con cố gắng để không bị nhiễm bệnh. Chuyện gì đến cũng đến, con đã nhiễm bệnh.” Công việc của con không phải là tập hát, cắm hoa, dạy giáo lý...mà là đưa cơm đến từng phòng, dọn rác sinh hoạt của bệnh nhân. Ở đó có những Giêsu đang đợi con trao yêu thương.[1]

Một bài chia sẻ khác: “Khát với nỗi khát của anh chị em đang đau bệnh”.

Các soeur dòng Đaminh Tam Hiệp đã chia sẻ về việc liên hệ mua rau, quả để cung cấp cho bà con vùng dịch, các soeur làm với tâm tình đầy ắp niềm vui, hồ hởi.[2]

Nhiều bài bài viết khác các Soeur đã chia sẻ mỗi nhóm, mỗi người làm những công việc khác nhau như: công tác nhập liệu trong phòng máy, nhóm đi lấy mẫu xét nghiệm…nhưng tất cả đều THẤU, CẢM VÀ TIN

THẤU: “Có đi mới biết, có đến mới hiểu”

CẢM: Cảm được cái đau, cái bất lực của con người.

TIN: Niềm Tin Chiến Thắng Tất Cả

Dù con người thì bất lực nhưng sức mạnh của Chúa vẫn đang tiếp sức cho anh chị em phục vụ và các bệnh nhân. Sức mạnh của tình thương và sự nối kết.[3]

Đọc những bài chia sẻ của các tình nguyện viên, em thấy họ thật can đảm đã ra đi phục vụ với con tim yêu thương của mình cùng với Đức Kitô và bắt chước Người đem tin mừng bình an và hi vọng cho các bệnh nhân và mọi người họ tiếp xúc gặp gỡ. Việc làm này đáng được nhiều người khen ngợi và họ cũng đã được khích lệ như trong thư của Đức cha Giáo phận Xuân Lộc (cha Đaminh -Tổng Đại diện giáo phận Xuân Lộc) chia sẻ: “Thay lời cho Đức Cha Gioan, Giám mục Giáo phận, xin bày tỏ lòng quý mến và sự cảm phục tinh thần xả thân và lòng nhiệt thành tông đồ của quý cha, quý sơ và quý thầy vừa hoàn thành sứ vụ, cách riêng những thiện nguyện viên đã bị nhiễm bệnh đang khi làm việc hoặc các trường hợp được đi cách ly sớm vì tiếp xúc với người nhiễm.[4]

Đó là những nghĩa cử yêu thương, những việc làm thiết thực của các tình nguyện viên dành cho tha nhân. Hòa chung tâm tình trao gửi yêu thương, tu viện chúng em góp phần bằng cách cộng tác với nhóm tông đồ phân loại rau củ, lương thực, phát rau miễn phí cho người dân. Lựa ve chai bán để có thêm tiền mua thực phẩm chia sẻ cho mọi người trong giáo xứ. Chúng em làm với lời cầu nguyện cùng sự nhiệt tình để đem lại niềm vui cho nhóm tông đồ, cho người được nhận thực phẩm mà hơn nữa với việc làm nhỏ nhưng làm với sứ vụ rao giảng tình yêu của Đức Kitô cho mọi người.

Cùng với khát mong của nhiều tu sĩ muốn lên đường đi phục vụ, em xin chia sẻ tâm tình của em, khi nghe và đọc các thư ngỏ của Đức Cha Giáo Phận mời gọi các tu sĩ, thiện nguyện viên tham gia chống dịch. Em cũng muốn và thích tham gia, muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc phục vụ các bệnh nhân với khả năng của mình như lau dọn, đem cơm cho bệnh nhân, hay làm việc gì mà mình có thể và được yêu cầu nhưng em chưa thể thực hiện được.Tuy nhiên không phải vì thế mà em buồn hay thất vọng mà “ngồi bó gối” ở trong phòng, trong tu viện của mình. Em không làm được nhiều việc như các tình nguyện viên đã và đang làm và cũng không thể ra khỏi tu viện để đến với người khác giúp họ, không có nghĩa là mình không làm sáng danh Chúa, không yêu thương mọi người. Em thiết nghĩ chúng ta yêu thương tha nhân bằng lời cầu nguyện, dâng những hi sinh để cầu xin ơn bình an cho các thiện nguyện viên, các bác sĩ để họ hăng say phục vụ. Họ là những cánh tay nối dài của em và các chị vì chúng ta đã gửi gắm việc làm cụ thể của họ dành cho các bênh nhân mà họ tiếp xúc. Vì vậy lời cầu nguyện góp phần làm cho cánh tay đó bớt mệt mỏi, bớt buông xuôi khi quá sức hay khi cám dỗ bỏ cuộc. Dâng những hi sinh hằng ngày của chúng ta để cầu xin Chúa cho các bệnh nhân đang đau đớn vì bệnh tật được bình an, được ơn can đảm đón nhận thánh giá khi không có người thân bên cạnh động viên, khích lệ chăm sóc. Vì thế những hi sinh trong ngày sống và lời cầu nguyện của chúng ta dành cho họ để xin ơn trợ lực của Chúa cần thiết biết bao.

Nhìn về khía cạnh khác, do dịch bệnh nên không thể theo sinh hoạt bình thường như: dạy các cháu, dạy giáo lý, thăm viếng mục vụ…những việc làm thường lệ như thế không tránh khỏi sự ồn ào với những tiếng la hét của các cháu, tiếp xúc gặp gỡ phụ huynh ban ngày, soạn giáo án bài vở ban đêm, tranh thủ trang trí lớp hay làm việc của cá nhân vào giờ rảnh. Dường như sự quan tâm tới đời sống nội tâm của mình và làm việc bác ái cho chị em không nhiều, nhất là với chị em đang sống trong cộng đoàn, trong tu viện của mình. Covid 19 phải cách ly theo chỉ thị 16 đó cũng là cơ hội để chị em dành nhiều thời gian cho Chúa và cho nhau. Những giờ đạo đức có đông đủ chị em để cùng nhau ca tụng Chúa thêm sự sốt sắng. Các bữa ăn phong phú hơn, mỗi chị em nấu một ngày với nhiều khẩu vị, cách chế biến khác nhau và ai cũng có nhiều thời gian để chu toàn bổn phận của mình cùng với tình yêu thương làm cho món ăn nóng, ngon hơn, bữa cơm vui hơn và ai cũng ngồi ăn chung được với nhau mỗi ngày 3 bữa, không phải chia giờ ăn như những ngày dạy trẻ. Không khí trong tu viện vui hơn, với nhiều tiếng cười khi làm việc chung chị em cũng đỡ vất vả vì có nhau, phụ giúp nhau. Những giờ thể thao giúp tăng thêm tình đoàn kết chị em, rèn luyện sức khỏe cá nhân và cộng đoàn đó cũng là cách chung tay chống dịch. Thế nhưng chung nhiều thì cũng đụng chạm nhiều hơn, những ngày thường không có dịch covid việc ai người ấy làm lo làm việc bổn phận dường như ít có chuyện xảy ra. Khi thời gian ở bên nhau nhiều, lại sinh ra nói những lời tiêu cực, những việc làm thiếu bác ái gây hiểu lầm, khó đón nhận nhau. Tạo cho nhau những tổn thương, những nỗi buồn không nên có, không muốn có. Em chia sẻ đây không phải để nói tiêu cực về tu viện mình đang sống, nhưng với sự thật nơi những con người vẫn còn những yếu đuối của phận người sống chung với nhau. Em cũng được nghe chia sẻ của một chị ở dòng khác chia sẻ với em: “Chị ơi hình như dịch covid nó lây lan nhanh, nhưng thời gian này covid của sự hiểu lầm trong khi chung đụng trong đời tu nhiều hơn thì phải. Em cũng đang cố gắng để không cho thứ dịch này khống chế mình nè, nhưng thật khó”. Quả thật như thế nếu không yêu thương, tha thứ cho nhau thật lòng. Chúng ta cần phải không ngừng thay đổi thái độ, lời nói của mình, đừng thể hiện theo cách “mắt đền mắt, răng đền răng” ai tử tế, yêu thương tôi, thì tôi yêu thương lại; ai ghét tôi, tôi trả đũa người ấy. Hãy thể hiện cái tôi đúng của tình yêu đích thực: “Tôi sẽ tử tế và yêu thương bạn dù bạn đối xử với tôi như thế nào?” hay là câu nói khác “Tình yêu không chỉ là óc thực tế mà còn là niềm hy vọng sống sót của chúng ta”. Nếu thực sự yêu người nào đó, hãy bắt đầu bằng những cách nhỏ bé với tình yêu lớn. “Chúng ta không thể yêu chân thành nếu chúng ta không sẵn sàng hi sinh”.[5]

Vì thế, khi còn có thời gian ở bên nhau hãy làm những điều tốt đẹp cho nhau, nhất là dịch covid bùng phát ngày càng tăng số người bị nhiễm bệnh nhiều và không ít người chết vì covid. Chúng ta còn sống là nhờ ơn Chúa gìn giữ chứ bản thân mình cũng chẳng tốt đẹp hơn ai, ngày nào còn sống và được sống trong bình an là tạ ơn Chúa và hãy cám ơn nhau. Nếu không may mình bị nhiễm bệnh thì sẽ hối tiếc biết bao vì khi khỏe mạnh được ở bên nhau thì không thấy quý, thấy mình được thương và cũng có bổn phận yêu thương mọi người nhất là người chị em bên cạnh mình. Sống trong đại dịch dường như chỉ còn ngày hôm nay vì không biết ngày mai mình sẽ ra sao, có mang mầm bệnh trong người không, bản thân mình cũng không biết mình khỏe mạnh hay đang là F0, F1, F2. Nhiều người không nghĩ mình bị nhiễm covid khi có biểu hiện thì đã bị nặng rồi, phải xa chị em để đi cách ly, đi chữa trị thậm chí ra đi mãi mãi.Vậy sống yêu thương như là vấn đề cấp bách phải làm “sống giống như chỉ còn một ngày hôm nay nữa mà thôi” để sống vui, bình an chúng ta phải thực hiện ngay khi còn có thể các chị em ah.

Em cũng như các chị, chúng ta cùng nhau sống yêu thương theo gương Chúa Giêsu và để đáp lại lệnh truyền của Ngài: “Các con hãy yêu thương nhau, như thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,12). Yêu thương đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và cho cả chính bản thân mình, đó cũng là cách đem lại niềm hy vọng cho những người đang nhiễm bệnh. Họ muốn làm nhiều điều tốt cho tha nhân và cho chính mình nhưng dường như không thể hoặc thể hiện được quá ít vì giới hạn của bệnh tật. Yêu thương cũng là cách đẩy lùi nạn dịch trong một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ và cô lập. Trong tâm tình chung tay chống dịch, ngoài những việc làm cụ thể thiết thực bên ngoài để thể hiện sự yêu thương tha nhân, chúng ta cũng không ngừng trao gửi yêu thương bằng cách sống bác ái trong cộng đoàn, hi sinh cầu nguyện cho mọi người và Xin Chúa sớm chấm dứt dịch bệnh trên đất nước Việt Nam và toàn thế giới.

 

                                                                                 ( Hoa mặt trăng )




[1] MVTT Giáo phận Xuân Lộc (13/08/2021)

Tâm tình của một nữ tu “được nghỉ ngơi” sớm do bị lây nhiễm từ công việc phục vụ

[2] Khát” với nỗi khát của anh chị em đang đau bệnh, Nguồn: FB Hội Dòng Đaminh Tam Hiệp

[4] Lm. Đaminh Nguyễn Tuấn Anh-Tổng Đại diện GP Xuân lộc

Thư Cám Ơn Các Thiện Nguyện Viên của Cha Tổng Đại Diện Giáo Phận(17/8/2021).

 

[5] GRY CHAPMAN, Nt Maria Nguyễn Thị Thu Thủy (Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập chuyển ngữ ), yêu thương là một lối sống.

 

 

BỔN MẠNG THÁNG 10


 


NGÀY

LỄ

QUAN THẦY

01/10

Lễ thánh Thérèse de l'Enfant Jésus   (Thérèsita)

* Chị Thérèse Hằng

* Bổn mạng Tuyển Sinh

* Chị Bích

04/10

Lễ thánh Francois d’Assise

Chị Khiêm

05/10

Lễ thánh Faustina

Chị Tuyết

07/10

Lễ Mẹ Mân Côi

* Bổn Mạng Hội Dòng

* Chị Thủy Tiên

13/10

Ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima - Bồ Đào Nha

Bổn mạng Tu Viện

Mẹ Fatima (Bình Triệu)

16/10

Lễ thánh Marguerite

Chị Tươi

18/10

Lễ thánh Luc

Chị Hà

Ghi Chú:

        

Từ ngày 31/10 đến 02/11: làm Tuần Tam Nhật mừng kính Thánh Martin de Porrès - Bảo trợ Tỉnh dòng.

 

 

LỄ GIỖ BỐ MẸ CHỊ EM

TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN

 

 

NGÀY

LỄ GIỖ

16/10

Bà cố Maria - Thân mẫu Dì Cẩm

26/10/2019

Dì Trưởng: Marie Gabriel Nguyễn Thị Nhường